PGS Đặng Quốc Bảo: chấn hưng giáo dục trong bối cảnh mới
Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo: “ Giáo dục Việt Nam phải hội nhập quốc tế nhưng cần giữ được hồn cốt dân tộc, phải có những ngôi trường mang tâm thức Việt Nam”.
Trong tác phẩm “Luận bàn về Giáo dục – Quản lý Giáo dục – Khoa học giáo dục”, Giáo sư Phạm Minh Hạc có kiến giải: “Giáo dục và văn hóa có quan hệ mật thiết nhất, mật thiết đến mức nhiều lúc đã đồng nghĩa hai thuật ngữ này: trong lí lịch khai trình độ văn hóa – thực ra là trình độ học vấn; nói bổ túc văn hóa – thực ra là Giáo dục Bổ túc, Giáo dục Thường xuyên. Nói cách khác, ta cứ xem định nghĩa về văn hóa thì thấy văn hóa bắt nguồn từ giáo dục – theo nghĩa rộng của từ này: văn hóa là gieo trồng, lĩnh hội và sáng tạo trong quá trình sinh sống và hoạt động xây dựng nên một chất lượng mới từ những học vấn kinh nghiệm sống… do từng người, từng cộng đồng, từng dân tộc và cả loài người tạo lập nên sự phong phú tinh thần của mình”.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo – nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo (nay là Học viện Quản lý Giáo dục) nói rằng, giáo dục và văn hóa là hai phạm trù vừa khu biệt nhau, vừa đồng nhất với nhau. Giáo dục là nền tảng của văn hóa, văn hóa là động lực cho giáo dục. Tuy nhiên, khi nhịp sống xã hội đang hòa vào dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lại đặt ra những vấn đề đáng lo ngại, nền tảng văn hóa dân tộc đang bị trống vắng và đứt gãy, ngay cả những chính sách lớn cũng chưa làm cho hai lĩnh vực này quyện vào nhau.
Chấn hưng văn hóa, chấn hưng giáo dục trong bối cảnh mới
Theo Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo, chấn hưng văn hóa, chấn hưng giáo dục trong bối cảnh hiện nay là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, phải quán triệt theo tinh thần tam hóa. Cụ thể là hiện đại hóa tinh hoa tư tưởng văn hóa/giáo dục của tiền nhân; Việt Nam hóa các giá trị văn hóa/giáo dục tiên tiến của thời đại; Lành mạnh hóa đời sống văn hóa/giáo dục thực tiễn đang diễn ra.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo – nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo (nay là Học viện Quản lý Giáo dục). (Ảnh: Phạm Minh)
Thứ nhất, về hiện đại hóa tinh hoa tư tưởng văn hóa/giáo dục của tiền nhân. Cần nghiên cứu chu đáo tư tưởng văn hóa giáo dục của tiền nhân qua di sản của các Nhà Văn hóa lớn như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh.
Như nhà giáo Chu Văn An đã từng huấn đức người thầy: “Cùng lý – Chính Tâm – Trừ tà – Cự bế”, nghĩa là dù thầy dạy bài học gì cũng phải đi đến cái lý lẽ sâu xa của bài học đó, luôn luôn phải giữ lòng mình cho trong sạch, tránh xa muội tâm, tà tâm, chống lại những điều sai lạc nhảm nhí và có nghị lực vượt qua những gian nan bế tắc.
Hay những gửi gắm của Nguyễn Trãi dành cho người học: “Nên thợ nên thày vì có học/No ăn, no mặc bởi hay làm”. Bác Hồ cũng từng gửi gắm đến thầy trò và các nhà trường “Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại thân dân” (Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân).
Các thông điệp này đã được trang trọng nhắc lại và truyền thông rộng rãi cho các nhà trường, để các nhà trường vận dụng trong bối cảnh đất nước tiến sâu vào hội nhập Quốc tế.
