PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn?

Theo dõi VGT trên

“Nhìn chung các bộ sách hiện nay không có bộ nào hoàn hảo cả” là nhận xét của nhà nghiên cứu ngôn ngữ đang công tác tại ĐH ở TP. HCM khi được yêu cầu đán.h giá về chất lượng các bộ SGK tiếng Việt năm nay.

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn. Vì nhu cầu cá nhân, chúng tôi xin phép được ẩn danh tác giả.

Hơn một tháng tổ chức dạy và học, chương trình sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 bị nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, giáo viên, phụ huynh phản ánh không chỉ quá “nặng” mà còn quá nhiều “sạn”. Trong đó, có thể đến kể hàng loạt những bài tập đọc “thiếu tính giáo dục”, nhiều từ ngữ địa phương gây khó hiểu cho trẻ nhỏ.

Có thể nói chưa có lúc nào sách giáo khoa lớp 1, đặc biệt là sách tiếng Việt lại được đem ra “mổ xẻ” rôm rả như hiện nay. Dạo một vòng quanh các nhóm Facebook của các bậc cha mẹ có con vào lớp 1 năm nay mới thấy các bài phản ánh với tâm trạng bàng hoàng và cả bức xúc nhiều đến thế nào.

Bên cạnh đó, “chương trình nặng” cũng khiến nhiều trẻ gặp khó khăn với việc học. Mới lớp 1 mà đã có nhiều trẻ phải học thêm bởi sợ không theo kịp chương trình. Thế là một người đi học mà cả nhà lo lắng, mệt mỏi.

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Hình 1

Những học sinh lớp 1 năm nay dã trải qua hơn 1 tháng học đầy sóng gió (Ảnh minh họa).

Cứ mở sách là nhặt “sạn” chi chít

Những ngày gần đây, phụ huynh đã chỉ ra một loạt “sạn” trong sách Tiếng Việt 1. Cụ thể, những hạt sạn được nhiều phụ huynh chỉ ra như sau:

Bài số 31 (tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều) dùng chữ “dưa đỏ”. Theo nhiều phụ huynh, từ này không hoàn toàn chính xác, bởi thông thường hay nói là “ dưa hấu đỏ” hoặc chỉ gọi là “dưa hấu” chứ chưa thấy ai dùng từ “dưa đỏ”.

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Hình 2

Ví dụ về “dưa đỏ”.

Bài 33 – “Thỏ thua rùa” viết: “Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa”. Từ “nhá” là từ có nghĩa nhưng thuộc phương ngữ, chỉ dùng nhiều ở phía Bắc.

Tương tự, trong một bài tập đọc có tên “Cô Xẻng siêng năng”, từ “không” thay bằng “chả” (chả muốn, chả cần…) hay bài “Mẹ con cá rô có cụm từ “thở hí hóp”. Theo nhiều phụ huynh, họ chưa từng nghe tới cách dùng từ này trước đó.

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Hình 3

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Hình 4

Những từ ngữ địa phương liên tục xuất hiện trong sách Tiếng Việt 1.

Không chỉ dùng phương ngữ tràn lan, một số kiến thức được truyền tải trong SGK lớp 1 cũng bị nhiều phụ huynh cho rằng thiếu chính xác hay cổ xúy bạo lực, dạy trẻ lươn lẹo. Trong bài tập đọc “Chuột út”, gà trống được gọi là “thú dữ”. Tương tự, trong bài “Hai con ngựa” dạy trẻ con tư tưởng trốn việc, khi chú ngựa ô cho rằng “có lý lắm” để nói về việc chú ngựa tía trốn việc nhà bằng cách “chủ nhà mà giục em làm, em sẽ trốn”.

Video đang HOT

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Hình 5

Bài đọc “Hai con ngựa”.

Một ví dụ khác dạy trẻ bạo lực được phụ huynh đưa ra: “Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà. Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết. Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần chén hết đàn cá”.

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Hình 6

Câu chuyên Cua, cò và đàn cá.

Theo nhiều giáo viên, viết SGK không những đòi hỏi kiến thức chuẩn, phù hợp tâm lý lứa tuổ.i mà còn phải đủ sự tinh tế, giá trị, ý nghĩa. SGK mà đưa những kiến thức truyền dạy sự mưu mẹo, lừ.a lọ.c cho tr.ẻ e.m lớp 1 thì “đúng là không sao hiểu nổi!”.

