Oppo có thể đang phát triển điện thoại sở hữu công nghệ Li-Fi
Có vẻ như Oppo đang suy tính về một tiêu chuẩn kết nối mới mạnh mẽ hơn Wi-Fi truyền thống với bằng sáng chế mới nhất của mình.
Bằng sáng chế được công bố ở Trung Quốc mô tả chi tiết về thiết kế điện thoại Oppo với kết nối Li-Fi. Cụ thể hơn, có một cảm biến nhỏ được đặt ở đầu và mặt sau điện thoại hoặc một trong hai để hỗ trợ chức năng Li-Fi.
Li-Fi là một hình thức kết nối sử dụng ánh sáng có thể nhìn được để truyền và nhận dữ liệu, khác với Wi-Fi khi dùng sóng vô tuyến để làm điều này. Một trang web chính thức của Li-Fi lưu ý rằng các bóng đèn LED dùng cho công nghệ Li-Fi chứa những vi mạch, những đèn này nhấp nháy với tốc độ nhanh để truyền dữ liệu đến thiết bị nhận. Ánh sáng truyền qua nhấp nháy nhanh đến mức dường như là chiếu sáng liên tục. Mặc dù đèn cần phải sáng để gửi dữ liệu qua Li-Fi, nhưng mắt người dùng sẽ khó thấy được.
Vậy hệ thống này sẽ hoạt động như thế nào trên smartphone? Một bằng sáng chế của Oppo được nộp cho Văn phòng Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) nêu chi tiết cách thức hoạt động của Li-Fi trên thiết bị của công ty. Cụ thể, bằng sáng chế cho rằng ánh sáng truyền đi gửi tín hiệu Li-Fi đến điện thoại, các cảm biến hình chữ nhật nói trên sẽ thu được ánh sáng này.
Tuy nhiên, vấn đề là ánh sáng xung quanh. Bằng sáng chế của Oppo mô tả một “thành phần cô lập” trong cảm biến của thiết bị nhận có chức năng lọc tất cả ánh sáng xung quanh ngoại trừ tần số Li-Fi được cài đặt trước. Hơn nữa, công ty cũng cho biết tần số mong muốn sẽ được đặt khi thiết bị truyền và nhận lần đầu kết nối với nhau, vì vậy các thiết bị khác không thể đọc dữ liệu truyền đi.
Video đang HOT
Li-Fi và Wi-Fi
Wi-Fi và Li-Fi có thể cùng tồn tại vì một bên sử dụng sóng vô tuyến trong khi bên còn lại sử dụng ánh sáng. Nhưng có một số lợi thế khi sử dụng Li-Fi so với kết nối Wi-Fi truyền thống, tốc độ là một trong số đó. Các nhà cung cấp Li-Fi thương mại quảng bá tốc độ lên đến 250Mbps, nhưng nhiều thử nghiệm khác cũng cho tốc độ từ 8Gbps đến 10Gbps.
Một lợi ích lớn khác là Li-Fi sẽ không bị tắc nghẽn vì không bị hạn chế phổ nhiều như Wi-Fi đồng thời cũng không bị nhiễu điện từ. Li-Fi cũng có thể linh hoạt hơn nhờ việc tận dụng đèn LED chiếu sáng hiện có, cho phép hoạt động ở những khu vực không khuyến khích hoặc không được phép sử dụng Wi-Fi. Tiêu chuẩn mới cũng được cho là cung cấp khả năng bảo mật tốt hơn vì ánh sáng không thể xuyên qua tường. Nhưng thực tế lại tồn tại một vài bất lợi.
Bạn không thể trải nghiệm vùng phủ sóng Li-Fi trong nhà thông qua một thiết bị phát như trường hợp của Wi-Fi vì ánh sáng không thể xuyên qua tường. Chuẩn kết nối này cũng có phạm vi ngắn hơn so với Wi-Fi ngay cả khi không có tường, giới hạn ở 10m. Trong khi đó, Wi-Fi 2.4Ghz điển hình có phạm vi từ 30 đến 46m. Vì vậy, Wi-Fi vẫn phù hợp hơn cho các trung tâm thương mại và các văn phòng lớn, không gian mở.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo các bằng sáng chế này của Oppo sẽ tạo ra một sản phẩm có thể bán được trên thị trường. Hơn nữa, đã có các tiêu chuẩn Wi-Fi mới hơn giải quyết một số vấn đề như tắc nghẽn và tốc độ.
Người Trung Quốc bất ngờ vì Việt Nam sản xuất Galaxy Note20
Thông tin dòng điện thoại Galaxy Note20 của Samsung được sản xuất tại Việt Nam khiến người dùng tại Trung Quốc ngạc nhiên xen lẫn hoài nghi về chất lượng sản phẩm.
Vài ngày trước sự kiện Unpacked 2020, mục công nghệ trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, đăng nhiều thông tin rò rỉ về bộ đôi Samsung Galaxy Note20 và Note20 Ultra. Trong đó, chi tiết "smartphone đầu bảng của Samsung được sản xuất ở Việt Nam" thành tâm điểm bàn tán của các thành viên mạng xã hội này.
Thông tin bộ đôi Samsung Galaxy Note20 và Note20 Ultra sản xuất ở Việt Nam thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc.
