Oxford, Cambridge bị cho là ‘thiên vị’ trường công, phân biệt trường tư
Hiệu trưởng một trường cao đẳng Anh cáo buộc Oxford đã can thiệp liên tục để giảm tỷ lệ học sinh nhập học từ các trường trung học độc lập trong khi ‘chú ý’ hơn các trường công lập tiểu bang.
Tờ The Telegraph nhận định, đã tới lúc cần gióng lên hồi chuông cảnh báo về cách một số trường đại học hàng đầu của Anh đang sử dụng để tăng số lượng tuyển sinh từ các trường tiểu bang công lập, trong khi “ngó lơ” trường tư thục.
Oxford, Cambridge bị cho là can thiệp liên tục để giảm tỷ lệ học sinh nhập học từ các trường độc lập. Ảnh: Hoàng Hà
Melvyn Roffe, Hiệu trưởng trường Cao đẳng George Watson ở Edinburgh, tiết lộ Oxford đã can thiệp liên tục để làm giảm tỷ lệ học sinh nhập học từ các trường độc lập hàng đầu.
Những bình luận của ông Roffe, theo tiết lộ trên tờ The Telegraph, cho biết học sinh trường trung học công lập hiện có nhiều khả năng đậu Đại học Cambridge hơn các bạn đồng trang lứa từ các trường tư thục. Ông Roffe nghi ngờ rằng “việc phân loại trường công – tư đang được các trường đại học sử dụng như một biện pháp ủy quyền ‘nhanh chóng và bẩn thỉu’ để làm cho hệ thống trông có vẻ công bằng hơn”.
“Liệu có thực sự đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có cơ hội bình đẳng để theo học các trường đại học top đầu đó?”.
Các ứng viên nộp hồ sơ vào Oxford, Cambridge sẽ được đánh giá một phần dựa trên lý lịch trường trung học của họ, theo tiết lộ của The Telegraph.
Đồng thời, Cambridge sử dụng cơ sở dữ liệu trường học phức tạp để đánh giá thành tích GCSE (Chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông) của một học sinh so với các học sinh khác tại trường của họ, thay vì toàn bộ ứng cử viên đăng ký. Đại học Oxford cũng sử dụng một phương pháp tương tự.
Hội đồng tuyển sinh các trường được cung cấp bản tóm tắt chi tiết về lịch sử trường học của ứng viên, bao gồm loại trường học cùng các chi tiết khác.
Một cuộc điều tra của The Telegraph cũng cho thấy rằng cơ hội để nhận được đề nghị của Oxbridge (Oxford Cambridge) cho học sinh của 50 trường tư thục hàng đầu, bao gồm cả trường Cao đẳng Eton danh giá có 20 Thủ tướng Anh theo học, đã giảm xuống 1/3 trong 5 năm qua.
Video đang HOT
Học sinh trường tư đã “thống trị” các trường đại học danh giá trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, gần đây xu hướng này đã bị siết chặt trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh giữa trường công – tư và mục tiêu thúc đẩy công bằng giáo dục và mục tiêu thúc đẩy công bình giáo dục đối với học sinh trường công và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy vậy, “một hệ thống ứng dụng đại học thực sự công bằng chắc chắn sẽ phát hiện ra tài năng ở bất cứ đâu mà nó được tìm thấy, sẽ xóa bỏ hơn là thiết lập các rào cản về địa lý, xuất thân và trường học”, hiệu trưởng Roffe nhận định.
“Vì vậy, khi tỷ lệ nộp hồ sơ thành công vào Oxbridge giảm đối với những học sinh từ trường độc lập nộp thì liệu hệ thống giáo dục đại học của chúng ta có đang trở nên công bằng hơn không?”.
Trước những “cáo buộc” đó, hai trường đại học danh giá bậc nhất thế giới này đã phủ nhận mọi sự phân biệt đối xử với học sinh trường tư thục. Oxbridge khẳng định họ đều chọn xem xét lịch sử trường học của ứng viên cùng với các yếu tố khác, mà họ cho rằng sẽ giúp đánh giá được thành tích của học sinh trong bối cảnh cụ thể.
