OpenAI bị kiện tại châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Tổ chức bảo vệ dữ liệu châu Âu – Noyb, cùng với một công dân châu Âu bị ảnh hưởng, ngày 29/4 đã đệ đơn kiện OpenAI, nhà cung cấp dịch vụ hỏi đáp trực tuyến kết hợp trí tuệ nhân tạo ChatGPT, vì đã vi phạm Quy định bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu (GDPR).
Biểu tượng ChatGPT và OpenAI tại một văn phòng ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổ chức này, do nhà hoạt động bảo vệ dữ liệu Max Schrems người Áo đồng sáng lập, đã cáo buộc OpenAI cung cấp thông tin sai lệch về dữ liệu cá nhân của một “nhân vật của công chúng” giấu tên mà lại không cho phép chỉnh sửa hoặc xóa theo quy định.
Ông Schrems trước đó đã khiến Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook phải lao đao trong 2 vụ kiện và 2 lần lật ngược các thỏa thuận dữ liệu quan trọng giữa Mỹ và châu Âu trước Tòa án Công lý châu Âu.
Video đang HOT
Trong tranh chấp với OpenAI, Noyb cáo buộc công ty Mỹ này từ chối quyền của người dân ở châu Âu theo quy định trong GDPR. Trường hợp cụ thể được nêu trong vụ kiện nói trên liên quan đến ngày sinh không chính xác của một nhân vật nổi tiếng nhưng OpenAI lại không cho phép sửa dữ liệu.
Noyb còn cáo buộc OpenAI đã không phản hồi thỏa đáng yêu cầu cung cấp thông tin của người khiếu nại. Mặc dù quy định GDPR cho phép người dùng quyền yêu cầu cung cấp bản sao của tất cả dữ liệu cá nhân nhưng OpenAI không tiết lộ dữ liệu được xử lý, nguồn hoặc người nhận.
Luật sư Maartje de Graaf của Noyb cho biết nghĩa vụ tuân thủ yêu cầu cung cấp thông tin áp dụng cho tất cả các công ty và tất nhiên công ty nào cũng ghi lại dữ liệu được sử dụng để ít nhất có thể biết được nguồn thông tin.
Noyb đã kêu gọi Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Áo (DSB) điều tra các hoạt động xử lý dữ liệu của OpenAI. Tổ chức này đề nghị làm rõ về những biện pháp mà OpenAI đã thực hiện để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu cá nhân, đồng thời đề nghị phạt tiền OpenAI để đảm bảo tuân thủ các quy định trong tương lai.
ChatGPT gặp sự cố kéo dài trong nhiều giờ
Nhiều người dùng ChatGPT đã báo cáo về sự cố mà họ gặp phải khi sử dụng công cụ này trong hai ngày 20-21/2 vừa qua.
Biểu tượng ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một diễn đàn thảo luận trên trang web của OpenAI, các nhà phát triển sử dụng ChatGPT cho biết công cụ này đã đưa ra những phản hồi "bất ngờ", đưa ra những từ ngữ không tồn tại, những câu nói chưa hoàn chỉnh hoặc rất chung chung, vô nghĩa khi tương tác với họ.
Đáp lại những thông tin trên, công ty OpenAI cho biết: "Chúng tôi đang điều tra các báo cáo về những phản hồi không mong muốn từ ChatGPT". Khoảng 16 giờ sau khi nhận được các báo cáo về sự cố của ChatGPT, OpenAI thông báo công cụ này đã trở lại hoạt động bình thường.
Theo New York Times, OpenAI mới đây đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các nhà đầu tư và theo đó có mức định giá trên 80 tỷ USD sau một năm thăng trầm.
Tuy thỏa thuận này chưa được OpenAI xác nhận, nhưng giới truyền thông đánh giá điều đó đồng nghĩa với việc giá trị của công ty đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI tạo sinh sẽ tăng gần gấp 3 trong vòng chưa đầy 10 tháng.
OpenAI đã lĩnh xướng một cuộc cách mạng về AI khi ra mắt công cụ ChatGPT vào cuối năm 2022. Mới đây, công ty này tiếp tục phát hành một công cụ mới mang tên "Sora", có thể tạo nên các video chân thực dài tới 1 phút, với nội dung được xây dựng từ những thông tin đơn giản mà người dùng đưa ra.
Đưa AI vào khuôn khổ Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) lần đầu tiên thông qua nghị quyết mang tính bước ngoặt về thúc đẩy các hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) "an toàn, bảo mật và đáng tin cậy" được đánh giá là bước đi mang tính lịch sử. Biểu tượng OpenAI và ChatGPT. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Nghị quyết do Mỹ đề...