Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.
Kế hoạch này bao gồm việc tuyên bố với Ukraine rằng họ sẽ chỉ được nhận thêm vũ khí của Mỹ nếu tham gia đàm phán hòa bình.
Ông Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang The Guardian (Anh), kế hoạch trên do ông Keith Kellogg và Fred Fleitz, hai vị quan chức từng là tham mưu trưởng hội đồng an ninh quốc gia của ông Trump trong nhiệm kỳ tổng thống 2017 – 2021, soạn ra. Kế hoạch nêu rõ sẽ có lệnh ngừng bắn dựa trên các ranh giới chiến đấu đang chiếm ưu thế trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Trung tướng đã nghỉ hưu Kellogg, một trong những cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, đồng thời cho biết Mỹ sẽ cảnh báo Moskva rằng bất kỳ sự từ chối đàm phán nào cũng sẽ dẫn đến việc Washington tăng cường hỗ trợ cho Ukraine.
Ông Fleitz nói rằng ông đã trình bày chiến lược trên với ông Trump và cựu tổng thống đã phản hồi tích cực.
Video đang HOT
“Tôi không khẳng định ông Trump đồng ý với kế hoạch này hoặc đồng ý với từng chi tiết trong đó, nhưng chúng tôi rất vui khi đã nhận được phản hồi về kế hoạch mà chúng tôi đã soạn ra”, ông nói.
Chiến lược do ông Kellogg và ông Fleitz vạch ra là kế hoạch chi tiết nhất từ trước đến nay của các cộng sự của ông Trump. Ông đã nhiều lần tuyên bố có thể nhanh chóng giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine nếu ông đánh bại đương kim Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11 tới, dù ông chưa nếu chi tiết cụ thể.
Đề xuất này sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn trong lập trường của Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine và sẽ phải đối mặt với sự phản đối từ các đồng minh châu Âu và trong chính đảng Cộng hòa của của ông Trump.
Tuy nhiên, ông Steven Cheung, người phát ngôn của ông Trump, cho biết chỉ những tuyên bố do ông Trump hoặc các thành viên được ủy quyền trong chiến dịch của ông đưa ra mới được coi là chính thức.
Về phần mình, Điện Kremlin cho rằng bất kỳ kế hoạch hòa bình nào trong tương lai cũng đều phải tính đến thực tế thực địa. Đồng thời, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn cởi mở với các cuộc đàm phán.
“Tổng thống Putin đã nhiều lần nói rằng Nga đã và luôn cởi mở với các cuộc đàm phán, có tính đến tình hình thực tế trên thực địa”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố.
Ukraine yêu cầu Mỹ và phương Tây đảm bảo an ninh kiểu Israel
Người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Zelensky nói rằng Mỹ cần bảo vệ Ukraine giống như đã làm với Israel cuối tuần trước.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại cuộc họp báo ở Kiev. Ảnh: AFP/TTXVN
Chánh văn phòng của Tổng thống Vladimir Zelensky, ông Andrey Yermak, cho biết Kiev muốn có sự đảm bảo an ninh từ những nước ủng hộ ở phương Tây tương tự như mức độ bảo vệ mà Mỹ cung cấp cho Israel.
Chính phủ Ukraine đang đàm phán một loạt hiệp ước nhằm đảm bảo an ninh của nước này cho đến khi được cấp tư cách thành viên đầy đủ của NATO. Các quan chức ở Kiev cho biết những thỏa thuận này sẽ đảm bảo sự hỗ trợ quân sự lâu dài từ Mỹ và các đồng minh, bất chấp những thay đổi chính trị có thể khiến các nhà tài trợ cắt giảm viện trợ.
Ông Yermak nêu rõ: "Một thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine phải có tác dụng không kém gì bản ghi nhớ của Mỹ với Israel, hiệu quả của nó đã được xác nhận bằng hành động chung của các đồng minh trong quá trình phòng thủ trước cuộc tấn công hàng loạt vào Israel của Iran".
Tehran đã phóng một loạt thiết bị bay không người lái và tên lửa vào Israel vào cuối tuần trước để trả đũa vụ không kích ngày 1/4 nhằm vào lãnh sự quán của họ ở Damascus mà họ đổ lỗi cho Israel.
Theo Israel, cuộc tấn công của Iran chỉ gây ra "thiệt hại nhỏ" vì Mỹ, Anh và Pháp đã sử dụng tài sản quân sự của họ để giúp ngăn chặn hầu hết các tên lửa của Iran. Trong khi đó, các chuyên gia quốc phòng Israel cho biết, việc đánh chặn khiến Israel thiệt hại 550 triệu USD.
Tuy nhiên, các quan chức phương Tây đã nói rõ rằng Ukraine không nên mong đợi kiểu can thiệp như Israel đã nhận được vào tuần trước.
Ngoại trưởng Anh David Cameron đầu tuần này cho biết: "Đưa lực lượng NATO trực tiếp xung đột với quân đội Nga - tôi nghĩ đó sẽ là một sự leo thang nguy hiểm". Ông Cameron giải thích rằng, thay vì yêu cầu "các máy bay phương Tây trên bầu trời [của Ukraine] bắn hạ mọi thứ", Ukraine nên yêu cầu các hệ thống phòng không.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller ngày 17/4 cũng nêu rõ nước này không thể tham gia vào một cuộc đối đầu vũ trang với Nga thông qua việc đẩy lùi các cuộc tấn công trên trên bầu trời Ukraine.
Về phần mình, Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell cho biết, việc các đồng minh phương Tây bảo vệ bầu trời Ukraine và Israel là hai việc khác nhau, không thể so sánh được.
Quốc gia NATO thừa nhận không còn khả năng viện trợ vũ trang cho Ukraine Tổng thống Petr Pavel cho biết Cộng hòa Séc đã làm mọi thứ có thể để giúp đỡ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, song khả năng sản xuất đạn dược của quốc gia này đang bị hạn chế do thiếu lực lượng lao động. Tổng thống Séc Petr Pavel. Ảnh: AFP Trong cuộc phỏng vấn với tờ Suddeutsche Zeitung của Đức...