pCell giúp Internet di động nhanh gấp 1.000 lần 4G
Trong thế giới ngày nay, có lẽ chỉ có một lĩnh vực nhanh thế nào vẫn là chưa đủ, đó chính là mạng không dây mà thiết bị di động kết nối.
Bất chấp nhiều thập kỷ tiến bộ, chúng ta vẫn có thể mất tín hiệu khi đang đi dạo tại một thành phố sầm uất như New York (Mỹ) hay khi tham dự một sự kiện lớn, nơi những cột tháp không thể xử lý hàng ngàn người đang cố kết nối dữ liệu cùng lúc. Tuy nhiên, một doanh nghiệp trẻ với nhiều kỹ sư tài năng hi vọng có thể thay đổi được điều này.
Được thành lập năm 2011, Artemis đang phát triển pCell, chuẩn không dây mới bỏ xa 4G. Như bất kỳ công nghệ đột phá nào khác, pCell mang đến nhiều kỳ vọng và cả sự nghi ngờ xung quanh nó.
pCell là gì?
Các cột tháp thu phát sóng di động ngày nay có thể xem như những chiếc ô khổng lồ được sử dụng để truyền phát tín hiệu, càng xa tháp sóng càng yếu. Chúng phải được bố trí đủ xa để không ảnh hưởng lẫn nhau song lại phải đủ gần để có thể phủ sóng rộng khắp và không bị mất sóng. Nếu có quá đông người tại một khu vực, dữ liệu họ sử dụng gây ra nghẽn mạng.
Công nghệ của Artemis đi theo hướng khác, thay vì dành quá nhiều không gian cho số ít tháp, công ty muốn triển khai nhiều hộp có kích thước của bộ định tuyến (router) có tên “pWaves” để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khu vực nhỏ hơn nhiều.
Video đang HOT
Ngoài ra, thay vì phát triển để chống xung đột, pCell lại tận dụng sự va chạm của sóng radio. Bằng cách kết hợp tín hiệu đến từ một vài trạm pWave, mỗi người dùng pCell được cấp một thứ tương đương với “cell” (khu vực địa lý được phủ sóng bởi bộ chuyển phát tín hiệu di động). Từ đó, khả năng kết nối LTE ở mọi thời điểm trở thành chuẩn mới, trong khi tín hiệu “tốt” đồng nghĩa với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần so với mạng đang sử dụng.
Trạm pWave của Artemis có thể thay thế cột tháp thu phát sóng di động hiện nay.
pCell tốt hơn 4G, LTE như thế nào?
Ngoài tốc độ và tín hiệu, pCell tốn ít năng lượng hơn. Sóng pWave dùng thiết bị 1 MW để truyền dữ liệu so với 250 MW đang được dùng bởi phần lớn sóng Wi-Fi ngày nay, chưa kể đến cột thu phát di động.
Chúng cũng khiến thiết bị của người dùng cuối tiêu hao ít năng lượng hơn: điện thoại hiện tại tốn pin hơn khi phải tìm kiếm tín hiệu, trong khi thiết bị “pCell” lại dùng các linh kiện tiêu thụ điện ít hơn cả chip có trong iPod touch.
Về khía cạnh nhà sản xuất, pCell làm giảm đáng kể cơ sở hạ tầng cần thiết để vận hành mạng di động. Không như cột thu phát cần tới cơ sở hạ tầng cáp khổng lồ để cung cấp đủ băng thông cho tất cả người dùng, pWaves có thể được triển khai tại một vài khu vực đủ để mỗi đơn vị “nhận ra” đơn vị khác, ít tốn kém hơn. Thay vì phải dùng phần cứng riêng để xử lý tất cả tín hiệu, một nhà mạng dùng pCell có thể dùng phần mềm trên bất kỳ máy tính Linux nào.
Khi nào người dùng được sử dụng pCell?
Để công nghệ được tiếp cận rộng rãi nhất có thể, Artemis phát triển pCell tương thích với thiết bị LTE thông thường nên một khi sẵn sàng, iPhone hay điện thoại Android đều có thể dùng pCell. Nó đồng nghĩa với việc kết nối điện thoại với mạng pCell và vẫn liên lạc, nhắn tin, gọi điện được tại các khu vực phủ sóng LTE thông thường.
pCell dự kiến được tung ra cho mục đích thương mại vào quý IV năm nay, đầu tiên tại San Francisco (Mỹ). Artemis đang hợp tác cùng một nhà mạng để triển khai pWaves trên khoảng 350 nóc nhà, đủ để phủ sóng toàn bộ thành phố.
Sau đó, việc triển khai pCell toàn diện sẽ bắt đầu từ đầu năm 2015. Trong buổi trình diễn tại Đại học Columbia, Tổng Giám đốc Artemis khẳng định công nghệ có thể được đưa vào sử dụng tại các thị trường lớn trước cuối năm 2015 song vẫn còn nhiều hoài nghi. Ngay cả những công nghệ thú vị nhất cũng cần phải chứng tỏ bản thân trước khi các công ty sẵn sàng chi hàng tỷ USD để tích hợp vào cơ sở hạ tầng quốc gia của mình.
Theo BI
Microsoft bắt đầu bán Surface 2 LTE
Phiên bản mới của mẫu tablet Microsoft Surface 2 hỗ trợ kết nối LTE sẽ được bán ra vào ngày mai (18/3), tương thích mạng 4G của nhà mạng AT&T với giá 679 USD cho bản 64 GB.
Như vậy, đây sẽ là thành viên Surface đầu tiên của Microsoft được trang bị kết nối băng thông rộng, khắc phục nhược điểm mà Surface gặp phải khi so sánh với các đối thủ như iPad và nhiều tablet Android tích hợp kết nối 3G/4G khác.
Trước đó, người dùng Surface khi muốn kết nối vào mạng Internet phải tìm đến một điểm truy cập Wi-Fi hoặc thực hiện chia sẻ kết nối từ điện thoại đến tablet thông qua thao tác tether.
Ngoài khả năng băng thông rộng di động, phiên bản LTE của Surface 2 cũng cho phép người dùng sử dụng Skype miễn phí để gọi đến điện thoại cố định tại hơn 60 quốc gia trên thế giới trong vòng 1 năm, truy cập Skype Wi-Fi không giới hạn với hơn 2 triệu điểm dịch vụ trên toàn thế giới trong 1 năm, và 200 GB dung lượng lưu trữ miễn phí trên OneDrive trong 2 năm.
Hầu hết các tính năng khác của Surface 2 LTE đều được giữ nguyên như màn hình cảm ứng kích thước 10,6 inch cho độ phân giải 1920 x 1080 pixel, VXL Nvidia Tegra 4, Windows 8.1 RT, Office 2013 RT, hai vị trí chân đế, cổng USB 3.0 kích thước đầy đủ, camera 3,5 Mpx ở phía trước, 5 Mpx ở phía sau cũng như khả năng tùy chọn phụ kiện Touch Cover hoặc Type Cover. Khác biệt là trọng lượng bản LTE là khoảng 685 gram, cao hơn khoảng 10 gram so với bản chỉ hỗ trợ Wi-Fi.
Theo TNW
Nhà mạng nói gì về giải pháp phủ sóng những nơi "gặp khó" Tháng 9/2013, Ericsson đã công bố một giải pháp đột phá đối với lĩnh vực cung cấp phát sóng trong nhà mang tên Ericsson Radio Dot System. 5 tháng sau ngày đầu tiên ra mắt sản phẩm này, tại Mobile World Congress đang diễn ra tại Barcelona, Tây Ban Nha, một số nhà mạng hàng đầu thế giới đã công bố việc triển...