Oxford tuyên bố ‘không đốt cháy giai đoạn’ vaccine Covid-19
Giáo sư Andrew Pollard, Trưởng nhóm vaccine Covid-19 Đại học Oxford, đảm bảo không đốt cháy giai đoạn để sản phẩm được phê duyệt sử dụng khẩn cấp.
Dự kiến dữ liệu thử nghiệm lâm sàng vaccine Oxford về tính an toàn, hiệu quả, sẽ được trình cơ quan quản lý trong năm nay.
Vaccine do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca phát triển tạo phản ứng miễn dịch trong lần thử nghiệm đầu tiên trên người. Đây là một trong 6 ứng viên hàng đầu được Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ trong “Chiến dịch Thần tốc” (Operation Warp Speed) với mục tiêu tổ chức đợt tiêm chủng an toàn, hiệu quả đầu năm 2021.
“Có khả năng số ca nhiễm tăng nhanh trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, và chúng tôi có thể sử dụng dữ liệu này để trình lên cơ quan quản lý trong năm nay”, giáo sư Andrew Pollard, trưởng Nhóm Vaccine Oxford chia sẻ về tiến trình thử nghiệm giai đoạn cuối quy mô lớn hơn. “Khi đó, cơ quan quản lý sẽ đánh giá một cách cẩn thận, toàn diện”.
Quyết định phê duyệt vaccine Oxford (EUA) dựa trên kết quả sắp được công bố từ nghiên cứu với 10.000 tình nguyện viên tham gia, dù các cơ quan liên bang cho biết thử nghiệm cần đạt quy mô 30.000 người mới đủ điều kiện cấp phép vaccine.
Trước đó, Giám đốc Cơ quan Y tế Anh, giáo sư Chris Whitty, nhận định có thể mùa đông năm sau vaccine Oxford mới được sử dụng.
Chuyên viên đại học Oxford thử nghiệm các mẫu máu để phát triển vaccine. Ảnh: University of Oxford
Đáp lại giáo sư Whitty, giáo sư Pollard cho hay thời gian vaccine được phê duyệt phụ thuộc rất nhiều vào số lượng ca mắc mới trong những tháng tới.
Video đang HOT
“Ngay cả khi chỉ có 1.000 người tham gia thì cuối cùng vẫn sẽ có đủ thông tin đánh giá tính hiệu quả của vaccine, nhưng có thể sẽ mất vài năm. Do đó, khi quy mô đạt 20.000 người, thời gian sẽ được rút ngắn”, Pollard giải thích.
Ông cũng nhấn mạnh quy mô của thử nghiệm “không thực sự là vấn đề”, điều cần thiết là có đủ số ca mắc mới trong giai đoạn quan sát tình nguyện viên tại cộng đồng.
“Nếu bạn mắc một căn bệnh cực kỳ hiếm gặp, cần có quy mô thử nghiệm lớn để đánh giá tính hiệu quả của vaccine. Song, với tình hình Covid-19 hiện tại, quy mô thử nghiệm lâm sàng có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tùy từng khu vực, quốc gia, và số ca nhiễm được ghi nhận”, ông nói.
Hiện có rất nhiều thử nghiệm được tiến hành ở Oxford, Brazil, Nam Phi, quy mô 20.000 tình nguyện viên. Hãng dược AstraZeneca đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng vaccine Oxford tại Mỹ trên 30.000 tình nguyện viên khác.
“Tức là, trong phạm vi thử nghiệm của Đại học Oxford, dự kiến có tất cả hơn 50.000 người tham gia”, Pollard cho biết. “Việc cấp phép sử dụng khẩn cấp đã được các cơ quan quản lý Mỹ và châu Âu thiết lập tốt. Trên thực tế, FDA cũng mới cấp phép sử dụng khẩn cấp liệu pháp huyết tương trong điều trị Covid-19 tuần này”.
Tuyên bố của Pollard được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Trump đang cân nhắc tiến trình theo dõi nhanh, cho phép sử dụng vaccine Oxford tại Mỹ trước thềm cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm nay.
Nhóm nghiên cứu cũng xem xét phương án chờ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) “cấp phép sử dụng khẩn cấp” vaccine Oxford vào tháng 10.
Hơn 11,7 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 11,7 triệu ca nCoV và gần 540.000 người chết, ca nhiễm tăng nhanh tại châu Mỹ, châu Âu gần như kiểm soát được tình hình.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 11.710.170 ca nhiễm và 539.720 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 172.717 và 3.396 trong 24 giờ qua, trong khi 6.619.477 người đã bình phục.
Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Bệnh học lâm sàng Oxford hôm 6/7, các nhà khoa học cảnh báo Covid-19 có thể lây lan qua các giọt bắn siêu nhỏ từ người nhiễm với khoảng cách lên tới hai mét và đề xuất biện pháp đặt các bộ lọc không khí cao cấp, ngăn chặn quá tải trong các tòa nhà và hệ thống giao thông.
