Ông Vũ Minh Trí: ‘Ngành điện toán đám mây có cơ hội tận dụng đến 60% GDP của Việt Nam’
Để khai thác triệt để cơ hội này, các đơn vị hoạt động trong ngành cần hợp tác xây dựng một hệ sinh thái đám mây lành mạnh và đa dạng.
Tại diễn đàn Hệ sinh thái Việt Nam diễn ra tại Singapore mới đây, một trong những chủ đề chính được bàn luận là các cơ hội và thách thức trong mảng điện toán đám mây tại Việt Nam. Buổi thảo luận đã đưa ra góc nhìn đa chiều từ các “ông lớn” trong thị trường điện toán đám mây trên thế giới như Amazon Web Service (AWS) và Microsoft Azure, các đơn vị trong nước như Vinadata và các nhà đầu tư vào ngành công nghệ như LEAP.
Cơ hội lớn mở ra cho ngành điện toán đám mây tại Việt Nam
Việt Nam đang chuẩn bị cho một bước nhảy công nghệ lớn. Ngân sách để phát triển các giải pháp công nghệ cũng nhờ thế mà tăng cao. Ông Vũ Minh Trí – Giám đốc điều hành Vinadata nhận xét: “Ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn, bình quân 60% GDP của một quốc gia. Nhu cầu số hóa công tác quản lý hạ tầng, ví dụ như gắn chip cảm biến dưới mặt đường để đo mật độ giao thông, đang mở ra cơ hội lớn cho ngành điện toán đám mây tại Việt Nam để tiếp cận với nguồn quỹ khổng lồ đó”.
Ông Vũ Minh Trí, CEO Vinadata phát biểu tại sự kiện.
Trong những năm gần đây, các Giám đốc điều hành (CEO) của mọi ngành nghề, từ bán lẻ đến y tế và du lịch, đều đang tìm các giải pháp công nghệ để tận dụng tối đa các vốn dữ liệu sẵn có, như dữ liệu khách hàng hay dữ liệu video từ CCTV chẳng hạn. Tuy nhiên hiếm có doanh nghiệp vừa và nhỏ nào đủ điều kiện đầu tư vào một đội ngũ kĩ sư để phát triển hệ thống riêng cho công ty.
Ông Nick Walton – Giám đốc điều hành AWS tại Đông Nam Á tin rằng dịch vụ đám mây chính là câu trả lời cho bài toán này. “Dịch vụ đám mây đưa các công nghệ tân tiến được sử dụng ở Silicon Valley đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ với chi phí hợp lý. Nó chính là công cụ bình đẳng hóa thị trường”.
Trên thực tế, Việt Nam chỉ mới bắt đầu kỉ nguyên số và đang trải qua nhiều cột mốc mới. Phần lớn tiềm năng của thị trường điện toán đám mây còn chưa được khai thác, hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội lớn cho những công ty đi đầu.
Xây dựng hệ sinh thái giữa nhiều đối tác là giải pháp tối ưu
Video đang HOT
Các diễn giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh giữa các công ty cung cấp hạ tầng, các công ty xây dựng phần mềm, và các công ty tư vấn và phát triển giải pháp độc lập. Mô hình hợp tác hợp lý sẽ giúp cho mỗi công ty tập trung chuyên sâu vào thế mạnh của họ, nhằm mang đến giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Trong bối cảnh khách hàng ở Việt Nam đang có xu hướng ưu tiên những giải pháp hoàn thiện, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và phần mềm, thì khả năng hợp tác chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
“Nhiều nghiên cứu cho thấy lãnh đạo các doanh nghiệp đang tập trung tìm ra ứng dụng mang lại giá trị tức thời cho khách hàng, đồng thời đầu tư hạ tầng công nghệ một cách có định hướng thay vì dàn trải như trước đây.”, ông Trí cho biết.
Khi xét đến nhu cầu mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế, việc xây dựng hệ sinh thái lại càng quan trọng. Tìm được đối tác thông thạo thị trường bản địa là vô cùng thiết yếu để chiếm được thị phần, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á đa dạng và phức tạp.
Ông Alex Smith – Trưởng bộ phận kĩ thuật của Microsoft Azure tại châu Á Thái Bình Dương chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm đối tác trong khu vực: “Đặc thù của mỗi thị trường Đông Nam Á quá khác biệt đến mức không một đối tác nào của chúng tôi nào đủ khả năng thành công tại nhiều nước cùng lúc”.
Các đối tác quốc tế như AWS hay Microsoft Azure cũng sẽ giúp Việt Nam xúc đẩy quá trình chuyển giao trí tuệ và phát triển nội lực của ngành điện toán đám mây. Ông Wilbur Lê, với nhiều kinh nghiệm đầu tư vào các công ty công nghệ tại LEAP, nhận thấy các bài toán của ngành dịch vụ đám mây tại Việt Nam còn khá đơn giản và đã xảy ra ở nhiều nước như Singapore. “Với sự dẫn dắt của những đối tác có kinh nghiệm, các công ty Viêt Nam sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều”.