PGS. TS ngôn ngữ nói gì?

Nói về những “hạt sạn” rất lớn trong nội dung các bộ SGK tiếng Việt năm nay, một PGS. TS Ngôn ngữ học đang công tác tại một trường ĐH ở TP.HCM cho biết: “Đúng là trong SGK không nên dùng từ ngữ địa phương mà hướng tới một ngôn ngữ phổ biến trong toàn dân. Tuy nhiên, người soạn cũng có cái khó là phải lựa chọn những tiếng đã học để soạn văn bản. Có khi tiếng đúng ngữ cảnh nhưng lại khó nên họ lúng túng. Nhưng cũng khó lòng biện minh cho việc trong một văn bản con mà sử dụng đến 5 lần từ chả”.

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Hình 7

“Thật ra lỗi nặng nhất theo tôi là ở cách thức tổ chức văn bản”, ông nói tiếp. Ví dụ văn bản Chó xù: “Chó xù lừ lừ đi ra ngõ. Lũ gà ngỡ nó là sư tử, sợ quá. Sư tử đi qua. Nó ngó chó xù: Mi mà sư tử à? Chó xù sợ quá: Dạ… chỉ là chó xù ạ” có sử dụng hàm ý và hàm ý này quá cao so lớp trình độ lớp 1.

Hay bài tập đọc có tên Ví dụ: “Chị Thơm ra đề: Cặp của Bi có 3 quả cam. Bi đáp: Em chả đem cam ra lớp. Chị ví dụ mà… Chị tiếp nhé: Bi cho em Bốp 1 quả. Chị nhầm ạ. Em Bốp chỉ bú tí mẹ. Thì chị ví dụ mà…” lại là một văn bản dành cho tr.ẻ e.m “xuất chúng” và nội dung hoàn toàn vô nghĩa. Bài tập đọc “Hứa và làm” thì lủng củng, liên kết giữa các câu không mạch lạc”.

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Hình 8

Bài tập đọc được cho là lủng củng, liên kết giữa các câu không mạch lạc.

Chưa có bộ sách giáo khoa hoàn hảo

“Nhìn chung các bộ sách hiện nay không có bộ nào hoàn hảo cả” là nhận xét của nhà nghiên cứu ngôn ngữ này khi được yêu cầu đán.h giá về chất lượng các bộ SGK tiếng Việt năm nay.

Theo ông, sách năm nay làm cập rập, tranh giành do có nhiều bộ sách được sử dụng cùng một năm, chưa thí điểm đủ lớn, đủ lâu để rút kinh nghiệm. Tốc độ triển khai bên ngoài đã nhanh mà phân bố tri thức ở nội dung sách cũng quá vội. “Đơn giản, cứ lấy thử một cuốn sách cũ so sánh với sách mới sẽ thấy ngay. Trung bình 5,6 trang sách tiếng Việt cũ thì kiến thức truyền tải mới bằng một trang của sách mới. Nói cách khác, nội dung nặng quá”.

Ở sách tiếng Việt cũ, mỗi bài, học sinh học 1-2 chữ cái và có bài ôn tập xen kẽ trước khi bước sang học chữ mới. Học sinh ít khi phải học đến 3 âm, vần trong một bài nên rất vừa sức của trẻ.

So sánh sách cũ, nhiều người nhận thấy tr.ẻ e.m ngày nay phải học quá nhiều… Chẳng hạn, ở sách tiếng Việt cũ năm 1990, phần vần bắt đầu từ bài 42, tức nếu mỗi ngày, học sinh học một bài, đến tuần thứ 9, họ mới học sang phần vần. Trong khi đó, với sách mới, trẻ đã học đến vần “ua”, “ưa”, “ia” dù mới chỉ ở tuần thứ 5. Phần ứng dụng trong sách giáo khoa chương trình cũ chỉ có 2 – 3 câu đơn giản thì sách giáo khoa mới có khi học sinh lớp 1 phải đọc nguyên một bài thơ hoặc cả một văn bản dài.