Ca nhiễm tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã vượt ba triệu với 3.026.872 trường hợp được xác nhận, trong khi 132.843 người đã tử vong, tăng lần lượt 50.440 và 294 ca trong 24 giờ qua. Gần 40 bang Mỹ chứng kiến đà tăng ca nhiễm nCoV trở lại, trong đó một số bang ghi nhận con số kỷ lục và phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa để hạn chế bệnh dịch lây lan.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ đang trên đường đạt đến "một chiến thắng to lớn" trước Covid-19, bất chấp số ca nhiễm mới tiếp tục tăng mạnh, và đa phần các ca nhiễm tại Mỹ "vô hại". Thống đốc Massachusetts vừa ký dự luật cho phép người dân bỏ phiếu qua thư trong cuộc bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử năm nay để ngăn virus lây lan.
Một số thị trưởng nói rằng thành phố của họ đã mở cửa trở lại quá sớm. "Các nhà hàng vẫn mở cửa. Các sự kiện trong nhà có thể diễn ra bất kể quy mô. Những gì chúng tôi cần bây giờ là lệnh ở nhà", một quan chức bang Texas cho hay.
New York vẫn là bang ghi nhận ca nhiễm lớn nhất với hơn 422.000 ca, California hơn 267.000 ca, trong khi ca nhiễm tại Texas, Florida cũng đã vượt 200.000. Texas đã phải tạm dừng phần lớn kế hoạch mở cửa trở lại hồi đầu tháng 5.California yêu cầu 19 hạt đóng cửa các hình thức kinh doanh trong nhà, như nhà hàng, nhà máy rượu và câu lạc bộ chơi bài, trong ba tuần.
Michigan cũng yêu cầu đóng cửa khu vực ngồi trong nhà của các quán bar và nhà hàng tại một số khu vực. Thành phố New York dự kiến cho phép các nhà hàng mở lại khu ăn uống trong nhà từ ngày 6/7, nhưng Thị trưởng Bill de Blasio đã thông báo hoãn kế hoạch.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 18.669 ca nhiễm và 587 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.623.284 và 65.487. Các chuyên gia cho rằng con số thực tế ở Brazil có thể cao hơn nhiều.
Dù dịch bệnh chưa có dấu hiệu cải thiện, các thành phố lớn vẫn mở cửa trở lại. Từ ngày 2/7, các quán bar trong Rio de Janeiro được phép hoạt động, ít người đeo khẩu trang. Sao Paulo, thành phố lớn nhất và chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất, cũng cho phép quán bar, nhà hàng, thẩm mỹ viện mở lại từ 6/7. Các cơ sở có thể mở cửa 6 giờ mỗi này với sức chứa không quá 40% và thực hiện các biện pháp vệ sinh, sử dụng menu điện tử.
Người dân cũng bắt đầu tập trung đến các bãi biển. Tổng thống Jair Bolsonaro ngày 3/7 phủ quyết các phần của một đạo luật yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi nhiều người tụ tập trong không gian kín như nhà thờ và trường học.
Peru ghi nhận thêm 2.985 ca nhiễm và 183 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 305.703 và 10.772, là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới. Đây là một trong những nước Mỹ Latinh đầu tiên phong tỏa từ giữa tháng 3 nhưng đã cho phép nối lại hoạt động sản xuất vào tháng 5.
Từ 1/7, 96% hoạt động sản xuất, bao gồm khai mỏ, các ngành công nghiệp và thương mại được nối lại nhưng phải tuân thủ các quy định y tế về chống dịch. Các nhà hàng và cửa hàng sẽ mở cửa trở lại nhưng tiếp đón lượng khách hàng hạn chế.
Chile xếp thứ 7 thế giới với 298.869 ca nhiễm và 6.384 ca tử vong, tăng lần lượt 3.025 và 76 so với hôm trước. Đây là một trong những quốc gia chậm áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn virus. Hiện chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trong khi trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.
Tổng thống Sebastian Pinera hôm 6/7 công bố gói viện trợ 1,5 tỷ USD để giúp đỡ tầng lớp trung lưu trong đại dịch. Biện pháp này đang chờ được quốc hội phê chuẩn.
Mexico là vùng dịch lớn thứ 9 thế giới với 256.848 ca nhiễm và 30.639 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 4.643 và 273 ca. Thủ đô Mexico City là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh nhưng chính quyền thành phố bắt đầu mở cửa một phần kinh tế kể từ đầu tháng 7.
Nhà hàng và quán bar được phép mở lại nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất trong khi trường học vẫn đóng cửa.
Người dân bản địa trên khắp châu Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề do hệ miễn dịch yếu và hàng thế kỷ bị bỏ rơi. Tổ chức Y tế Pan American (PAHO) ước tính ít nhất 20.000 người bị nhiễm bệnh ở lưu vực sông Amazon, nơi một số khu vực chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền. PAHO cũng đã cảnh báo số người chết ở Mỹ Latinh và Caribbean có thể tăng gấp 4 lần, lên hơn 400.000 vào tháng 10 nếu không có biện pháp y tế công cộng chặt chẽ hơn.
Cảnh sát và nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của một người qua đường tại thủ đô Mexico City, Mexico hôm 6/7. Ảnh: AFP.
Cuộc đua vaccine Covid-19 tăng tốc Ngoài cách bào chế từ virus bất hoạt truyền thống, các đại gia sinh phẩm thế giới áp dụng công nghệ DNA, hy vọng sẽ làm vaccine nhanh chưa từng thấy. Bốn tháng, hơn 100 nghiên cứu, 8 "ứng viên" được chấp thuận thử nghiệm trên người, chưa khi nào cuộc chạy đua điều chế vaccine lại ráo riết như hiện nay. Hàng...