Oxy y tế, thứ vũ khí thiết yếu nhưng nguy hiểm
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm oxy y tế tại các bệnh viện ở Ấn Độ liên quan đến quá trình bảo quản và vận chuyển nghiêm ngặt.
Bình oxy được sử dụng trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters.
Tình trạng thiếu oxy y tế, oxy y tế chỉ còn đủ dùng vài giờ xảy ra ở nhiều bệnh viện tại Ấn Độ những ngày qua, làm giảm vũ khí chống lại đợt ’sóng thần” COVID-19 của quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Nhật báo Indian Express đưa thông tin, có bệnh viện phải chấp nhận rút máy thở của những bệnh nhân lớn tuổi, nhường lại cho người trẻ có cơ hội sống sót cao hơn.
Tình trạng khan hiếm oxy ở các bệnh viện tại Ấn Độ có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là tình trạng rải rác của các nhà máy tạo oxy ở nhiều bang, trong khi quá trình bảo quản, vận chuyển oxy đòi hỏi một quy trình nghiêm ngặt.
Oxy được sử dụng phổ biến trong các hoạt động công nghiệp và y tế. Trong công nghệ hàn, người ta thường bổ sung thêm oxy vào hỗn hợp khí giúp tăng sự thấm ướt, tránh được sự lõm khuyết và rỗ xốp trong mối hàn. Oxy cũng được sử dụng trong công nghiệp luyện thép, hàn cắt kim loại, đóng tàu, nuôi trồng thủy sản và xử lý nước thải.
Tuy nhiên, khác với oxy công nghiệp có thể lẫn các chất khí khác, oxy được sử dụng trong y tế có độ tinh khiết cao, không màu, không mùi. Oxy y tế được sử dụng để cứu những người bị ngạt, bị bệnh tim, các bệnh về hô hấp, rối loạn nhịp thở. Bên cạnh đó, khí oxy y tế khi ở dạng cao áp còn được sử dụng để điều trị ngộ độc carbon monoxide (CO), hoại tử khí và các bệnh chuyên biệt về oxy.
Bình khí oxy được sử dụng qua các thiết bị hô hấp, hỗ trợ thở. Khi người bệnh gặp phải các trường hợp cần cấp cứu như ngạt thở, bệnh tim hoặc cần điều trị rối loạn thở, gây mê thì bình thở oxy là giải pháp quan trọng hàng đầu để hỗ trợ chăm sóc và phục hồi sức khỏe. Những người leo núi hay các phi hành gia vũ trụ cũng thường mang theo oxy.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc bảo quản và vận chuyển oxy tiềm ẩn nhiều rủi ro do đặc tính dễ cháy nổ. Vì vậy, oxy được xếp vào nhóm hàng hóa vận chuyển quy hiểm. Việc lưu trữ, vận chuyển oxy phải được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật như đựng trong bình chuyên dụng, vận chuyển bằng xe riêng.
Quá trình di chuyển, đơn vị vận chuyển thường dùng dây xích để giữ các bình khỏi đổ ngã, tránh va chạm có thể dẫn đến rò rỉ, khi gặp nguồn nhiệt gây cháy nổ. Bình oxy cũng được lưu trữ tại những nơi cách xa nguồn nhiệt, điện.
Trên thực tế, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ những ngày qua, nhiều bệnh viện ở Ấn Độ ghi nhận hỏa hoạn do lưu trữ oxy như vụ hỏa hoạn ngày 23/4 tại một bệnh viện miền Tây Ấn Độ khiến 13 người thiệt mạng. Hầu hết các vụ hỏa hoạn bắt nguồn từ những phòng điều trị đặc biệt bệnh nhân COVID-19, nơi sử dụng bình oxy để điều trị các bệnh nhân.
Hiện nay, oxy y tế được sản xuất tại các nhà máy, tuy nhiên các bệnh viện cũng có thể tự tạo nguồn oxy thông qua các máy tạo oxy được cung cấp trên thị trường. Bộ Y tế Việt Nam mới đây đã yêu cầu rà soát năng lực sản xuất oxy y tế tại Việt Nam đề phòng trường hợp dịch COVID-19 bùng phát.
Ngạc nhiên với những lợi ích tuyệt vời của hoa cúc
Hoa cúc không chỉ làm thức uống thơm ngon mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm,... mà con giúp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả.
Theo Health Benefits Times, sử dụng 51 gram hoa cúc sẽ cung cấp 0,481 mg mangan, 17 mg sắt, 0,07 mg đồng, 0,09 mg vitamin B6, 48 mg vitamin A, 289 mg kali và 60 mg canxi giúp cơ thể giảm nhiều bệnh. Ngoài ra, hoa cúc còn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt. Sử dụng, hoa cúc có thể mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho bạn như:
Có thể làm thuốc giảm đau đầu, viêm mũi
Một chuyên gia về thảo mộc thế kỷ XVI đã khuyên dùng loại hoa này để điều trị viêm mũi và chứng đau nửa đầu.
Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Hoa cúc có nhiều flavones, một lớp chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, flavones có khả năng làm giảm huyết áp và mức cholesterol, là những dấu hiệu quan trọng của nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.
Có thể làm nước tonic giảm bệnh
Loài hoa này còn có thể dùng làm nước tonic, có tác dụng lọc máu, chữa sốt, ho và viêm màng phổi, viêm đường sinh sản và chứng sưng tức ngực. Đồng thời, chúng còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, gan, túi mật và thận.
Ảnh minh hoạ trà hoa cúc. Đồ hoạ: Ánh Nhiên
Có thể giảm các bệnh về hô hấp
Do có tác dụng chống viêm, bông cúc được dùng như phương thuốc thảo dược trị bệnh cảm cúm thông thường, viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên,...
Có thể giảm các bệnh về tiêu hóa
Hoa cúc còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp giảm cơn thèm ăn và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như chứng viêm dạ dày, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, túi mật, táo bón nhẹ.
Có thể cải thiện một số bệnh phụ khoa
Hoa cúc có thể giảm các triệu chứng khi hành kinh, đặc biệt là tình trạng chảy máu nhiều khi hành kinh. Ngoài ra, loài hoa này cũng thường được dùng để giảm bệnh viêm bàng quang và các chứng viêm đường niệu.
Có thể làm giảm bệnh gout
Người ta còn dùng bông cúc như một liều thuốc tự nhiên để trị viêm da do dị ứng, bệnh gout (bệnh gút) và các bệnh thấp khớp mãn tính.
Có thể giảm viêm, trị mụn
Rượu chiết xuất từ bông cúc có tác dụng trị mụn trứng cá, làm sạch miệng hay dùng như một loại nước súc miệng thảo dược trị chứng đau họng và viêm miệng. Bạn cũng có thể nhai lá hoa cúc tươi để giảm triệu chứng loét miệng.
Trẻ mắc bệnh về tiêu hoá nhập viện tăng ở Đà Nẵng Thời tiết giao mùa làm số lượng bệnh nhi nhập viện tại thành phố Đà Nẵng có chiều hướng gia tăng. Trong đó, nhóm bệnh nhi nhập viện về tiêu hóa tăng 10-20% so với cùng kỳ năm trước. Tại Khoa Khám- Cấp cứu Nhi đa khoa, Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, mỗi ngày, bình quân tiếp nhận khoảng 1 nghìn...