Pfizer và Moderna dự kiến thu hơn 93 tỉ USD từ bán vaccine COVID-19 trong năm 2022
Triển vọng đối với hai nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA trong năm 2022 được dự báo là tích cực, với doanh số bán hàng có thể tăng gấp đôi, đạt trên 90 tỉ USD.
Doanh số từ vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna vẫn sẽ ở mức cao trong năm tới do nhu cầu tăng trên toàn cầu. Ảnh: AP
BioNTech/Pfizer và Moderna sẽ vẫn thống lĩnh thị trường vaccine ngừa COVID-19 trong năm tới, với tổng doanh số bán hàng có thể cán mốc 93,2 tỉ USD, gấp đôi so với doanh thu dự kiến của năm 2021. Đây là thông tin được tờ Financial Times (FT) công bố trên cơ sở trích dẫn số liệu của Airfinity – hãng chuyên về phân tích dữ liệu y tế có trụ sở tại London, Anh.
Báo cáo cập nhật của Airfinity nhận định hai ông lớn về vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA sẽ chiếm 3/4 thị phần thị trường vaccine trong năm 2022, nếu không tính thị trường Trung Quốc. Các đối thủ còn lại như AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sputnik V và một số gương mặt mới như Novavax sẽ nắm giữ thị phần còn lại, trên tổng thị trường có giá trị 124 tỉ USD – tăng gấp đôi so với năm 2021.
Trong đó, Pfizer được dự báo đạt doanh thu vaccine 54,5 tỉ USD năm 2022, còn Moderna là 38,7 tỉ USD. Mức dự báo này của Airfinity cao hơn so với đồng thuận chung của giới phân tích – những người ước tính doanh số 23,6 tỉ USD và 20 tỉ USD lần lượt cho Pfizer và Moderna cho năm tới.
Video đang HOT
“Đó là những con số chưa có tiền lệ. Chúng tôi kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2022, trong bối cảnh các nước giàu hướng đến mũi tăng cường, còn các nước thu nhập trung bình và thấp nỗ lực đạt được độ che phủ vaccine mà các nước giàu đã thiết lập được”, Rasmus Bech Hansen, Giám đốc điều hành Airfinity, nêu quan điểm.
Đối diện với chỉ trích hạn chế nguồn cung vaccine mRNA với các nước thu nhập trung bình và thấp, cả Pfizer và Moderna sẽ tăng nguồn cung trong năm tới sang khu vực này. Airfinity dự báo doanh số vaccine của Moderna tại các nước thu nhập cao trong năm 2022 chỉ còn 64%, trong khi tỉ lệ này với Moderna là khoảng 75%.
Trong năm nay, Pfizer kỳ vọng riêng doanh số vaccine ngừa COVID-19 đạt 33 tỉ USD, tương ứng với 78% tổng doanh số bán hàng của hãng trong năm 2020 (41,9 tỉ USD). Moderna có thể cán mốc doanh số 30 tỉ USD trong năm 2021, tăng 373% so với năm 2020. Tuy nhiên, số liệu ước đoán của hai công ty này đều cao hơn so với dự báo của Airfinity – hãng đưa ra dự báo doanh thu về vaccine của Pfizer và Moderna lần lượt ở mức 31 tỉ USD và 17,6 tỉ USD trong năm 2021.
Vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA của Moderna. Ảnh: Reuters
Giới phân tích nhìn nhận công nghệ mRNA đã giành phần thắng trong cuộc đua vaccine ngừa COVID-19, bởi nó đã chứng minh được tính hiệu quả cao nhất. Với việc vaccine của Pfizer và Moderna có độ hiệu hữu cao trong ngăn chặn tình trạng bệnh nặng, sẽ rất thách thức cho các loại vaccine khác trong gia nhập cuộc đua.
Danh sách các ứng viên tiềm tàng về mRNA cũng bị rút ngắn. Tuần trước, CureVac (Đức) đã trở thành hãng dược mới nhất tuyên bố từ bỏ cuộc chơi vaccine công nghệ mRNA. Còn vaccine của hãng Novavax có trụ sở tại bang Maryland (Mỹ) vẫn chưa nhận được cấp phép sử dụng của cơ quan quản lý y tế Mỹ, châu Âu.
