Peter Theil: Từ tỷ phú công nghệ đến cánh tay phải của Trump
Peter Thiel người duy nhất tại thung lũng Silicon ủng hộ Trump, đã có những chia sẻ thẳng thắn về Donald Trump với cương vị là cố vấn công nghệ của tổng thống.
“Mọi người đều lo sợ việc tổng thống mới sẽ đảo lộn nước Mỹ bằng việc thay đổi mọi thứ quá nhiều. Song bản thân tôi cho rằng những đổi thay này vẫn còn quá ít. Điều ấy mang lại cho tôi những rủi ro nhất định”, lời chia sẻ của ông trùm tỷ phú Thiel lại cuộc phỏng vấn “Confirm or Deny” (Khẳng định hay phủ nhận) với thời báo The NewYork Times.
Peter Thiel – một trong những người ủng hộ trung thành của Tổng thống Donald Trump tại khu căn hộ cao cấp trên Union Square ở Manhattan. Ảnh: The NewYork Times.
Bản thân Thiel là sự kết hợp của những nghịch lý thú vị. Phương châm sống và làm việc trước nay của nhà đầu tư này là xây dựng thế giới ngày một tốt đẹp. Bất ngờ, trong năm 2016 ông lại đứng về phía Trump – người bị cho là “mối đe dọa” đối với nền hòa bình trái đất.
“Cuộc bầu cử mới đây mang lại những cảm xúc trái chiều cho mỗi chúng ta. Từ những nghi ngại đối với các ứng cử viên cho đến bầu không khí nghẹt thở khi công bố kết quả. Chưa kể đến dáng vẻ có phần buồn cười của Trump trong bài phát biểu tối hôm đó. Đó là một sự kết hợp kỳ lạ, nhưng có tác động mạnh mẽ đến tâm lý người dân”.
Biểu hiện của tân tổng thống trong cuộc họp gần đây với những người đứng đầu ngành công nghệ Jeff Bezos (Amazon), Tim Cook (Apple)… cho thấy sự tin tưởng đặc biệt của Trump đối với Thiel.
“Mọi người hẳn đã lo lắng rằng họ sẽ là những người duy nhất xuất hiện. Để rồi cuối cùng, chính những người vắng mặt mới là kẻ phải lo sợ. Các tập đoàn lớn ắt sẽ không bỏ qua cơ hội này.
Thông thường những CEO của các công ty lớn thường có bản năng chính trị khá mờ nhạt. Thế nhưng, bằng cách nào đó, tôi nghĩ trong thời gian gần đây Silicon Valley đã nhanh nhạy hơn với các tin tức đến từ Manhattan. Thái độ của họ đối với Trump thay đổi rõ rệt sau những chuyển biến tích cực trên sàn chứng khoán”.
Khi được hỏi liệu thời của Apple đã hết, Peter đã không ngần ngừ khẳng định: “Đây không phải lỗi của Tim Cook mà là do smartphone sẽ không có nhiều đổi mới nữa”.
Trong cuộc phỏng vấn ông cũng chia sẻ một số quan điểm về những scandal của Trump xuất hiện trong giai đoạn nhạy cảm của cuộc bầu cử, đoạn video ghi lại cảnh Donald Trump và MC nổi tiếng Billy Bush trao đổi những nội dung thô tục về phụ nữ năm 2015 bị phát tán trên mạng.
“Sẽ không quá bất ngờ nếu bạn đã làm việc trên các sàn giao dịch phố Wall. Không thể phủ nhận rằng, cuốn băng có nội dung khá phản cảm và không phù hợp. Song mọi người dường như đang quá khắt khe trong chuyện này”, Peter Thiel nói.
Cánh tay phải của Trump tại cuộc họp với các giám đốc điều hành công nghệ, ông là người duy nhất (tại Silicon) tài trợ 1,25 triệu USD trong chiến dịch tranh cử của Trump. Ảnh: The NewYork Times.
Thiel trả lời đầy tự tin trước lo ngại về những nghiên cứu công nghệ cao của mình ở vịnh Polynesian thuộc Pháp: “Sự xâm lược của robot hay trí thông minh nhân tạo không đáng sợ bằng tính khí bạo lực của con người – những kẻ đứng sau giật dây tất cả”.
