PAHO cảnh báo sự gia tăng các bệnh viêm đường hô hấp do virus tại châu Mỹ
Ngày 1/6, Giám đốc Tổ chức y tế liên Mỹ ( PAHO) Carissa Etienne nhấn mạnh, ngoài COVID-19, các quốc gia tại châu Mỹ cần tăng cường giám sát và theo dõi các bệnh viêm đường hô hấp do các loại virus khác gây ra.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Santiago, Chile. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, phát biểu của bà Etienne được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tại châu Mỹ trong tuần vừa qua đã tăng 10,4% so với tuần trước đó, nhưng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng tăng mạnh trong khu vực.
Trong tuần trước, trên toàn lục địa châu Mỹ ghi nhận tổng cộng 1.087.390 trường hợp mắc COVID-19 và 4.155 trường hợp tử vong do căn bệnh này, tăng 10,4% về số ca nhiễm và tăng 14% về số ca tử vong. Khu vực Nam Mỹ ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng cao nhất (tăng 43,1%), trong khi Trung Mỹ là khu vực có số ca tử vong tăng mạnh nhất (tăng 21,3%).
Video đang HOT
Cùng với đó, các bệnh viêm đường hô hấp do virus khác, như cúm và bệnh nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV ở trẻ em, cũng khiến PAHO đặc biệt quan ngại. Mexico và Peru ghi nhận số ca mắc cúm cao, trong khi Argentina, Chile và Uruguay cũng báo cáo về số trường hợp nhập viện do căn bệnh này cao hơn bình thường. Trong khi đó, Chile, Paraguay, Brazil, Ecuador và Cộng hòa Dominicana cũng ghi nhận số ca nhiễm virus RSV tăng đột biến ở trẻ nhỏ.
Bà Etienne cho biết trong năm 2020 khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện, các ca nhiễm cúm đã ở mức “đặc biệt thấp”. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2022, virus cúm có xu hướng lây lan mạnh hơn trước.
Người đứng đầu tổ chức PAHO nhấn mạnh, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với mối đe dọa kép về khả năng bùng phát dịch cúm cùng với sự gia tăng về số ca bệnh COVID-19. Đặc biệt, nhân viên y tế, người già và phụ nữ mang thai sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bà Etienne khẳng định các biện pháp y tế chống lại bệnh COVID-19 cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh cúm, đồng thời khuyến khích tăng cường tiêm chủng các loại vaccine ngừa cả hai loại bệnh này.
PAHO cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm biến thể Omicron tại châu Mỹ
Ngày 8/12, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) lên tiếng cảnh báo với việc biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 cho đến nay đã xuất hiện tại Argentina, Brazil, Canada, Chile, Mexico và Mỹ, khả năng biến thể này lây lan sang các quốc gia khác tại châu Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nhân viên hướng dẫn người dân tại một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 ở New York, Mỹ, ngày 7/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, phát biểu tại một cuộc họp báo, Giám đốc PAHO Carissa Etienne cho biết các chuyên gia của tổ chức y tế này đang tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về Omicron và những rủi ro tiềm ẩn của biến thể này đối với châu Mỹ. Bà Etienne cho rằng sự xuất hiện của một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không có nghĩa là mọi thứ sẽ tồi tệ hơn, tuy nhiên các cá nhân và tổ chức trong ngắn hạn phải hết sức đề cao cảnh giác.
Theo quan chức của PAHO, vaccine vẫn là một công cụ quan trọng để giảm thiểu số ca nhập viện và tử vong do COVID-19, cũng như hạn chế sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Tính đến nay, khoảng 55% người dân ở Mỹ Latinh và Caribe đã hoàn tất phác đồ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Có đến 20 quốc gia trong khu vực chưa đạt được mục tiêu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra là bao phủ vaccine cho 40% dân số vào cuối năm nay, trong đó Guatemala, Haiti, Jamaica, Saint Vincent và Grenadines vẫn bị bỏ xa so với các nước khác trong việc tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
PAHO đang tích cực đàm phán với các hãng dược phẩm như AstraZeneca, Sinovac và Sinopharm về việc nhập khẩu và phân phối vaccine cho các quốc gia Mỹ Latinh. PAHO cũng cho biết tại Nam Mỹ, số ca mắc COVID-19 ở các nước Bolivia, Peru và Colombia có dấu hiệu tăng trở lại trong vài ngày qua, trong khi số ca mắc tại Ecuador, Chile và Argentina lại có chiều hướng giảm dần. Trong khi đó, tất cả các quốc gia tại Trung Mỹ, trừ Panama, đều ghi nhận số ca mắc và tử vong do COVID-19 giảm đáng kể.
* Cùng ngày, tại thủ đô Addis Ababa (Ethiopia), Liên minh châu Phi (AU) đã cảnh báo rằng các lệnh cấm đi lại và nhập cảnh liên quan đến sự xuất hiện của biến thể Omicron đã hạn chế sự di chuyển tự do của con người và hàng hóa, tác động tức thời và đáng kể đến các nước châu Phi.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong một tuyên bố, AU kêu gọi dỡ bỏ khẩn cấp các lệnh cấm đi lại được áp đặt đối với một số quốc gia châu Phi sau khi phát hiện biến thể Omicron ở châu lục này. Tuyên bố của AU nhấn mạnh: "Bằng chứng hiện nay, nhấn mạnh sự lan rộng toàn cầu và lây lan trong cộng đồng của biến thể Omicron, không hỗ trợ các lệnh cấm đi lại với các nước miền Nam châu Phi".
Theo AU, các lệnh cấm đi lại và nhập cảnh gần đây đang gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của các nước, từ đó tác động đến đời sống và kế sinh nhai của người dân khu vực. Ngoài ra, lệnh cấm đi lại đã hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn cung cấp y tế thiết yếu và cần để ứng phó với số ca nhiễm đang gia tăng tại châu lục này.
Nhiều quốc gia khác trên thế giới đã hạn chế nhập cảnh và tạm dừng các chuyến bay từ miền Nam châu Phi sau khi biến thể Omicron được Nam Phi báo cáo lần đầu tiên cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày 25/11 và sau đó được WHO xếp vào nhóm biến thể đáng lo ngại.
WHO cùng các chuyên gia của tổ chức này đã kêu gọi các nước dỡ bỏ lệnh cấm hoặc hạn chế nhập cảnh, vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy Omicron dễ lây và độc lực cao hơn các biến thể trước. Theo WHO, lệnh cấm đi lại và ngừng các chuyến bay có nguy cơ gây hại nhiều hơn lợi, bởi có thể ngăn cản các quốc gia chia sẻ dữ liệu về sự xuất hiện và phát triển của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Tổng thống Mexico tái khẳng định điều kiện dự Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, ngày 30/5, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador tái khẳng định sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ chín, được tổ chức tại Los Angeles (Mỹ) từ ngày 6-10/6 tới, nếu tất cả các nước trong khu vực không được mời và sẽ chỉ cử Ngoại trưởng Marcelo Ebrard tới dự....