Thứ hai là Việt Nam hóa các giá trị văn hóa/giáo dục tiên tiến của thời đại, vận dụng các kinh nghiệm giáo dục hay của các nước trên thế giới mà dân tộc từng tiếp biến văn hóa như: Trung Quốc, Pháp, Xô Viết cũ, Hoa Kỳ, ASEAN, Nga và đề xuất sự áp dụng cho đất nước trong hoàn cảnh hiện nay.
“Việt Nam hóa có hai chiều, là tiếp nhận vào và lan tỏa ra. Theo tiến trình lịch sử, dân tộc ta đã tiếp biến văn hóa Hán, văn hóa Pháp, văn hóa Xô Viết, và ngày nay là tiếp biến các nền văn hóa, văn minh trên thế giới. Bên cạnh tiếp thu vào, chúng ta cần lan tỏa văn hóa dân tộc ra toàn thế giới”, thầy Bảo khẳng định.
Thứ ba là lành mạnh hóa đời sống văn hóa/giáo dục thực tiễn đang diễn ra, khuyến nghị các nhà trường thực hiện yêu cầu tổ chức dạy học mà Nhà Chính trị Phạm Văn Đồng từng nêu: “Trường ra trường, lớp ra lớp/ Thày ra thày, trò ra trò/ Dạy ra dạy, học ra học”
“Tam hóa” ngày nay phải đồng thời tác động vào cả giáo dục, vào văn hóa, thúc đẩy đất nước thực hiện được khát vọng 2045, thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Đất nước hùng cường – Dân tộc hạnh phúc và xã hội có trạng thái xã hội học tập đích thực.
Video đang HOT
Xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam
Giáo dục và văn hóa là hai lĩnh vực không thể tách rời, muốn xây dựng, phát triển nền giáo dục thì cần phải gắn với văn hóa.
Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo trăn trở: “Điều đáng lo ngại là tâm thức văn hóa dân tộc đang bị hẫng hụt trong một bộ phận gia đình Việt. Liệu có bao nhiêu em bé được lớn lên trong trong tiếng hát lời ru ầu ơ, có bao nhiêu trẻ thơ biết yêu những câu ca dao thấm đượm tình yêu quê hương đất nước?
Trong nhà trường, một số tác phẩm lớn của dân tộc chưa được dạy trọn vẹn, nhiều bạn trẻ ngày nay ít nhớ nổi một câu thơ Truyện Kiều. Liệu rồi trong tương lai, làm sao chúng ta có được những nhà thơ, nhà văn lớn như quá khứ từng có.
Nhịp sống của thời đại 4.0 đẩy con người ta vào một cuộc chạy đua, để rồi chúng ta quên mất rằng, chúng ta cũng đang cần được ‘tắm mình’ trong dòng sông văn hóa, tâm hồn chúng ta cần được ‘nuôi dưỡng’ bởi suối nguồn văn hóa dân tộc, tinh thần, cốt cách Việt Nam.
Dẫu chúng ta có say sưa với câu chuyện hội nhập quốc tế cũng không thể bỏ quên văn hóa dân tộc”.
Với quan điểm đó, Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo cho rằng, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, rất cần xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam – Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam đã từng được Bác Hồ nhắc đến trong năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
Muốn phát triển phải hội nhập và tiếp thu những tinh hoa của thời đại, nhưng quan trọng là làm thế nào để giữ được hồn cốt dân tộc.
Những năm qua, ngành giáo dục đã xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Trường học thông minh”, “Trường học hạnh phúc”,… nhưng dù là mô hình trường học nào cũng cần phải giữ được tinh thần, hồn cốt dân tộc, văn hóa Việt Nam.
“Khi nói đến một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam là chúng ta phải có những ngôi trường mang tâm thức Việt Nam, dù có du nhập mô hình nào từ thế giới thì cũng cần được Việt Nam hóa để phù hợp với văn hóa, nếp sống con người Việt. Còn nếu áp dụng một cách máy móc, thô kệch, tư duy vội vàng, sống sượng thì sẽ dễ đi đến thất bại”, thầy Bảo phân tích.
