OPPO tập trung phát triển công nghệ ứng dụng 5G, đầu tư mạnh mẽ vào thị trường APAC và Việt Nam
Hiện tượng thoái trào của smartphone vừa là một thử thách, vừa là một cơ hội lớn dành cho các ông lớn công nghệ toàn cầu. Và OPPO đang tận dụng cơ hội này một cách mạnh mẽ chưa từng thấy.
Tính trên phạm vi toàn cầu, cơn bão smartphone đã thực sự nguội lạnh. Kể từ 2016 cho tới nay, tổng lượng smartphone bán ra trên toàn cầu hoặc suy thoái, hoặc chỉ tăng không đáng kể. Trong cả 3 quý đầu năm nay, số liệu từ các trung tâm nghiên cứu như IDC và Counterpoint cho thấy chỉ có duy nhất quý 3 là tăng trưởng so với cùng kỳ 2018, và con số tăng trưởng cũng chỉ dừng ở mức dưới 1%. Rõ ràng, thị trường đã thực sự bão hòa khi gần như bất kỳ người dùng nào cũng đều đã có trong tay một chiếc smartphone.
Nhưng điều đó không có nghĩa rằng smartphone không còn giữ được vai trò tối quan trọng đối với cuộc sống số hay với tương lai của ngành công nghiệp hi-tech nữa. Trái lại, khi tất cả mọi người đều có smartphone trong tay, họ cũng nắm được chìa khóa vào một hệ sinh thái thiết bị kết nối thông minh. Và điều đó mở ra một cơ hội lớn cho các ông lớn công nghệ.
Trong kỷ nguyên 5G, chiếc smartphone đảm nhiệm một vai trò mới: trung tâm cuộc sống thông minh.
Trong số này có thể kể đến OPPO, hãng smartphone đã liên tục nắm giữ vị trí trong top 5 toàn cầu gần nửa thập niên vừa qua. Khi thị trường bão hòa, một mặt OPPO chuyển mình đẩy mạnh sang phân khúc cao cấp (mà đặc biệt là smartphone 5G) thay vì tập trung vào khung giá “mềm” như trước đây. Mặt khác, với lợi thế xây dựng được trong lĩnh vực di động, OPPO cũng tự biến mình trở thành một thế lực 5G/ Internet of Things ( Internet Vạn Vật kết nối) trên khắp các mặt trận.
Ngay từ đầu 2019, OPPO đã công bố khoản vốn nghiên cứu và phát triển (R&D) lên tới 1,16 tỷ USD nhằm chuẩn bị cho công cuộc “5G hóa” toàn cầu. Tính đến hết tháng 10/2019, khoản đầu tư khổng lồ này đã mang lại trái ngọt khi OPPO nắm trong tay hơn 2500 nhóm bằng sáng chế liên quan tới công nghệ 5G, trong đó có 1000 nhóm bằng sáng chế 5G được xác nhận bởi Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI). Những con số này cho thấy OPPO đang dần chuyển mình thành một thế lực đáng gờm trong công cuộc xây dựng thế hệ kết nối di động mới, không chỉ với riêng smartphone mà còn với tất cả các loại thiết bị thông minh khác.
OPPO 5G CPE, thiết bị góp phần đẩy nhanh công cuộc “5G hóa” trên toàn cầu.
Ngày 10/12 vừa qua, tại sự kiện INNO Day (Tại Thâm Quyến – Thung lũng Silicon của châu Á), OPPO tổ chức khu vực trưng bày mang tên “Hệ sinh thái 5G”. Tâm điểm của sự kiện này là một thiết bị hoàn toàn mới mang tên OPPO 5G CPE. Đóng vai trò chuyển đổi sóng 5G tốc độ cao thành tín hiệu Wi-Fi ổn định, 5G CPE là thiết bị đưa tốc độ tải siêu cao và độ trễ siêu thấp của 5G đến với các thiết bị cũ. Bằng cách này, 5G CPE mở ra những tình huống sử dụng siêu tưởng: qua mạng 5G, smartphone cấu hình thấp có thể chia sẻ sử dụng tính toán từ đám mây để tạo thành một trải nghiệm game xứng tầm AAA. Hoặc, sức mạnh từ đám mây qua kết nối 5G có thể giúp đảm bảo một trải nghiệm đồng nhất cho trợ lý ảo Breeno, dù là khi người dùng đang ở trong căn nhà thông minh hay đang rong ruổi trên đường cùng chiếc smartphone Reno.
