Pentax ra Ricoh GR, đối thủ của Fujifilm X100S
Ricoh GR trang bị cảm biến APS-C tương tự các máy ảnh ống kính rời DSLR với độ phân giải 16,2 megapixel nhưng kiểu dáng nhỏ gọn.
Màn hình 3 inch phía sau.
Kết cấu bằng hợp kim ma-giê.
Phím chỉnh nhanh hiệu ứng và bật đèn flash.
Hệ thống menu đơn giản.
Ống kính tiêu cự 18,3 mm.
Với model mới, Pentax đã gia nhập phân khúc máy ảnh compact cao cấp với nhiều tên tuổi khác trên thị trường như Sony, Fujifilm, Nikon và Canon. Máy sử dụng cảm biến APS-C kích thước 23,7 x 15,7 mm, độ phân giải 16,2 megapixel. Đây có thể coi là bước tiến lớn bởi trước đó nhà sản xuất chỉ trang bị cảm biến CCD kích thước 1,77 inch cho dòng GR Digital.
Video đang HOT
Có cảm biến lớn cho chất ảnh sánh ngang máy DSLR nhưng sản phẩm chỉ có cân nặng 245 gram dù lớp vỏ bằng hợp kim ma-giê chắc chắn. Kiểu dáng của máy cũng không khác nhiều so với máy compact thông thường.
Sản phẩm hỗ trợ ISO tối đa 10 đến 25.600. Một điểm đáng chú ý là Ricoh GR cũng sử dụng ống kính tiêu cự cố định 18,3 mm (tương đương 28 mm trên định dạng máy phim 35 mm) với độ mở tối đa f/2.8. Tốc độ của máy cũng khá ấn tượng với 0,2 giây khi lấy nét và một giây để khởi động cũng như chụp liên tiếp 4 khung hình mỗi giây.
Ở mặt sau, Ricoh GR trang bị màn hình kích thước 3 inch độ phân giải 1,23 triệu pixel. Sản phẩm có thể quay video chuẩn Full HD và lấy nét liên tục trong khi quay.
Máy có giá bán là 799 USD.
Theo VNE
Đánh giá Fujifilm X100S - bản nâng cấp đáng giá
Vẫn là kiểu dáng đậm nét hoài cổ của X100 nhưng phiên bản mới cải thiện nhiều về hiệu suất hoạt động, chất lượng ảnh sắc nét và khử nhiễu ở ISO cao rất tốt.
Fujifilm X100S.
Khi Fujifilm công bố FinePix X100 nhỏ gọn theo phong cách hoài cổ tại Photokina 2010, sản phẩm ngay lập tức chiếm được cảm tình của nhiều nhiếp ảnh gia. Với ống kính tiêu cự cố định 23 mm f/2, cảm biến APS-C như máy DSLR, kính ngắm lai đã giúp X100 là sản phẩm thành công nâng bước Fujifilm chiếm lại được vị thế trên thị trường máy ảnh. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng máy vẫn còn những nhược điểm mà ngay cả khi đã nâng cấp phần mềm thì những hạn chế phần cứng vẫn khó lòng được khỏa lấp.
Chính những mặt chưa hoàn thiện đó trong một mô hình cuốn hút đã khiến giới chơi máy ảnh háo hức đón ngày ra mắt của X100S. Và Fujifilm, bước đầu cho thấy người chơi đã không phải hoài phí sự chờ đợi. Vẫn với kiểu dáng hoài cổ giống người tiền nhiệm nhưng model mới đã thay đổi về "chất" với cảm biến X-Trans CMOS 16,3 megapixel tương tự như hai phiên bản cao cấp khác là X-Pro1 và X-E1. Ngoài ra, còn là sự nâng cấp của chip xử lý ảnh EXR Processor II, khả năng lấy nét được cho là nhanh nhất trong các máy compact sử dụng cảm biến APS-C.
Phiên bản mới X100S bắt đầu bán tại Việt Nam trong tháng 3 này với giá tham khảo là 26,9 triệu đồng. Mức này thấp hơn X100 khi mới xuất hiện tại Việt Nam là khoảng trên 30 triệu đồng.
Thiết kế rất giống X100 chỉ khác ở một vài chi tiết nhỏ.
Nếu không nhìn vào phần logo in ở cạnh trên, sẽ rất khó để tìm được điểm khác biệt trên mẫu X100S so với X100. Thông tin này có thể khiến một số người cảm thấy thất vọng nhưng sẽ dễ hiểu bởi thay đổi một thiết kế đạt được nhiều thành công chỉ sau một vòng đời là quá mạo hiểm với Fujifilm. X100S sử dụng bộ vỏ hợp kim chắc chắn với màu kim loại hơi phủ một chút màu xám cùng lớp da ngang giữa thân máy đã góp phần tăng chất hoài cổ cho sản phẩm.
X100S nặng hơn so với ấn tượng về kiểu dáng bé nhỏ của sản phẩm nhưng cho cảm giác thì "sướng" tay nhờ thiết kế chắc chắn. Trong khi tay phải cầm báng và có thể ấn nút chụp thì tay trái vẫn với vừa đủ để xoay nét hoặc xoay vòng chỉnh khẩu độ. Giá trị trên vòng chỉnh này là giá trị tối thiểu mà người chụp có thể cài đặt. Ví dụ, nếu dể ở f/4 thì ngay cả khi chỉnh bánh xe phía sau cũng chỉ về tối thiểu được f/4. Bánh xe chỉnh nét khá nhẹ nhưng độ bám khá cao nên khi dừng tay thì vòng chỉnh này cũng bám khít rất tốt.
Vỏng chỉnh nét và khẩu độ được thiết kế tinh tế.