"Samsung không còn sản xuất điện thoại ở Trung Quốc. Chúng ta phải chấp nhận thôi. Ngay cả nhà máy sản xuất máy tính xách tay cuối cùng cũng đã dời đi rồi", tài khoản Quiying bình luận. Nhiều người tỏ ra tiếc nuối. Tài khoản Wuer viết: "Tại sao không phải ở Trung Quốc? Thật đáng tiếc, nếu sản xuất ở Trung Quốc tôi sẽ ủng hộ ngay. Điện thoại trông rất đẹp, cấu hình cũng tất tốt, nhưng vì sản xuất ở Việt Nam nên tôi sẽ cân nhắc".
Trang công nghệ Lin Jiayu với hơn 2,3 triệu lượt theo dõi đưa ra câu hỏi: "Samsung Galaxy Note20 Ultra sản xuất tại Việt Nam. Bạn sẽ mua chứ?". Bài viết thu hút hàng trăm lượt thảo luận chỉ trong hai ngày.
Một số người tỏ ra hoài nghi, họ không tin Việt Nam có thể sản xuất được smartphone cao cấp. Tài khoản Hexinjie viết: "Lần đầu tiên tôi thấy một smartphone đầu bảng sản xuất ở Việt Nam. Khó mà tin được họ có thể lắp ráp được một thiết bị đắt tiền. Tôi nghi ngờ về chất lượng sản phẩm". Đáp lại, tài khoản Jing Zhuangya nói: "Chẳng có gì lạ cả. Nếu đọc báo nước ngoài bạn sẽ biết Samsung có nhiều nhà máy lắp ráp lớn ở Việt Nam. Họ đã sản xuất điện thoại ở đây cả chục năm rồi".
Một số khác cho rằng sản xuất ở Việt Nam, Ấn Độ hay Trung Quốc đều không có gì khác biệt vì công nhân đều được đào tạo theo quy chuẩn và máy móc sẽ hỗ trợ những khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhóm bảo thủ vẫn cho rằng các quốc gia nhỏ khó có thể sản xuất được những sản phẩm tinh vi.
Những người đứng giữa cuộc tranh cãi nêu ý kiến cần phải trải nghiệm thực tế mới đánh giá được. "Đó là một món hàng đắt tiền, đừng tranh cãi mà chưa tận tay trải nghiệm. Nếu thiết bị tốt thì nên mua, dù nó được sản xuất ở đâu chăng nữa", tài khoản Zimo Yuge bình luận. Người dùng có biệt danh Dachuan viết: "Chỉ những người ấu trĩ mới nói rằng 'nếu không sản xuất ở Trung Quốc thì đừng bán sang Trung Quốc'. Nếu ai cũng nghĩ vậy thì các thương hiệu Trung Quốc làm sao bán được khắp thế giới".
Người dùng Zhang Xiaodian đã dẫn lại bài viết của trang công nghệ Sina về mẫu smartphone 5G đầu tiên do Việt Nam sản xuất và bình luận: "Việt Nam đang phát triển rất nhanh, nhiều nhà máy của các tập đoàn lớn đã dời về đây. Công ty nội địa của Việt Nam đã sản xuất được smartphone 5G. Họ đang bắt kịp thế giới rồi". Bình luận của Zhang sau đó nhận được nhiều lượt thích. Một khác cũng trích lời Reuters vào bình luận: "Phân nửa smartphone Samsung bán trên thế giới được sản xuất tại Việt Nam".
Sau sự kiện ra mắt bộ ba Note20 mới, đại diện Samsung Việt Nam cũng xác nhận phần lớn sản lượng Galaxy Note20, Note20 Ultra bán ra trên toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, nhà máy Samsung tại Việt Nam còn sản xuất nhiều thiết bị chủ lực khác, như đồng hồ Galaxy Watch, máy tính bảng Galaxy Tab và tai nghe Galaxy Buds. Hiện tại, công ty có hai nhà máy đặt ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, một tại Khu Công nghệ cao TP HCM.
Ngoài những tranh cãi về xuất xứ sản phẩm, người dùng Trung Quốc cũng có những quan điểm trái chiều về 3 model Note mới. Phần lớn ý kiến cho rằng Galaxy Note20 và Note20 Ultra xứng đáng là smartphone Android cao cấp nhất. Một số tỏ ra thích thú với màu vàng đồng mới, số khác nói họ ấn tượng với tai nghe Galaxy Buds. Tuy nhiên, cũng có những người cho rằng ngoại hình của bộ đôi Note20 không có nhiều khác biệt. Thiết bị trông nam tính và giá quá cao so với smartphone cao cấp của GaTrung Quốc.
Trợ lý ảo của Google ra mắt cũng lâu rồi, và đây là những tính năng mà người ta sử dụng thường xuyên nhất trên điện thoại Không có những câu lệnh "tốt nhất", nhưng về cơ bản, hầu hết mọi người có thể sử dụng những câu lệnh hữu ích này. Khi dòng thiết bị Amazon Echo bắt đầu phổ cập tính năng ra lệnh bằng giọng nói cho người dùng đại chúng, nhiều gã khổng lồ trong ngành công nghệ cho rằng nó sẽ sớm đi vào quên...