Quan trọng hơn, nhờ là cổng kết nối, CPE cũng có thể đảm nhiệm thêm vai trò của một cổng thông tin tập trung, tổng hợp thông tin và đảm bảo kết nối cho các thiết bị thông minh khác trong phạm vi lân cận. Kết hợp giữa 5G CPE và những chiếc smartphone OPPO quen thuộc, người dùng đã sở hữu sẵn trong tay “trái tim” của những căn nhà thông minh, biết trò chuyện, biết “đọc” nhu cầu của người dùng và đáp ứng những nhu cầu ấy. Ngay tại INNO Day, OPPO đã chứng minh công nghệ đỉnh cao có thể một lần nữa cách mạng cuộc sống của người dùng như thế nào trong tương lai.
Những trải nghiệm 5G mới mẻ đang mở ra phía trước.
Tham vọng của OPPO chưa dừng lại tại đây. Khác với các loại thiết bị điện tử người tiêu dùng, 5G là công nghệ đòi hỏi phải có sự phát triển chuyên biệt tại từng khu vực: trải nghiệm Internet of Things tại Đông Nam Á không nên đồng nhất với trải nghiệm IoT tại châu Âu hay Trung Đông, do người dùng mỗi nơi có nhu cầu và mối quan tâm riêng.
Hiểu rõ điều này, OPPO mới đây đã thành lập trung tâm nghiên cứu mới tại Kuala Lumpur nhằm nghiên cứu và phát triển những trải nghiệm phù hợp với người dùng châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Cách Việt Nam chỉ 2 giờ bay, trung tâm nghiên cứu của OPPO sẽ giúp các nhà phát triển, nhà khoa học dữ liệu có thể biến những kịch bản không giới hạn của thế giới 5G trở thành những tính năng sáng tạo thực sự hữu ích với người dùng.
Video đang HOT
Công bố thành lập Trung tâm phát triển chiến lược của OPPO APAC tại Malaysia
Hiếm có hãng công nghệ lớn nào thể hiện mức độ đầu tư lớn như vậy cho trải nghiệm bản địa – thông thường, các ông lớn công nghệ chỉ đặt tập trung khâu sáng tạo tại một số ít địa điểm mà thôi.
Cuộc sống số mới lạ từ thương hiệu top 5 toàn cầu – OPPO.
Trong vòng 3 năm tới, OPPO sẽ đầu tư thêm 7 tỷ USD vào công tác R&D. Việc thành lập trung tâm nghiên cứu tại châu Á Thái Bình Dương cho thấy sự nghiêm túc của hãng smartphone top 5 này trong nỗ lực thấu hiểu người dùng tại từng địa phương nhằm phục vụ họ tốt hơn. Và cũng chính bằng nỗ lực ấy, OPPO sẽ tiếp tục bay cao từ thời đại smartphone sang kỷ nguyên của 5G và IoT.
Theo GenK
6 xu hướng công nghệ đang thay đổi cách thức chúng ta đi du lịch
Công nghệ đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực du lịch. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm và dịch vụ của các công ty lữ hành mà còn cả cách thức họ phục vụ khách hàng như thế nào nữa.
Những vị khách lữ hành được hưởng lợi từ dịch vụ khách hàng trong suốt chuyến đi của mình. Các công ty lữ hành thì ra sức cải thiện chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp. Cả hai bên đều có lợi. Những công ty nổi tiếng nhất đều biết cách đầu tư vào công nghệ để giúp cho khách hàng của mình hài lòng hơn.
Dưới đây là danh sách 6 loại công nghệ đang từng ngày thay đổi cục diện của ngành du lịch.
1 - Internet of Things - IoT (Internet Vạn Vật)
Một trong những lợi ích chính yếu của IoT chính là cách nó ghép nối toàn bộ các thiết bị thông minh. Các công ty lữ hành đang dần nhận ra tiềm năng to lớn của nó và muốn tận dụng hết.
Những ví dụ của IoT trong lĩnh vực du lịch là:
- Các sân bay thông minh.
- Các dịch vụ được cá nhân hóa trong chuyến du lịch thông qua smartphone.
- Thông tin về các địa điểm du lịch được hiển thị chi tiết.
- Tối ưu năng lượng trên diện rộng.