Ở cạnh trên máy, hãng bố trí hai bánh xe điều chỉnh tốc độ chụp và bù trừ sáng. Phím Fn ở cạnh nút chụp mặc định cho phép điều chỉnh nhanh độ nhạy sáng ISO (có thể thay đổi trong hệ thống Menu). Nếu như nhìn từ mặt trước và cạnh trên, chất hoài cổ đậm nét thì ở phía sau, sẽ dễ dàng nhận ra X100S là một máy ảnh kỹ thuật số với hàng phím điều chỉnh cũng như màn hình quen thuộc. Các tùy chỉnh này đều hướng tối đa đến việc thay đổi thông số chụp, lựa chọn lấy sáng AE, chọn chế độ lấy nét AF. Hai nút AE và Drive sẽ đóng vai trò hai phím phóng to thu nhỏ ảnh khi xem lại. Điểm khác biệt duy nhất ở cách bố trí là phím RAW trên X100 được chuyển thành nút Q, dạng menu tối giản thay đổi thông số chụp.
Máy sở hữu cổng HDMI.
Các chế độ lấy nét ở cạnh bên.
Những thay đổi so với X100
Fujifilm cho biết tốc độ lấy nét chính là ưu điểm hãng tự hào nhất trên sản phẩm này với chỉ 0,07 giây trong khi X100 là 0,22 giây (cùng trong điều kiện ánh sáng tốt khoảng 10 EV). Thời gian khởi động cũng giảm từ 2 giây xuống chỉ còn 0,9 giây. Tốc độ chụp liên tiếp tăng từ 5 lên 6 khung hình mỗi giây. Bộ nhớ đệm cao hơn cũng giúp X100S có thể chụp được liên tiếp 31 khung hình thay vì chỉ 10 khung hình của X100 ở cài đặt ảnh Fine tốt nhất.
Cảm giác xoay vặn trên X100S độc đáo và thú vị.
Ở chế độ chụp duy nhất một kiểu, người dùng cũng chỉ mất khoảng 0,5 giây là có thể chuyển sang bức tiếp theo, X100 cũ là 0,9 giây. Một khuyết điểm gây khó chịu trên bản X100 là mất nhiều thời gian chờ đợi ghi dữ liệu vào thẻ sau khi chụp để ấn phím xem lại cũng đã được khắc phục triệt để.
Nói chung, với những người đã từng sử dụng X100 hay thậm chí là cả X-Pro1, thì X100S là một bản nâng cấp hoàn hảo nếu xét về tốc độ hoạt động cũng như khả năng lấy nét. Sự khó chịu khi phải chờ đợi xử lý đã hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, đây chưa phải là những ưu điểm tốt nhất mà Fuji đưa lên model này.
Digital Split Image là điểm mạnh khiến X100S đứng riêng so với các mẫu compact khác.
Hình ảnh ở ô xám phóng to và chia làm ba phần để người dùng xoay cho hình ảnh trùng khớp.
Trong thông cáo ra mắt, hãng nói nhiều về khả năng lấy nét bằng tay với tùy chọn là Digital Split Image và Focus Peak Highlight. Một chiếc máy giả cổ như X100S thì việc mang lại cảm giác "xoay vặn" tốt là điều mà Fujifilm đã đầu tư công sức rất nhiều. Với chế độ Digital Split Image, màn hình Live View sẽ hiện một ô màu xám ở trên khuôn hình ở vùng cần lấy nét. Khi bắt đầu xoay vòng chỉnh nét trên ống kính, ô xám này phóng to toàn màn hình và hình ảnh được chia làm 3 phần. Khi xoay, phần ở giữa liên tục di chuyển qua lại và trùng khít với phần còn lại báo hiệu chi tiết đó đã đúng nét. Tính năng này đã giúp người dùng sống lại cảm giác sử dụng các mẫu máy rangerfinder xưa.
Thử nghiệm nhanh cho thấy ban đầu sẽ mất thời gian để làm quen nhưng khi đã thuần thục, trải nghiệm này mang lại rất nhiều thú vị. Đặc biệt là khi ngay cả ở độ mở f/2 cho trường nét rất mỏng, người viết cũng có thể lấy nét chuẩn xác vào một đồ vật nhỏ tới 4 trên 5 hình liên tiếp.
Tính năng lấy nét bằng tay còn lại khá giống trên các dòng máy Sony NEX gần đây đó là làm sáng các chi tiết ảnh đang ở vùng nét. Đây cũng là một lựa chọn không tồi nhưng xét về tính trải nghiệm, độ chuẩn xác và độc thì rõ ràng không thể bằng được Digital Split Image.
Cảm biến tiệm cận phía sau kính ngắm cho phép nhảy phần khung kính ngắm điện tử (kéo lên ở ảnh dưới).
Tương tự như X100, X100S cũng sở hữu hệ thống kính ngắm lai với khả năng chuyển đổi linh hoạt. Nhờ cảm biến tiệm cận ở ngay dưới viewfinder, khi người dùng đưa lên mắt để ngắm, màn hình Live View tự tắt và màn hình của kính ngắm bật lên (có thể chuyển thành kính ngắm quang thường) khá nhanh.
Theo VNE
Ống kính chụp chân dung cho máy mirrorless của Sigma Sigma 60 mm f/2.8 DN cho tiêu cự và khẩu độ mở hợp lý để chụp chân dung trên các máy NEX và Micro Four Thirds. Tại triển lãm CP 2013 đang diễn ra tại Nhật Bản, Sigma đã chính thức ra mắt dòng ống kính mới của mình là 60 mm f/2.8 DN cũng như phiên bản 30 mm f/1.4 DC mới...