Trong số những khoản đầu tư của mình, Thiel đặc biệt chú ý đến các nghiên cứu kéo dài tuổi thọ con người nhưng vẫn khá bóng gió: “Ngày nay, tiến trình lão hóa vẫn không được coi là dấu hiệu của một loại bệnh. Bạn không được phép phát triển bất kỳ loại thuốc trường sinh nào có khả năng ngăn chặn lão hóa. Vì thế chúng tôi thậm chí còn chưa bắt đầu”.
Khi được phóng viên hỏi việc Jack Dorsey – CEO của Twitter không được mời tham dự cuộc họp công nghệ với Trump có phải vì mạng xã hội này không đứng về phe Cộng hòa khi từ chối phát hành bộ emoji chế giễu bà Hillary hay không? Thiel phủ nhận và cho rằng tiêu chí để ông đưa ra lời mời khá khách quan khi dựa trên số vốn công ty đầu tư trên thị trường.
Video đang HOT
Các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể cố gắng lý giải “cái vuốt ve bàn tay” của tổng thống dành cho Thiel trong cuộc họp công nghệ cao tại Trump Tower. Ảnh: Albin Lohr-Jones.
Ngoài ra, Thiel còn so sánh việc hacker Nga can thiệp vào cuộc bầu cử giống với việc sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt từng sử dụng ở Iraq vào những năm 2002, 2003: “Tôi lấy làm bất ngờ và khá lo sợ trước sự phát triển như vũ bão của vũ khí mạng”.
Sau cùng thì, người ta vẫn biết tới Thiel với tư cách là thiên tài về đầu tư mạo hiểm cùng khối tài sản lên tới 2,2 tỷ USD, đứng thứ 284 trong danh sách 400 người giàu nhất thế giới theo xếp hạng từ Forbes. Có lẽ, việc Trump thắng cử là chiến thắng lớn nhất của ông, hơn cả việc đầu tư vào Facebook.
Minh Minh
Theo Zing
Lý do 90% startup công nghệ 'chết sớm'
Nhiều hãng công nghệ lớn hiện nay bắt nguồn từ những công ty khởi nghiệp (startup) nhỏ bé, tuy nhiên số thành công đó chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với những startup "chết yểu".
Tỉ lệ 'chết yểu' của startup rất cao.
CB Insights, công ty chuyên xây dựng phần mềm dự đoán xu hướng công nghệ mới, vừa thực hiện khảo sát về nguyên nhân thất bại của startup nói chung và trong lĩnh vực công nghệ nói riêng.
Kết quả cho thấy thực tế không mấy tích cực. Tỷ lệ startup công nghệ thất bại ngay từ trong trứng nước dao động trong khoảng 75-90%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại này. Dưới đây chỉ là một trong số những nguyên nhân cốt lõi mà CB Insights đưa ra.
Làm ra sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường
Khảo sát của CB Insights cho thấy 42% startup công nghệ thất bại do sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Công nghệ có thể rất tốt nhưng nếu bạn không có lộ trình rõ ràng với startup khi "bơi" trên thương trường thì thất bại là thấy rõ. Về cơ bản, nếu không có kế hoạch kinh doanh cụ thể và rõ ràng thì ý tưởng với startup nên bỏ qua.
George Northcott, phụ trách phát triển kinh doanh của tổ chức tăng tốc khởi nghiệp Founders Factory, London cho biết nhiều startup công nghệ làm ra những sản phẩm không ai muốn sở hữu và thị trường không hề có nhu cầu.
Vì vậy, bạn hãy chắc rằng startup của mình có thể giải quyết nhu cầu thị trường và nhu cầu đó phải đủ lớn để đáng để đầu tư công sức và tiền bạc.
Mô hình kinh doanh tồi
Đây cũng là nguyên nhân thất bại hay gặp phải của startup công nghệ. Khi nhảy vào một lĩnh vực quá mới, mô hình kinh doanh thường không hiệu quả do thiếu kiến thức thị trường.
Chẳng hạn, khi trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học trở nên thông dụng, các sáng lập startup thường tìm cách gắn công nghệ mới mẻ này vào những sản phẩm cụ thể nhưng kết quả đạt được rất khiêm tốn.
Muôn vàn khó khăn để xây dựng một startup thành công.
Do quá mới nên các startup thường có rất ít khách hàng, thành thử mô hình kinh doanh của họ thiếu hiệu quả, muốn học hỏi kinh nghiệm tương tự của ai đó cũng không có.
Mô hình kinh doanh không đơn thuần chỉ là việc trả lời các câu hỏi bạn kinh doanh gì, khách hàng là ai hay làm thế nào để kiếm tiền.
