Pfizer cung cấp dữ liệu thử nghiệm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ Y tế Canada xác nhận, Pfizer và đối tác BioNTech đã cung cấp dữ liệu sơ bộ về thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi lên bộ này sớm hơn dự kiến.
Hiện Canada chưa cấp phép bất kỳ vaccine phòng COVID-19 nào dành cho trẻ dưới 12 tuổi, do đó, việc phê duyệt vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ là một bước tiến lớn.
Pfizer cung cấp dữ liệu thử nghiệm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi. Ảnh: AP
Pfizer cho biết trong quá trình thử nghiệm, số trẻ em trong độ tuổi 5-11 được tiêm liều vaccine chỉ bằng 1/3 liều tiêm dành cho người lớn.
Video đang HOT
Tuần trước, người đứng đầu Cơ quan y tế công cộng Canada Theresa Tam nhấn mạnh an toàn là ưu tiên hàng đầu đối với việc tiêm chủng cho trẻ em. Cho đến nay, chương trình tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi từ 12-17 đang đạt kết quả tốt. Việc xem xét các dữ liệu an toàn ở trẻ em dưới 12 tuổi là vô cùng quan trọng.
Trước đây, việc xin cấp phép cho vaccine của Pfizer đối với người lớn cần khoảng 2 tháng kể từ khi bắt đầu nộp hồ sơ lên Bộ Y tế Canada. Canada có thể cần nguồn cung ứng riêng biệt đối với vaccine cho trẻ em nếu được Bộ Y tế Canada phê duyệt.
Chính phủ liên bang Canada đã ký một thỏa thuận vào tháng 4/2021 mua thêm vaccine của Pfizer. Tuy nhiên, Canada có thể phải chờ tới năm sau mới nhận được số vaccine này.
Theo tập đoàn truyền thông CBC, hơn 76% người dân Canada đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID -19, khoảng 71% đã được tiêm chủng đầy đủ.
Mỹ viện trợ hơn 8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Bangladesh, Philippines
Ngày 1/10, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ chuyển giao hơn 8 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho Bangladesh và Philippines.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Một quan chức Nhà Trắng cho hay, Mỹ sẽ bàn giao 5 đợt vận chuyển với tổng cộng 5.575.050 liều vaccine cho Philippines và 2.508.480 liều khác sẽ được chuyển đến Bangladesh vào đầu tuần tới. Toàn bộ số vaccine này đều của hãng Pfizer và được viện trợ cho hai nước trên thông quan chương trình COVAX của Liên hợp quốc.
Quan chức này cũng khẳng định quan điểm của Chính phủ Mỹ rằng để chấm dứt đại dịch COVID-19 thì phải loại bỏ dịch bệnh này trên khắp thế giới.
Ngày 22/9 vừa qua, Mỹ thông báo tăng gấp đôi viện trợ vaccine ngừa COVID-19, lên tổng cộng 1,1 tỷ liều cho các nước trên thế giới.
Hồi tuần trước, Bangladesh đã tiếp nhận 2,5 triều liều vaccine từ Mỹ trong tổng số hàng triệu liều vaccine viện trợ từ Washington. Theo thống kê, mới chỉ khoảng 10% trong tổng số 170 triệu dân Bangladesh đã tiêm đủ liều. Quốc gia Nam Á này đã áp đặt nhiều biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Trong khi đó, tại Philippines, hơn 25% dân số trưởng thành nước này đã tiêm đủ liều trong bối cảnh chương trình tiêm chủng diễn ra chậm. Giới chức nước này cảnh báo nền kinh tế Philippines sẽ phải mất 1 thập kỷ để phục hồi sau đại dịch.
Bộ trưởng Kế hoạch kinh tế Philippines Karl Kendrick Chua cho biết gần 70% hoạt động kinh tế, với khoảng 23,3 triệu người lao động, đang chịu tác động của các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.
Anh nghiên cứu thử nghiệm tiêm kết hợp vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em Anh sẽ tiến hành nghiên cứu phản ứng miễn dịch của trẻ em thông qua việc tiêm kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau nhằm tìm ra cách thức tiếp cận tốt nhất mũi 2 vaccine ngừa COVID-19 cho thanh, thiếu niên do có những báo cáo trước đó về nguy cơ nhỏ mắc viêm cơ tim. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN...