Oppo ký hợp đồng tài trợ 2 năm với UEFA
Oppo đã công bố mối quan hệ đối tác mới với UEFA để quảng cáo sản phẩm của mình trong nhiều giải đấu, bao gồm cả UEFA Champions League mùa 2022/23 và 2023/24.
Là một phần của thỏa thuận, Oppo sẽ tận hưởng khả năng hiển thị thương hiệu của mình trên phông nền phát sóng, bảng quảng cáo tại các sân vận động, cũng như các vị trí quan trọng trên trang web và phương tiện truyền thông xã hội của Champions League, Siêu cúp, Chung kết Futsal Champions League và Chung kết Giải trẻ.
William Liu, Chủ tịch Tiếp thị Toàn cầu của Oppo cho biết công ty “tin tưởng vào sức mạnh của sự đổi mới để giúp giải quyết những thách thức trong cuộc sống” và sức mạnh tổng hợp với mong muốn chiến đấu khi đối mặt với nghịch cảnh của UEFA là một mối quan hệ hợp tác hoàn hảo.
Video đang HOT
Guy-Laurent Epstein, Giám đốc Tiếp thị tại UEFA đã xác nhận những lời của Liu và nhắc lại rằng cả hai bên sẵn sàng làm việc cùng nhau để “kết nối và truyền cảm hứng cho người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới”.
Hợp tác với UEFA là một thỏa thuận lớn khác của Oppo. Trước đây, hãng từng hợp tác với giải quần vợt Wimbledon và Roland-Garros, cũng như Hội đồng Cricket Quốc tế. Oppo cũng đã hợp tác một thời gian ngắn với FC Barcelona thậm chí còn thấy một chiếc Oppo Reno Zoom 10x mang thương hiệu với hai màu xanh và đỏ đặc trưng
Samsung, Apple dần hồi phục so với trước dịch
Sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu quý 1/2022 giảm sút, song sự ảnh hưởng lên các hãng lại không đồng đều.
Thị trường smartphone toàn cầu trong quý 1/2022 giảm 7% so với quý cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 328 triệu thiết bị, theo công bố của Counterpoint. Hãng nghiên cứu nhận định việc thị trường sụt giảm chủ yếu do tình trạng thiếu hụt chip, do Covid-19 vẫn chưa hết hẳn và kết quả từ cuộc chiến Nga - Ukraine. Ngoài ra, quý 1 thường thấp điểm, do đó chứng kiến sự sụt giảm 12% so với quý trước.
Dù cùng chịu các tác động như nhau song một số hãng có dấu hiệu hồi phục tốt hơn. Samsung có vẻ vượt qua được vấn đề khan hiếm chip vốn tác động mạnh đến hãng này hồi năm ngoái. Các hãng lớn của Trung Quốc như Xiaomi, Oppo và Vivo lại chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ nguồn cung khan hiếm toàn cầu.
Khách hàng trải nghiệm sản phẩm Samsung trong dịp ra mắt.
Samsung xuất xưởng được 74 triệu thiết bị trong quý 1/2022, chỉ giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, thuộc 2 trong số 5 hãng trong top đầu hồi phục được số lượng smartphone xuất xưởng trước đại dịch. Dù dòng Galaxy S22 tung ra muộn hơn 1 tháng so với trước và giá cao hơn S21, song thị trường vẫn đón nhận tốt, tạo được tăng trưởng 7% theo quý.
Trong quý này, lượng iPhone xuất xưởng vẫn tương đương quý 1/2021, đạt 59 triệu sản phẩm. Góp phần vào sự duy trì sức mua là dòng iPhone 13 và việc ra mắt sớm dòng iPhone SE hỗ trợ 5G, giúp đẩy thị phần hãng này lên 18%, tăng so với 17% của quý 1/2021. Quý này số lượng iPhone xuất xưởng giảm 28% so với quý trước chủ yếu do yếu tố mùa vụ.
Trong khi đó, số lượng smartphone Xiaomi xuất xưởng quý này giảm 20% so với cùng kỳ, còn 39 triệu sản phẩm, khiến thị phần của hãng giảm xuống 12% (thấp hơn mức 14% của quý trước). Nguyên nhân của sự sụt giảm do dòng Redmi 9A và 10S có sức mua thấp, cộng với việc Xiaomi bị ảnh hưởng nặng về thiếu chip hơn so với hãng khác. Hãng cũng không được hưởng lợi từ Tết cổ truyền tại thị trường Trung Quốc khi thị phần của Xiaomi hiện ở mức 15% (thấp hơn mốc trên 16% ở quý trước lẫn quý cùng kỳ).
Do tình trạng khan hiếm linh kiện, thị phần Oppo bị giảm 19% so với cùng kỳ và giảm 9% so với quý trước, còn 31 triệu sản phẩm. Counterpoint nhận định việc tập trung vào bán lẻ trực tiếp và thiếu các đợt ra mắt sản phẩm lớn khiến thị phần Oppo giảm sút, nhất là ở những thị trường trọng điểm của hãng như Ấn Độ. Kết quả là thị phần Oppo giảm xuống còn 9% so với 11% ở quý cùng kỳ.
Vivo giảm 19% so với Q1/2021 và 3% so với quý trước, khiến thị phần giảm xuống còn 9%, thấp hơn mức 10% cùng kỳ năm ngoái. Cũng như Oppo, Vivo bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nguồn cung kể từ cuối năm ngoái. Thêm vào đó, sự cạnh tranh gay gắt ở phân khúc smartphone tầm trung khiến thị phần hãng này bị ảnh hưởng. Dù bán tốt ở Trung Quốc và thay thế vị trí của Apple trong top đầu song thị phần Vivo trên toàn cầu lại giảm nhẹ.
Trong khi các hãng trong top 5 nói trên chịu ảnh hưởng bởi thị trường, thì một số hãng nhỏ hơn lại tăng trưởng tốt. Realme và Honor lần lượt tăng trưởng 13% và 148% so với cùng kỳ.
Chuyên gia từ Counterpoint nhận định tình trạng thiếu linh kiện dự kiến sẽ sớm giảm bớt, song cuộc chiến Nga-Ukraine lại đặt ra một thách thức mới đối với sự phục hồi của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu. Tác động của chiến tranh có thể rộng hơn nếu nó dẫn đến nguồn nguyên liệu thô giảm, giá tăng, áp lực lạm phát hơn nữa, và/hoặc các nhà cung cấp khác rút khỏi Nga.
Các hãng smartphone đua nhau mở cửa hàng riêng tại Việt Nam Trào lưu mở cửa hàng riêng chỉ bán sản phẩm của một hãng đang được khơi mào trở lại sau giai đoạn đại dịch. Oppo vừa khai trương cửa hàng trải nghiệm thứ 15 của hãng tại một trung tâm mua sắm lớn ở Bình Tân (TP.HCM). Dự kiến trong tháng này, hãng sẽ mở thêm một cửa hàng ở Hà Nội và...