Cũng theo Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo, một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam cần được xây dựng, hoàn thiện và phát triển theo 5 cấp độ, đi từ: Nền giáo dục; Hệ thống giáo dục quốc dân (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên); Nhà trường; Quá trình dạy học; Nhân cách/hệ giá trị.
Trong nhà trường, hay trong mỗi gia đình đều phải lấy một hệ giá trị nhất định làm nền tảng. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay văn hóa, giáo dục nên quy tụ vào 4 giá trị căn cốt: “Lễ – nghĩa – liêm -sỉ”.
Lễ là văn hóa đạo đức. Nghĩa là tình nghĩa, như Bác Hồ đã từng dạy: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”. Sau nghĩa là liêm, là liêm chính, trong sạch. Cuối cùng là sỉ – phải biết xấu hổ.
Văn hóa Việt Nam từ xưa cũng đã nói về sự học với bốn điều mà gia đình Việt truyền ngôn cho con em từ thế hệ này qua thế hệ khác: Học ăn (Học cách lĩnh hội); Học nói (Học cách diễn đạt); Học mở (Học cách khai triển); Học gói (Học cách kết thúc).
Có thể nói, trong đời sống văn hóa đã mang tinh thần giáo dục, và bản thân giáo dục cũng được soi đường bởi ánh sáng của văn hóa, hướng đến một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam là khi bước vào hội nhập quốc tế vẫn luôn phải giữ hồn cốt dân tộc, tâm thức Việt Nam.
Hiến kế chấn hưng giáo dục Việt Nam
Việc chấn hưng nền giáo dục và đào tạo là tất yếu, nhưng trong ngổn ngang biết bao vấn đề thì cần đột phá vào đâu, thực hiện thế nào?
Trả lương cao, tuyển chọn kỹ
Để chấn hưng nền giáo dục và đào tạo, nên bắt đầu từ người thầy. Đây là người có vai trò then chốt quyết định chất lượng giáo dục, thậm chí dù sách giáo khoa có tồi, trang thiết bị dạy học có thiếu thốn, sĩ số lớp có đông nhưng người thầy xuất sắc, tâm huyết thì vẫn có thể đảm bảo chất lượng giáo dục tốt hơn là khi các điều kiện khác đầy đủ nhưng người thầy tầm thường.
Để chấn hưng nền giáo dục và đào tạo, nên bắt đầu từ người thầy
Mẫu số chung của các nước có nền giáo dục tiên tiến như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan là họ có chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ người thầy chất lượng, yêu nghề, giỏi chuyên môn và tinh thông nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm.
Người thầy với tinh thần đổi mới, sáng tạo, luôn cập nhật kiến thức, nắm bắt thông tin, tri thức mới nhất thuộc lĩnh vực chuyên môn, trang bị cho học sinh những tri thức, kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp tương lai.
Về phương pháp dạy học, người thầy đủ năng lực giảng giải những khái niệm phức tạp cho học sinh có trình độ khác nhau, thật rõ ràng, dễ hiểu, hướng dẫn vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống... Về nghiệp vụ, đó là người kỹ năng sư phạm, biết cách truyền cảm hứng, khơi dậy lòng say mê học tập, tháo gỡ vấn đề, phối hợp nhịp nhàng cùng phụ huynh trong công tác quản lý, chăm sóc, theo sát quá trình học tập của từng học sinh...
Bởi vậy, không thể khác, chúng ta cần có chính sách ưu tiên trả lương cao, tuyển chọn nghiêm ngặt để có được những người giỏi nhất và yêu nghề, được đào tạo bài bản và bồi dưỡng thường xuyên, nuôi dưỡng tình yêu với nghề dạy học, cung cấp cơ hội rộng mở để phát triển bản thân và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp nhằm giữ chân thầy giỏi, tâm huyết, đảm bảo mỗi trường đều có đủ giáo viên chất lượng.