“Chúng tôi gọi đó là một quy trình tuyển sinh toàn diện, bởi vì chúng tôi đang thu thập mọi thông tin ở tất cả các giai đoạn để cố gắng tìm ra ai sẽ trở thành sinh viên xuất sắc nhất”, Tiến sĩ Sam Lucy, giám đốc tuyển sinh của các trường cao đẳng Cambridge, cho biết. Theo đó, Cambridge có hệ thống tuyển sinh đánh giá dựa trên các yếu tố về nền tảng kinh tế – xã hội của ứng viên và học sinh từ các trường độc lập sẽ không bị “ngó lơ”.
Đại học Oxford cũng khẳng định “là một trong những trường có quy trình nộp đơn cạnh tranh nhất trên thế giới. Thực tế là hàng năm cũng có nhiều ứng viên xuất sắc thuộc mọi thành phần không thành công”.
“Oxford đã nỗ lực đáng kể trong việc đánh giá các ứng viên dựa trên thành tích cá nhân của họ và tạo ra một quy trình tuyển sinh xác định tài năng từ mọi nguồn gốc và bất kể hoàn cảnh”.
Oxford và Cambridge chỉ tiếp nhận khoảng 6.800 sinh viên nhập học hàng năm trong khi số đơn đăng ký đã lên đến hơn 47.000 (tăng 31%) trong 5 năm qua.
Dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Stephen Toope (hiệu phó), Đại học Cambridge đã thúc đẩy việc tiếp nhận hồ sơ của học sinh từ các trường công lập tiểu bang và các trường có hoàn cảnh khó khăn. Trường được cho là đã đặt mục tiêu phải tăng số lượng học sinh từ các trường tiểu bang kể từ năm 2019. Trong khi đó, Oxford không công khai chỉ tiêu này.
Cô giáo có bằng Thạc sĩ quyết tâm 'đầu quân' vào trường dân lập bởi những lý do thú vị
Tốt nghiệp Thạc sĩ Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2006, cô giáo Phạm Thị Thanh Nga (SN 1984) quyết định 'đầu quân' vào trường tư Lương Thế Vinh bởi nhiều lý do.
Nói về hành trình "đầu quân" cho trường dân lập mang tên Lương Thế Vinh (Hà Nội), cô giáo Phạm Thị Thanh Nga cho biết: "Đó là hành trình mà tôi trân trọng gọi là "câu chuyện về ước mơ và hiện thực". Mỗi khi ai hỏi về hành trình về trường, tôi đều kể về hành trình bắt nguồn từ lý do riêng tư, gia đình.
Trong gia đình, chồng và anh tôi đều là những cựu học sinh Lương Thế Vinh. Những người thân yêu của tôi đều đã học tập và trưởng thành từ mái trường Lương Thế Vinh.
Vì thế với tôi Lương Thế Vinh gần gũi, thân thiết như gia đình. Sau nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, qua nhiều môi trường như trường chuyên, dân lập, công lập, tôi đã tự tin tham gia ứng tuyển giáo viên tại trường Lương Thế Vinh.
Ngày đó, tôi vinh dự được thầy Văn Như Cương phỏng vấn, cùng với hội đồng tuyển dụng giáo viên, tôi được nhận vào giảng dạy tại trường và giảng dạy lớp cuối cấp. Cảm xúc trong tôi khi đó đong đầy nhiều cung bậc: vui sướng, hạnh phúc, tự hào và rất vinh dự. Thế là ước mơ của tôi trở thành hiện thực, không chỉ tôi, cả nhà đình tôi cũng hân hoan, tự hào như thế".
Cô Thanh Nga cùng học sinh của mình.
Ngoài tình cảm của bản thân thì còn một lý do khác khiến cô Thanh Nga quyết tâm vào trường tư, đó là do chế độ phúc lợi, đãi ngộ giáo viên rất tốt và quan trọng là giáo viên được chăm lo đời sống.
"Trường Lương Thế Vinh là môi trường giáo dục tốt như cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại. Điều tôi hài lòng nhất là được tạo điều kiện tốt nhất để có thể phát triển chuyên môn. Đội ngũ quản lý nhà trường là những người có tâm, có tầm. Trường có những chiến lược giáo dục phù hợp, linh hoạt với thời đại mới.