Trong chương trình tiếng Việt năm 2000, chuẩn kiến thức kĩ năng của học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu tốc độ đọc của các em 30 tiếng/phút. Trong khi chương trình mới lại yêu cầu học sinh lớp 1 “Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc: 40 – 50 tiếng/phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ”. Ngoài ra, còn phải đọc được văn bản có độ dài 130 chữ trở lại. Có thể thấy, yêu cầu kiến thức đối với học sinh lớp 1 đã tăng gần gấp đôi.

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Hình 9

Chán sách mới, nhiều phụ huynh đua nhau tìm về sách cũ

Trên các diễn đàn, nhiều phụ huynh cũng mách nhau địa chỉ để tìm mua sách giấy hoặc chia sẻ cho nhau các file sách tiếng Việt cũ. Họ “truyền tay” nhau và tiếc nuối những câu chữ đẹp đẽ đầy kỉ niệm ngày đi học ngày xưa. Hầu hết phụ huynh đều đồng ý rằng, chương trình học ngày xưa nhẹ nhàng, các bài đọc ngắn và có vần điệu, dễ nhớ, tranh vẽ mộc mạc, gần gũi. Những câu từ, câu chữ trong sách gần gũi dễ hiểu mà thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Chẳng hạn như bài thơ:

“Mẹ bế bé đi nhà trẻ.

Cô ân cần đón bé. Cô hôn bé.”

“Bé lon ton ra ngõ đón bà

Bà cho bé quả cam”…

PGS. TS ngôn ngữ nói về sách Tiếng Việt lớp 1: Sách làm cập rập, tranh giành, chưa thí điểm rút kinh nghiệm đủ lớn? - Hình 10

Sách Tiếng Việt cũ đang được lòng nhiều phụ huynh.

Theo PGS. TS Ngôn ngữ học này, sách cũ được phụ huynh yêu thích vì nó đơn giản, chấp nhận tính thiếu nhất quán nhưng dễ dùng, phù hợp với lứa tuổ.i. “Những bài học đầu đời rất quan trọng vì nó để lại dấu ấn sâu đậm, khó quên trong tâm trí mỗi người, SGK nên được khuyến khích dùng ngữ liệu là những câu chuyện đẹp, ngôn từ đẹp, định hướng tốt, giáo dục lối sống, kỹ năng và có thể lấy từ chính những câu chuyện có thật trong cuộc sống hằng ngày”, ông nói tiếp.

PGS. TS chia sẻ, giải pháp để cải thiện vấn đề tồn đọng của SGK lớp 1 năm nay phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy. Hãy dành cho thầy cô một sự lựa chọn tự nguyện, nhất là thầy cô có kinh nghiệm để họ tự điều chỉnh tri thức và cách dạy sao cho đạt hiệu quả hơn . “Với phụ huynh, dù lo lắng là chính đáng nhưng không nên hoang mang quá, hãy tin tưởng thầy cô và cố gắng đồng hành cùng con. Tiếng Việt đơn giản lắm, rồi các em cũng sẽ vượt qua những khó khăn không đáng có này”.

Không chỉ dạy chữ, quan trọng là dạy người

Sau khi cha mẹ học sinh lớp 1 nêu lên những vấn đề bất cập trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều, cả GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên và GS Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định đã có phát ngôn trên báo chí. Nhưng, đó là những lời biện minh chưa có tính thuyết phục.

Không chỉ dạy chữ, quan trọng là dạy người - Hình 1

GS Nguyễn Minh Thuyết thuyết minh rằng "khi dạy chữ, vần, người viết sách phải tạo ra bài đọc để các chữ, vần mới học được lặp lại nhiều lần, giúp học sinh không quên chữ, đọc, viết tốt. Các sách giáo khoa mới, không chỉ riêng Cánh diều, đều sớm đưa việc đọc câu, bài vào để học sinh đọc tốt hơn".

Việc đó không ai phản bác ông. Người ta nói về các bài tập đọc mải chạy theo những từ ngữ ngô nghê, những đoạn văn trúc trắc mà các ông nặn ra để chứa các chữ mới, vần mới với tần suất lặp lại đến khó chịu.