2 - Augmented Reality - AR (Thực Tế Ảo Tăng Cường)
Công nghệ AR xóa mờ ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo trên bất kì smartphone hoặc tablet nào hiện nay, chính vì vậy nên nhiều khách sạn đã chấp nhận sử dụng công nghệ này để hiện thực hóa những gì họ có nhằm khiến cho khách hàng an tâm hơn. Vì càng ngày càng có nhiều khách hàng tìm kiếm - lên kế hoạch - đặt chỗ nên việc sử dụng công nghệ AR cũng là lẽ đương nhiên.
Những ví dụ của AR trong lĩnh vực du lịch là:
- Các bản đồ và những vật dụng trang trí trong phòng khách sạn có thể tương tác được.
- Khóa cửa khách sạn sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
- Những địa điểm du lịch được ảo hóa.
- Thông báo về những địa điểm du lịch hiện ra trước mắt người dùng.
3 - Virtual Reality - VR (Thực Tế Ảo)
VR vốn đang được sử dụng cực kì rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và gaming, các công ty lữ hành cũng không thể nào bỏ qua cơ hội phát triển tốt đến như vậy. Nhiều công ty đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ VR, mang đến cho khách hàng sự đánh giá và trải nghiệm nhất định trước khi quyết định chi tiền cho chuyến đi của mình.
Những ví dụ của VR có thể kể đến là:
- Xem được hình ảnh 360 độ.
- Trải nghiệm quá trình đặt phòng cho chuyến đi theo phong cách hoàn toàn khác.
- Mô phỏng các địa điểm du lịch cho khách trải nghiệm trước khi quyết định đi thật.
4 - Artificial Intelligence - AI (Trí Thông Minh Nhân Tạo)
Tiềm năng của AI là vô hạn, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Khả năng học tập của máy và một cơ số các con bot đang được sử dụng để tự động hóa các công việc - gia tăng tính hiệu quả - giảm bớt chi phí - cải thiện dịch vụ khách hàng.
AI có thể làm được những thứ như:
- Tạo ra các con bot giải đáp và phản hồi thắc mắc của khách hàng nhanh chóng.
- Nhận diện giọng nói của khách hàng.
- Phân tích dữ liệu du lịch của khách hàng để lập ra các hồ sơ tiềm năng.
5 - Kết nối Wi-Fi
Thật ra thì Internet và kết nối Wi-Fi không còn mới lạ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khách hàng luôn kết nối với mạng lưới dữ liệu lớn nhất thế giới này ở bất kì đâu như trên bầu trời - trên mặt nước - trên mặt đất. Họ muốn post trải nghiệm du lịch của mình, viết các bài đánh giá, nhận được các thông tin quan trọng và nhiều hơn thế nữa... tất cả đều theo thời gian thực.
Để có thể mang lại cho khách hàng của mình chất lượng phục vụ tốt nhất, các công ty lữ hành đang đầu tư mạnh vào những mạng lưới có tốc độ cao hơn - độ ổn định bền hơn.
Kết nối Wi-Fi ảnh hưởng đến du lịch như sau:
- Các chuyến đi đều được đặt bằng những thiết bị kết nối vào mạng Wi-Fi.
- Truy cập Wi-Fi miễn phí là một trong những yếu tố khá quan trọng khi chọn khách sạn để lưu trú trong chuyến đi.
- Các điểm truy cập Wi-Fi miễn phí luôn có mặt trong các thành phố lớn.
6 - Công nghệ nhận diện giọng nói
Theo thông tin của Google cho biết thì có đến 72% khách du lịch sử dụng các thiết bị kích hoạt sẵn chế độ giọng nói mỗi ngày - ví dụ như Siri hoặc Alexa và Google Home. Các công ty lữ hành đang bắt đầu sử dụng lợi thế này để đưa những trợ lí ảo vào sử dụng.
Khi sử dụng giọng nói thì đây là những gì mà các công ty lữ hành có thể làm được:
- Điều khiển các căn phòng trong khách sạn bằng giọng nói.
- Bỏ qua bàn lễ tân, tiếp cận thông tin từ các thiết bị.
- Đặt phòng và các dịch vụ đi kèm bằng giọng nói.
Theo FPT Shop
Công nghệ của Sunshine Tech đang phát triển, ứng dụng tập trung vào Smart Living Cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, cuộc cách mạng 4.0 mang đến những quyền năng tối ưu cho con người, thổi bùng lên phong cách sống mới trong những căn nhà thông minh. Thời đại của vạn vật kết nối: Nhà thông minh lên ngôi Trong kỷ nguyên công nghệ số và Internet, những khái niệm như Internet of...