Một số chuyên gia phân tích khác đồng thuận rằng Pfizer và Moderna sẽ tiếp tục củng cố vị thế thị trường trong vài tháng tới, nhưng có thể sẽ không đạt được mức tăng doanh số trong năm 2022. “Họ [Pfizer và Moderna] là những người đầu tiên có vaccine được phê chuẩn cấp phép tiêm tăng cường, vaccine đầu tiên tiêm cho người trưởng thành rồi đến tiêm cho trẻ em”, Geoffrey Porges, chuyên gia phân tích tại SVB Leerink, nêu quan điểm.
Nhưng chính ngân hàng này cũng dự báo doanh thu vaccine của Pfizer/BionTech từ mức 39,5 tỉ USD trong năm nay sẽ rớt xuống chỉ còn 9 tỉ USD trong năm 2022, do mức giá giảm, cầu tiêu thụ vaccine ở các nước giàu suy yếu, trong khi cạnh tranh vaccine ngày quyết liệt hơn.
Các nhà đầu nắm giữ cổ phiếu Pfizer và Moderna sẽ phải lưu tâm đến xu hướng giảm giá trong hai năm tới. Giới phân tích được FT tham khảo ý kiến trước đó đa phần đều nhận định đến năm 2023, doanh số vaccine của Pfizer và Moderna sẽ giảm mạnh, thậm chí ở mức 50%. Đó là thời điểm mà thế giới phát triển về cơ bản đã hoàn thành tiêm mũi 3. Bối cảnh dịch chuyển toàn cầu, từ chỗ coi COVID-19 là đại dịch chuyển sang dạng bệnh đặc hữu cùng với sự xuất hiện của vaccine mới, cũng sẽ khiến doanh thu của Pfizer và Moderna suy giảm.
Nghiên cứu các tác dụng phụ của vaccine công nghệ mRNA
Ngày 11/8, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đã bắt đầu nghiên cứu 3 điều kiện mới để đánh giá liệu có thể có các tác dụng phụ liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA của hai hãng dược phẩm Mỹ là Pfizer và Moderna hay không.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng công nghệ sinh học Mỹ Moderna tại Los Angeles, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Ủy ban an toàn của EMA đang nghiên cứu một dạng phản ứng phát ban đỏ trên da, các triệu chứng viêm cầu thận và suy thận cũng như các rối loạn liên quan đến thận sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Công nghệ mRNA được sử dụng sản xuất hai vaccine nói trên đã tạo ra bước ngoặt trong ứng phó với đại dịch COVID-19 và là bước đột phá đối với cộng đồng khoa học vì mức độ hiệu quả ngừa COVID-19 rất cao. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ đang được nghiên cứu sau khi xuất hiện một vài trường hợp có các phản ứng trên sau tiêm.
Tháng trước, EMA đã phát hiện một mối liên hệ có thể có giữa bệnh viêm cơ tim hiếm gặp với vaccine công nghệ mRNA. Mặc dù vậy, EMA và Tổ chức Y tế thế giới vẫn nhấn mạnh rằng lợi ích mà các vaccine này đem lại vẫn hơn nhiều các nguy cơ mà chúng gây ra.
Công nghệ mRNA được sử dụng để "hướng dẫn" tế bào tạo bản sao khỏe mạnh của một protein. Như vậy, vaccine công nghệ mRNA có cơ chế hoạt động là khiến tế bào tạo ra thứ được coi như một mảnh của virus để kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Đến ngày 14/12/2020, Mỹ đã thông qua loại vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ mRNA.
Pfizer cho biết đang lên kế hoạch dùng công nghệ mRNA để chống lại cúm mùa, vốn khiến hàng nghìn người trên thế giới tử vong mỗi năm. Các nhà nghiên cứu cũng đang thử nghiệm sản xuất vaccine mRNA để phòng chống Ebola, Zika, bệnh dại.
Moderna tuyên bố vaccine COVID-19 hiệu quả 93% sáu tháng sau tiêm Moderna ngày 5/8 tuyên bố vaccine phòng COVID-19 do hãng này sản xuất vẫn duy trì hiệu quả 93% trong khoảng 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai. Một lọ vaccine Moderna phân phối tại Mỹ. Ảnh: AP Dữ liệu của Moderna có nhiều tín hiệu khả quan hơn dữ liệu được Pfizer và BioNTech công bố vào tuần trước. Pfizer và...