Phần Tập đọc Sẻ, quạ ở bài 25, trang 49 là một ví dụ. Đúng là chim thì phải hót, nhưng khi nghĩ đến loài chim này, đa phần tuyệt nhiên không có ấn tượng về điều đó. Vậy mà các ông nhân cách hóa thành sẻ "ca" (?!)

Đối với thế giới tự nhiên, tr.ẻ e.m chưa trải nghiệm được hết, nên những bài học đầu đời phải chính xác, các chi tiết phải mang tính phổ biến. Loài sẻ liệu có ca "ri ri" không? Và quạ, tiếng la của nó có phải là "quà quà" như sách viết?

Thế nên mới có những từ ngữ "quái dị" như chú thỏ "nhá cỏ, nhá dưa" mà GS Thuyết thừa nhận là phải dùng vì "nhá" có nghĩa giống "nhai cỏ, nhai dưa" nhưng học sinh chưa học vần "ai" nên phải dùng "nhá". Đáng tiếc, những từ ngữ quái dị này không chỉ chỉ xuất hiện một vài lần.

Thiết nghĩ, nếu nhóm tác giả không mô tả được thế giới tự nhiên gần gũi với các em một cách chính xác thì các em chỉ được tiếp cận với vỏ chữ kiểu máy móc và với những thông điệp sai lạc.

Cả một bài Tập đọc do các ông sáng (chứ không phải tối!) tác ra đọc lên thấy khiên cưỡng, trục trặc, nặng về kỹ thuật ghép vần chứ không hề cuốn hút, dễ nhớ như những câu ca dao, tục ngữ, đồng dao hay những câu thơ hay của các nhà thơ mà phần chữ, phần vần vừa dễ hiểu vừa ngân nga trong tâm thức.

Tiếng Việt hay và đẹp do được chứa đựng các báu vật đó. Qua những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ hay mà học sinh nhớ cách ghép vần. Và cao hơn nữa, những bài học đầu đời đó trở thành hành trang nhân ái đi theo họ suốt cuộc đời sau này.

Còn ở đây, việc thiết kế bài học chỉ nhằm vào việc dạy chữ mà xem nhẹ những thông điệp mang tính giáo dục. Xin dẫn phần Tập đọc Bé Hà, bé Lê ở bài 12, trang 27.

Một em bé bị ho chạy lại bảo bà: "Hà ho, bà ạ" để cầu mong sự sẻ chia thì bà đáp lại: "Để bà bế bé Lê đã". Thế nhưng, "Ba bế cả Hà, cả bé Lê". Như vậy phải chăng bà vô cảm, còn ba yêu cả hai bé? Câu chuyện, buồn thay, có thể được hiểu theo cách đó.

Để đáp ứng cho kỹ thuật dạy chữ, yếu tố dạy người đã không được chú ý. Điều này được lặp lại nhiều lần trong sách. Thậm chí, để đáp ứng cho việc dạy chữ đơn thuần các ông đã bịa tạc, cắt khúc những câu chuyện nổi tiếng của các nhà văn vĩ đại thành những đoạn văn, câu chuyện chẳng giống ai; thậm chí, trái ngược với nguyên tác.

Ở đây xin tạm bỏ qua việc phỏng theo mà không giữ đúng tinh thần nguyên tác bằng cách đổi tên nhân vật trong truyện, phỏng theo truyện của người đã chế.t để tránh tranh cãi về sự chính xác của văn bản, ý nghĩa và cả vấn đề tác quyền.

Chỉ xin nói đây là câu chuyện được các tác giả cắt ra làm đôi để phục vụ việc dạy chữ khiến phần 1 câu chuyện thiếu hẳn tính giáo dục, cứ như dạy các em cách trốn việc, chống chủ, lười lao động.

Là những giáo sư bụng chứa cả bồ chữ, chắc các ông không thể không biết giai thoại: "Đau bụng uống nhân sâm, tất chết!". Một câu chuyện hoàn chỉnh bỗng bị cắt đôi, dạy vào hai tiết học khác ngày nhau chứa những thông điệp khác nhau là việc không thể chấp nhận được.