Trước hết, cần đảm bảo lương giáo viên ít nhất tương ứng với những người có cùng trình độ ở các ngành công an, quân đội, thường xuyên xem xét để điều chỉnh, đảm bảo sự hấp dẫn của nghề dạy học. Hàng năm cần có những phần thưởng tôn vinh với các thành tựu, đóng góp xuất sắc của các giáo viên cho sự nghiệp giáo dục.
Giáo viên có thành tích xuất sắc có cơ hội nhận tiền thưởng năng suất lao động. Người xuất sắc gắn bó lâu dài với nghề được nhận số tiền thưởng lớn khi nghỉ hưu vì đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp giáo dục.
Việc tuyển chọn giáo viên phải thật kỹ lưỡng theo cơ chế 2 vòng, vòng sơ tuyển và vòng thi tuyển quốc gia cạnh tranh, công khai. Một khi được lựa chọn, họ nhận được khoản trợ cấp hằng tháng tương đương 60% lương khởi điểm giáo viên, đồng thời được miễn học phí, cam kết dạy học ít nhất gấp đôi thời gian đào tạo.
Cần tính toán số lượng giáo viên cần thiết hàng năm và đặt chỉ tiêu thích hợp cho chương trình đào tạo sư phạm để đảm bảo sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp là có việc làm.
Sau khi tốt nghiệp, đi làm, người thầy cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để trau dồi chuyên môn, phương pháp dạy học, nghiệp vụ sư phạm, cập nhật những kiến thức tiên tiến nhất. Mỗi trường cần lập nhóm 20% giáo viên ưu tú nhất, là "bậc thầy" về chuyên môn và tinh thông nghiệp vụ sư phạm. Họ được hưởng mức lương cao hơn, chịu trách nhiệm kèm cặp, bồi dưỡng các giáo viên khác.
Tranh cử để có bộ trưởng xứng tầm
Bộ trưởng có vai trò vô cùng quan trọng, là người "đứng mũi chịu sào", có quyền quyết định trong việc thực hiện chính sách giáo dục, đề ra phương pháp và cách thức quản lý để đạt mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Bởi vậy, Bộ trưởng Giáo dục phải là bậc thầy cả về chuyên môn và lãnh đạo, có tầm nhìn và năng lực hoạt động ở tầm khu vực và toàn cầu, am hiểu giáo dục, có những thành tựu trên thực tế được đồng nghiệp đánh giá là xuất chúng, được công chúng, xã hội thừa nhận.
Bộ trưởng ấy còn có tinh thần quyết đoán trong hành động, dám nghĩ dám làm, dám hành động đột phá, đủ tài chèo lái ngành giáo dục và đào tạo phát triển theo quỹ đạo đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như mục tiêu Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Tranh cử là cơ chế phù hợp để tuyển chọn Bộ trưởng có đủ năng lực đảm đương sứ mệnh lãnh đạo đưa ngành giáo dục và đào tạo bứt phá trong thời đại 4.0. Tất cả cán bộ tài đức đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định đều có thể tham gia tranh cử để đảm nhiệm chức vụ này với quy trình 2 bước. Bước 1: Các ứng viên cần vượt qua các hội đồng tuyển chọn để ra tranh cử. Bước 2: Qua quá trình tranh cử, chọn ra người xuất sắc nhất làm Bộ trưởng Giáo dục.
Thi tuyển quốc gia để chọn lãnh đạo trường học
Lãnh đạo trường học có vai trò quan trọng quyết định thành bại của trường, lãnh đạo tài giỏi là đầu tàu định hướng, dẫn dắt trường phát triển, lãnh đạo kém tài sẽ ngáng chân người giỏi, cản trở sự phát triển của trường.
Do vậy, chức vụ lãnh đạo trường học phải được trao cho người tài giỏi nhất, tuyệt đối không thể tùy ý bố trí người nhà hoặc thân hữu không có năng lực.