Trong khi ở một số cơ sở giáo dục còn tồn tại nhiều bất cập như: chưa có chính sách giữ chân giáo viên giỏi, phân công nhiệm vụ còn nhiều bất cập, hạn chế sáng tạo của giáo viên, quản lý nặng về áp đặt , mệnh lệnh, thủ tục hành chính, sổ sách rườm rà, hình thức... thì ở trường Lương Thế Vinh, giáo viên được cởi bỏ những điều đó, giáo viên được chăm lo đời sống, rèn chuyên môn và nhất là được phát huy tinh thần sáng tạo", cô Thanh Nga kể.
Cá nhân cô Thanh Nga từ nhỏ đã được học tập, rèn luyện trong môi trường chuyên, năng khiếu, được học tập với những giáo viên tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm nên cô nhận thấy tất cả những điều đó có ở môi trường mà mình đang giảng dạy.
Cô Thanh Nga luôn tự hào vì lựa chọn đúng nơi để làm việc.
Một điều nữa làm cô Thanh Nga rất tự hào về ngôi trường Lương Thế Vinh là trường luôn thực hiện tốt chính sách khuyến học, khuyến tài thông qua những học bổng, phần quà dành cho học sinh có thành tích học tập tốt, học sinh nghèo vượt khó.
"Tôi thấy vô cùng xúc động trước những phần thưởng khuyến học của nhà trường dành cho học sinh có thành tích học tập tốt hay những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đó là nguồn động viên cho sự nỗ lực của học sinh trong cả một hành trình, giúp các em có thêm động lực cố gắng hơn nữa trên con đường học tập.
Trường Lương Thế Vinh là môi tường dân lập mậy mà trong giới hạn tài chính trường vẫn dành một phần cho khuyến học, điều đó có thể thấy nhà trường rất quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Quả thực đó là nguồn động viên không nhỏ đối với giáo viên và học sinh nhà trường. Những phần thưởng khuyến học đó phần nào giúp các em học sinh bớt khó khăn, nhất là tiếp thêm cho các em nguồn động lực tinh thần, cổ vũ các em, để các em hăng say rèn luyện, cố gắng hết mình trong học tập. Có rất nhiều những thành tích ấn tượng được tạo nên từ những phần thưởng khuyến học của nhà trường", cô Nga nói.
Những phần thưởng khuyến học là nguồn động viên không nhỏ đối với giáo viên và học sinh tại trường Lương Thế Vinh.
Cô Nga cho rằng những phần thưởng khuyến học lan tỏa đến các em học sinh trong trường tinh thần nỗ lực phấn đấu, giúp các em có đích để hướng đến trong học tập. Ngoài ra, nó còn tạo dư âm tốt đẹp trong lòng phụ huynh học sinh, tạo niềm tin trong xã hội về thương hiệu trường Lương Thế Vinh.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, cô Thanh Nga gửi gắm lời chúc: "Xin gửi đến đồng nghiệp trên khắp mọi miền Tổ quốc những bó hoa tươi thắm và những lời chúc sức khỏe, thành công!
Trong thời kì mới, giáo dục đang chuyển mình và nhất là chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, có rất nhiều thách thức, yêu cầu, đòi hỏi ở thầy cô giáo, rất mong các thầy cô vững tâm, giữ vững cho mình ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, tình yêu nghề để đưa các thế hệ học trò cập bến bờ tri thức, không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn, năng lực để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới.
Nghề giáo là một nghề cao quý trong tất cả các nghề cao quý, thầy cô chúng ta là những kĩ sư tâm hồn, chúng ta tự hào vì nghề bao nhiêu thì cũng cố gắng nỗ lực hết mình bấy nhiêu vì bao thế hệ học trò".
Nhiều đại học Mỹ tuyển sinh viên chưa từng nộp hồ sơ Phương thức tuyển sinh trực tiếp cho phép các trường đại học gửi thư mời nhập học cho sinh viên dựa trên điểm trung bình hoặc một vài tiêu chí khác, theo Wall Street Journal. Nhiều sinh viên có thể trúng tuyển đại học ở Mỹ mà không cần làm hồ sơ ứng tuyển như trước đây. Ảnh: Forbes. Mùa thu năm nay,...