Bởi vì, ấn tượng ban đầu của các em đối với những gì được dạy, nhất là với những tâm hồn trong trẻo, chắc chắn không thể dễ quên. Cách xử lý như vậy, theo các ông có đảm bảo tính sư phạm, tính giáo dục?

Mong các ông xem cách xây dựng một bài Tập đọc ngày xưa. Nhóm tác giả đã không biến Chó - con vật trung thành, tử tế, gắn bỏ với con người, không hề dính tì vết gian tham - thành nhân vật phản diện, đáng khinh ghét như Cáo.

Và như các ông thấy đấy, nội dung thông điệp không chỉ toát ra từ văn bản mà nó còn thể hiện ra từ phần Nhận xét và khiến học sinh nhắc đi, nhắc lại ở phần Tập viết. Một bài học thật tường minh, đầy tính giáo dục mà từ con trẻ tới cha mẹ các em, giáo viên đều thấy thông điệp giáo dục bật ra rờ rỡ.

Thưa hai giáo sư, hẳn các ông không vừa lòng vì bị xã hội phản ứng. Ông Sử khẳng định "không có chuyện tác giả đưa các câu chuyện vào sách để dạy trẻ thói gian lận, khôn lỏi. Người đán.h giá cần đọc kỹ hơn".

Tôi hiểu, các tác giả chẳng dại gì rắp tâm làm thế. Nhưng tâm họ không trong trẻo, tầm họ chẳng vút cao nên mới xảy chuyện "lẩy bẩy như Cao Biền dậy non" mà thôi.

Ông Thuyết khuyên: "Tôi tin nếu phụ huynh chờ đợi, không lâu đâu, mọi người sẽ thấy hiệu quả của sách. Việc xem xét điều chỉnh là cần thiết nhưng không thể đẽo cày giữa đường, ai nói gì cũng nghe được", còn ông Sử thì bảo "phải chờ đến hết năm mới đán.h giá được việc học sách giáo khoa mới".

Xin lỗi các ông, có lẽ chẳng phải chờ lâu đến thế đâu. Điều các ông cần làm lúc này là lắng nghe, suy nghĩ và bàn bạc để trả lời cho thấu tình đạt lý trước dư luận xã hội và tìm ra các phương án sửa sai cho sách giáo khoa kỳ tới và năm sau.

Dân có thể không đúng hết từng li từng tí vì họ là dân chứ không họ đã ngồi thay nhiều vị ở chỗ đang ngồi. Nhưng không thể nào nói rằng chỉ là dân hiểu lầm, chỉ là dân nông cạn, chỉ là dân không biết gì bị dắt mũi, chỉ là cạnh tranh không lành mạnh được. Hãy tổ chức hội thảo hay thậm chí tranh luận trực tiếp trên các phương tiện truyền thông đi.

Trích từ FB nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhắn tin hỏi học sinh "không đi học thêm thật hả", cô giáo ở TP.HCM phải viết tường trình, hé lộ nội dung
10:52:18 06/10/2024
Xuân Hạnh hại Á hậu Quốc tế "trắng tay", bị nhận lại thái độ lạ đầy ngỡ ngàng
11:36:10 06/10/2024
Góc máy quay để lộ Bò Chảnh theo Xemesis đến tận tiệm cắt tóc, nhan sắc qua camera thường thế nào?
09:33:56 06/10/2024
Michael Trương có hành động gây tranh cãi, Yuna Vũ lựa chọn bất ngờ
11:55:28 06/10/2024
Phần ứng xử cồng kềnh của Hoa hậu Xuân Hạnh: Do Kim Duyên nói tiếng Anh dở hay thí sinh cố tình câu giờ?
12:54:51 06/10/2024
Ánh Viên giàu cỡ nào?
09:41:08 06/10/2024
Phương Lan xin lỗi, tiết lộ về Minh Dự, Nam Thư, Phan Đạt tuyên bố thẳng về vợ
12:51:23 06/10/2024
Vũ Luân hát về tình cha, gợi nhớ đến cố NS Vũ Linh, dân tình tranh cãi
11:50:10 06/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chồng Park Shin Hye hé lộ về cuộc sống hôn nhân

Sao châu á

14:50:07 06/10/2024
Xuất hiện trong chương trình Radio Star của đài MBC, Choi Tae Joon lần đầu hé lộ về đám cưới cũng như cuộc sống hôn nhân với Park Shin Hye.