Người thầy phải biết cách truyền cảm hứng, khơi dậy lòng say mê học tập
Cách làm cụ thể như sau: Các giáo viên trẻ được đánh giá về năng lực lãnh đạo và tạo cơ hội, môi trường để thể hiện cũng như học hỏi. Những người có tiềm năng trở thành lãnh đạo trường được tuyển vào một nhóm để đào tạo, bồi dưỡng trở thành lãnh đạo trường học, cất nhắc làm hiệu phó hoặc hiệu trưởng.
Sau đó, họ phải vượt qua kỳ thi tuyển quốc gia cạnh tranh, công khai. Khi vượt qua được kỳ thi này, ứng viên sẽ được theo học khóa lãnh đạo trường học để chuẩn bị cho việc đề bạt, bổ nhiệm làm hiệu phó hoặc hiệu trưởng.
Chỉ những người vượt qua được kỳ thi nghiêm ngặt này, đáp ứng tốt tiêu chuẩn mới được bổ nhiệm làm lãnh đạo trường học, dù là "con ông cháu cha" cũng không có ngoại lệ. Chỉ người tài giỏi nhất đáp ứng tốt tiêu chuẩn làm lãnh đạo mới được đề bạt, bổ nhiệm, nhất quyết không được bổ nhiệm kiểu "gọt chân cho vừa giày" hay "so bó đũa chọn cột cờ".
Cơ chế này không những tuyển chọn được cá nhân xuất sắc nhất làm lãnh đạo trường học mà còn tạo cho những người vượt qua kỳ thi cảm thấy tính chính danh, niềm kiêu hãnh về trọng trách của mình và do vậy, càng trân quý và trách nhiệm hơn đối với trọng trách được giao. Đồng thời, cơ chế cũng ngăn chặn những kẻ bất tài lên làm lãnh đạo, hủy hoại năng lực, chất lượng của trường. Trước mắt, cần có quy định tỷ lệ tối thiểu lãnh đạo trường học được bổ nhiệm từ cơ chế thi tuyển quốc gia.
Như vậy, chức vụ lãnh đạo trường học được trao cho người xuất sắc nhất bất kể có phải là con ông cháu cha hay không. Con "thường dân" mà có khả năng, nỗ lực hết mình đạt tới sự xuất sắc thì cũng được đề bạt, bổ nhiệm làm lãnh đạo trường học. Cơ hội công bằng trong thăng tiến dành cho tất cả mọi người và chỉ những người xuất sắc nhất được lựa chọn.
Tóm lại, cần có chính sách ưu tiên dồn lực để đảm bảo ngành giáo dục và đào tạo được chèo lái bởi một bộ trưởng tầm cỡ, mỗi trường học được dẫn dắt bởi một hiệu trưởng chuyên nghiệp, tinh nhuệ và được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề.
Đây là bước đi then chốt chắp cánh cho học sinh và nền giáo dục đào tạo bay cao, tiến xa trên bầu trời giáo dục toàn cầu, đưa đất nước cất cánh tiến cùng thời đại 4.0.
Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Dành điều tốt nhất cho học sinh Chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia không chỉ là nhiệm vụ của ngành Giáo dục, mà còn là của các cấp ủy Đảng, chính quyền và lực lượng xã hội. Cô trò Trường Tiểu học Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong giờ học. Vì thế, cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mất GPS, người lái UAV tập 'dò đường bay' trên tiền tuyến Ukraine
Thế giới
05:00:38 25/04/2025
Bác sĩ chỉ ra loạt nguy cơ 'đặc thù' gây vô sinh hiếm muộn
Sức khỏe
04:55:55 25/04/2025
Xe máy va chạm ô tô khách trong cơn mưa tầm tã, nam sinh viên tử vong
Tin nổi bật
02:32:31 25/04/2025
Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn
Hậu trường phim
23:37:42 24/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025