Cuối buổi thảo luận, ông Trí bày tỏ mong muốn của Vinadata được đóng góp và phát triển hệ sinh thái đám mây tại Việt Nam.
“Nếu có đơn vị cung cấp giải pháp nào còn đang lưỡng lự chưa dám đầu tư vào Việt Nam, hãy để chúng tôi nhấc gánh nặng khỏi vai các bạn. Chúng tôi biết các cơ hội ở đâu và sẽ giúp các bạn nắm bắt chúng. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn phân tích thị trường, nghiên cứu chế tài pháp lý và tiếp cận khách hàng, để các bạn có thể phát triển những giải pháp tốt nhất và toàn vẹn nhất. Hãy chung tay xây dựng hệ sinh thái này, để chủ động phát triển thị trường, mang về cơ hội cho tất cả chúng ta”, ông Trí nói.
Theo ITC News
Google bước chân vào cuộc đua công nghệ điện toán đám mây
Nhận thấy công nghệ điện toán đám mây đang trở thành xu hướng của tương lai, giám đốc điều hành Thomas Kurian tiết lộ rằng Google Cloud đang lập kế hoạch để chiếm lĩnh thị trường.
Công nghệ điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây (Cloud computing) là các nguồn điện toán như phần mềm, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu... sẽ thực hiện trên máy chủ ảo (đám mây) thay vì sử dụng máy tính bàn, laptop.
Với các dịch vụ điện toán đám mây, doanh nghiệp không phải tốn chi phí để mua sắm, duy trì, bảo dưỡng, thuê người quản lý. Tất cả các doanh nghiệp có thể truy cập vào tài nguyên trên đám mây, tại bất kỳ đâu thông qua hệ thống mạng Internet.
Thị trường điện toán đám mây trên thế giới có sự phát triện mạnh mẽ trong quý 4 năm 2018, tổng số tiền chi cho điện toán đám mây năm 2018 đã vượt 80 tỷ đô la Mỹ, so với 55 tỷ đô la Mỹ năm 2017, tăng 46% (Theo phân tích dữ liệu của Canalys). Điều này chứng minh thấy công nghệ điện toán đám mây trở nên quan trọng trong ngành công nghệ thông tin.
Theo thống kê, Amazon Web Services (AWS) vẫn là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đứng đầu quý 4 năm 2018, thị phần chiếm 32%. Còn Microsoft Azure tăng thị phần từ 13,7% lên tới 16,5%, và Google Cloud lần đầu tiên đạt mốc thị phần là 9,5%. IBM, Salesforce, Oracle, NTT Communications, Tencent Clound và OVH thuộc TOP 10 nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Danh sách các công ty cung cấp công nghệ điện toán đám mây trên thế giới
IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam vào tháng 9.2008. Sau đó, Microsoft là một trong những "đại gia" tiếp bước cung cấp điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam.
Google mong muốn trở thành thủ lĩnh trong thị trường công nghệ điện toán đám mây
Với số lượng doanh nghiệp chuyển sang đám mây ngày càng tăng, Google Clound nghiên cứu phần mềm Anthos. Công nghệ đám mây Anthos sẽ điều hành các nhiệm vụ điện toán của các doanh nghiệp và chính phủ tại trung tâm dữ liệu của Google.
Anthos dựa trên nền tảng dịch vụ đám mây được công bố lần đầu tiên tại Google Cloud Next năm 2018 và được phát hành dưới dạng beta vào đầu năm 2019.
Anthos sẽ cho phép các tổ chức quản lý khối lượng công việc bằng cùng một giao diện trên Google Cloud Platform (GCP), GKE On-Prem và thậm chí trên các nền đám mây đối thủ như AWS của Amazon và Azure của Microsoft.
Giám đốc điều hành Google Cloud Thomas Kurian
Dịch vụ đám mây Anthos sẽ giải phóng khối lượng công việc của bộ phận công nghệ thông tin, "làm hộ" việc quản lý các cơ sở hạ tầng như bảo trì hệ thống, kiểm tra, soát lỗi của hệ điều hành máy chủ.
Giám đốc điều hành Google Cloud Thomas Kurian cam kết với khách hàng: Chúng tôi là nhà cung cấp đám mây duy nhất mã hóa dữ liệu của bạn mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi sẽ không tự động truy cập dữ liệu thông tin của chính phủ, doanh nghiệp. Chúng tôi chỉ truy cập dữ liệu khi được khách hàng yêu cầu và khách hàng có thể thấy thông tin chi tiết khi chúng tôi truy cập. Để đảm bảo minh bạch thông tin, bảo mật dữ liệu, khách hàng theo dõi Nhật ký truy cập của Google Cloud.
Theo Người Lao Động
Kỹ thuật số, AI và điện toán đám mây đem lại cơ hội cho chăm sóc khách hàng Sự hội tụ của kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây đã mở ra cơ hội lớn trong thị trường giải pháp trải nghiệm khách hàng... Chia sẻ này đã được đại diện của Genesys đưa ra tại lễ vinh danh các đối tác châu Á Thái Bình Dương. Genesys (www.genesys.com) là hãng công nghệ chuyên về các...