Báo động về tốc độ 'xanh hoá' cực nhanh tại Nam Cực

Thế giới

14:48:53 06/10/2024
Thomas Roland tác giả chính của nghiên đang làm việc trong Đại học Exeter cho hay trong khi cảnh quan phần lớn là tuyết, băng và đá, khu vực xanh mướt nhỏ bé này đã phát triển đáng kể kể từ giữa những năm 1980.

Miss Cosmo 2024 hứng "bão" liên quan hoa hậu Việt Nam - Philippines

Người đẹp

14:46:04 06/10/2024
Không chỉ gặp sự cố sập dàn khung kết cấu treo thiết bị phải đổi sân khấu, Miss Cosmo 2024 tiếp tục gặp bão ngay khi vừa tìm được tân hoa hậu.

Quốc Thiên và Kay Trần cãi vã

Tv show

14:41:28 06/10/2024
Trước sự có mặt của các anh tài khác, Quốc Thiên và Kay Trần đã có màn đối đáp qua lại căng thẳng với nhau tại nhà chung.

Thuý Ngân đăng vlog đi Pháp, netizen liền réo gọi Võ Cảnh

Sao việt

14:36:24 06/10/2024
Thúy Ngân và Võ Cảnh vướng tin đồn phim giả tình thật sau khi cùng tham gia một bộ phim. Vừa qua, cặp đôi lại tiếp tục khiến dân tình bán tín bán nghi khi cùng xuất hiện tại Pháp.

Bom tấn ngôn tình chiếu 100 lần vẫn đứng top 1 rating cả nước, nữ chính đã đẹp còn diễn hay miễn bàn

Hậu trường phim

14:19:55 06/10/2024
Tân Dòng Sông Ly Biệt từng đứng top 1 rating khi chiếu lần đầu. Sau này phim được chiếu lại hơn 100 lần và gây sốt ở nhiều nước

Hồ Ngọc Hà gọi Đức Trí là 'người yêu cũ' trên sân khấu

Nhạc việt

14:16:01 06/10/2024
Trong concert Có đôi lần , Hồ Ngọc Hà và Đức Trí thoải mái khi về chuyện quá khứ. Đồng thời, nữ ca sĩ 8X còn nhấn mạnh nếu không có Đức Trí thì sẽ không có Hà Hồ như hôm nay.

Bị tham ô gần 260 tỷ, "center số 1 Hàn Quốc" sụt 14kg, gặp khủng hoảng nghiêm trọng

Nhạc quốc tế

14:09:30 06/10/2024
Sau vụ kiện tụng bị lừa vài trăm tỷ đồng với cổ đông lớn nhất, center quốc dân - Kang Daniel tiết lộ cuộc sống khó khăn.

Cá sấu 1,2 mét bơi trong bể cá Koi: vô chủ, nguyên nhân xuất hiện gây bất ngờ?

Xã hội

13:19:17 06/10/2024
Một cá thể cá sấu dài 1,2 mét đã bất ngờ xuất hiện trong bể cá Koi của một gia đình ở thành phố Lào Cai, gây hoang mang cho gia đình và hàng xóm. Sự xuất hiện của cá sấu ngay giữa khu dân cư thành phố đã gây không ít sự ngạc nhiên.

Lào Cai: Chủ nhà bàng hoàng phát hiện cá sấu nặng 7,5kg lạc vào bể cá koi của gia đình

Netizen

13:16:16 06/10/2024
Một người dân tại phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai mới đây đã bất ngờ phát hiện 1 cá thể cá sấu bơi vào bể cá Koi của gia đình.

Lễ hội áo dài 2024: Ấn tượng bộ sưu tập Giao mùa đêm Hà Nội

Thời trang

13:13:47 06/10/2024
Để kết hợp cùng áo dài, nhà thiết kế giới thiệu các mẫu áo chần bông, được ông phát triển trong nhiều bộ sưu tập gần đây. Chiếc áo trấn thủ của các làng nghề truyền thống Việt Nam được NTK Đức Hùng sáng tạo để ứng dụng với thời trang hi...