Thiếu tiền
"Tỉ lệ đốt cháy" là cụm từ các công ty tại Silicon Valley rất hay sử dụng. Đó là tỷ lệ mà một startup cần phải "đốt tiền" trước khi kiếm được lợi nhuận.
"Tỉ lệ đốt cháy" không nhất thiết đứng đầu danh sách những việc startup cần ưu tiên cao nhất, nhưng cũng không thể bỏ qua nó.
Khi bắt đầu vận hành doanh nghiệp, những chi phí cho trả lương, dịch vụ, thuê luật sư hoặc thuê mướn hạ tầng sẽ ngốn của bạn cả núi tiền. Kể cả bạn có tiềm lực tài chính vững chắc, nhưng nếu không cẩn thận, cả núi tiền đó sẽ thành tro bụi.
Uber từng có tốc độ đốt tiền kinh hoàng, nhưng họ đã gặt hái được rất nhiều thành công và hiện là doanh nghiệp tầm cỡ thế giới.
Chọn nhầm người
Startup có cơ hội thành công hơn nếu tuyển được người tài, và ngược lại chọn không đúng người có thể giết chết doanh nghiệp.
Việc tuyển dụng cũng quan trọng như sa thải. Khi phát hiện nhầm người, bạn nên dũng cảm để những người đó ra đi và chọn ứng viên phù hợp khác, dù cho việc thay thế có khó khăn tới mức nào.
Tuyển ngay người khác nếu phát hiện nhân sự có vấn đề.
Các startup thường có quy mô rất nhỏ. Làm việc trong môi trường này đồng nghĩa với các nhóm nhỏ, tại các văn phòng chật hẹp và trong môi trường áp lực.
Thế nên, mối quan hệ giữa nhân viên, sự năng động của nhóm thường không được lãnh đạo startup quan tâm sát sao. Chính những yếu tố này lại làm startup suy yếu.
Thiếu cẩn trọng
Bạn là chủ startup và nghĩ rằng mình đã tạo ra một sản phẩm độc đáo, thông minh nhưng thực tế thành công không chỉ dựa vào mỗi tính năng sản phẩm.
Nhiều startup chủ quan không cho dùng thử giải pháp, sản phẩm của mình để xem khách hàng đánh giá thế nào mà đã vội tung ra thị trường. Kết quả là họ đã thất bại.
Vậy bài học với các startup công nghệ ở đây là gì? Hãy mạnh dạn "dùng thử trước khi mua", nghĩa là bạn cần có đánh giá và phản hồi của người dùng trước khi tung loạt sản phẩm ra thị trường.
Thất hứa
Một câu chuyện lan truyền năm ngoái tại Silicon Valley về Elizabeth Holmes và startup chuyên về công nghệ y tế Theranos đang bị các nhà chức trách điều tra.
Các startup công nghệ thường có môi trường làm việc chật chội và áp lực cao.
Khi lập ra Theranos năm 2003, Elizabeth Holmes mới chỉ 19 tuổi. Cô đã hứa hẹn với khách hàng rằng sản phẩm của mình có thể tạo ra nhiều khả năng đột phá, nhưng thực tế chẳng ai thấy sự đột phá đó ở đâu.
Dính dáng tới pháp lý
Pháp lý luôn là vấn đề đau đầu với các startup nhỏ, thiếu kinh nghiệm lẫn tiềm lực và nguồn lực. Chính vì vậy, khi dính tới kiện tụng, họ thường lúng túng, mất nhiều thời gian và tiền bạc để giải quyết.
Lấy Yieldify, một startup công nghệ tại Anh, làm ví dụ cụ thể. Yieldify bị công ty Bounce Exchange của Mỹ cáo buộc đánh cắp mã nguồn. Vụ việc được đưa ra tòa.
Việc kiện tụng khiến Yieldify tốn nhiều thời gian và nguồn lực giải quyết. Cũng dễ hiểu khi Yieldify không thể tập trung tốt cho các hoạt động kinh doanh chính, khiến họ sa sút thấy rõ.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Số phận Silicon Valley dưới triều đại Donald Trump Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, gần như tất cả lãnh đạo Silicon Valley đều quay lưng với ông Donald Trump. Giờ là lúc họ phải đối mặt với thực tế mới. Silicon Valley sẽ khó được ưu ái như trước. Dưới triều đại Obama, Washington luôn tỏ ra thân thiện với Silicon Valley. Cả hai đều hài lòng với mối quan...