Ông Trump phủ nhận học theo Hitler
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông chưa bao giờ đọc cuốn tự truyện ‘ Mein Kampf’ của Adolf Hitler, sau khi bị chỉ trích gay gắt vì thái độ bài xích người nhập cư mà một số ý kiến cho là bắt nguồn từ tư tưởng của Đức Quốc xã.
“Mein Kampf” (Đời đấu tranh của tôi) là cuốn tự truyện của Hitler, nhà lãnh đạo Đức Quốc xã trong giai đoạn 1933-1945, kể lại quá trình trùm phát xít này trở thành một người chống Do Thái kịch liệt, cũng như trình bày tư tưởng và cương lĩnh của ông về Đế chế Đức (tức Đức Quốc xã) một khi ông lên nắm quyền. Cuốn sách từng bị gọi là ấn phẩm nguy hiểm nhất thế giới vì những tư tưởng mà Hitler gieo rắc, và bị cấm tại một số quốc gia.
“Tôi chưa bao giờ đọc Mein Kampf”, ông Trump cho biết trong một cuộc vận động tranh cử ở bang Iowa của Mỹ vào tối 19.12, theo AFP. Tuy nhiên, tổng thống thứ 45 của Mỹ vẫn tiếp tục có những lời lẽ mang tính bài xích và xúc phạm người nhập cư ở quốc gia này.
“Đúng là họ đang hủy hoại dòng máu đất nước chúng ta. Đó là những gì họ đang làm – họ đang hủy hoại đất nước chúng ta”, ông Trump nói với đám đông.
Ông Trump muốn định hình lại hoàn toàn chính sách đối ngoại của Mỹ?
Ông Trump, 77 tuổi, đã có phát biểu tương tự vào cuối tuần qua, làm dấy lên làn sóng chỉ trích. Một phát ngôn viên của Nhà Trắng cáo buộc ông “lặp lại những lời lẽ méo mó của những kẻ phát xít và những kẻ bạo lực theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng”.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden, người đã đánh bại ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020 và có thể đối đầu với ông một lần nữa vào năm 2024, đã cáo buộc người tiền nhiệm sử dụng ngôn từ của Hitler khi gọi các đối thủ chính trị là “sâu bọ”.
Ông Trump tại Iowa hôm 19.12. Ảnh REUTERS
Song ông Trump phủ nhận những cáo buộc như vậy trong sự kiện ở Iowa, đồng thời cho rằng Hitler đã sử dụng những từ ngữ đó “theo cách rất khác”.
Một tài khoản chiến dịch tranh cử của ông Biden trên X (trước đây là Twitter) hôm 20.12 đã đăng tải hình ảnh đặt cạnh nhau ba phát ngôn của ông Trump và những lời lẽ của Hitler.
“Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên”, bài đăng cho hay.
Phát ngôn của ông Trump đã khiến ứng viên nặng ký của đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 rơi vào tình thế khó xử. Thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa Mitch McConnell đã công khai lên án những lời lẽ của cựu tổng thống.
Tài liệu tuyệt mật liên quan Nga ‘biến mất’ khi ông Trump rời Nhà Trắng
Vào năm 2015, trong chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng, ông Trump từng nói rằng một số người nhập cư vào Mỹ từ Mexico đã “mang theo tội ác” và là “những kẻ hiếp dâm”. Sau đó, ông đưa ra cam kết xây một bức tường khổng lồ dọc biên giới phía nam nước Mỹ để ngăn chặn dòng người di cư.
Liên minh tình báo chống Đức Quốc xã ở Afghanistan
Việc phát xít Đức tấn công Liên Xô đã đưa vấn đề thành lập một liên minh chống Hitler lên chương trình nghị sự.
Sau các cuộc đàm phán giữa phái đoàn chính phủ Liên Xô và Anh, ngày 12/7/1941, hai bên đã ký kết thỏa thuận về những hành động chung và sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc chiến chống Đức Quốc xã.
Để phát triển thỏa thuận này, cuối tháng 7 cùng năm, chính phủ Anh đã đề nghị chính phủ Liên Xô cho phép các cơ quan tình báo của hai nước tiến hành hợp tác trong cuộc chiến chống lại các cơ quan tình báo Đức Quốc xã. Ngày 13/8, đại tá Guinness, đại diện của Cục Chiến dịch đặc biệt-SOE (Special Operations Executive), đến Moscow để đàm phán về vấn đề này, và ngày 14/8, các cuộc đàm phán về hợp tác bắt đầu. Chúng được tiến hành một cách bí mật, không có phiên dịch lẫn thư ký. Chỉ có Stalin, Molotov và Beria biết nội dung thực sự của chúng. Ngày 29/9, hai văn bản hợp tác giữa các cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô và Anh đã được ký kết.
Xét trên quan điểm tác chiến, các điều khoản chính của hai văn bản thỏa thuận đều hứa hẹn nhiều triển vọng. Các bên cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong việc trao đổi thông tin tình báo về Đức Quốc xã và các nước chư hầu, tổ chức và thực hiện các hoạt động phá hoại, tung điệp viên vào các nước châu Âu bị Đức chiếm đóng.
Hai bên cũng xác định các điều kiện hỗ trợ phong trào du kích ở các nước châu Âu bị chiếm đóng và phân bổ phạm vi hoạt động của mỗi bên: Anh được giao phụ trách Tây Âu từ Tây Ban Nha đến Na Uy và Hy Lạp, Liên Xô - Romania, Bulgaria và Phần Lan. Các vấn đề tổ chức chiến tranh du kích trên lãnh thổ Ba Lan, Tiệp Khắc và Nam Tư sẽ được thảo luận trong từng trường hợp cụ thể giữa Liên Xô và chính phủ các nước này.
Các văn bản thỏa thuận xác định đối tượng chính của hoạt động phá hoại của Anh và Liên Xô là tất cả các loại hình giao thông và công nghiệp quân sự của kẻ thù.
Các văn bản thỏa thuận dự kiến thành lập các cơ quan liên lạc tương ứng ở Moscow và London với tư cách là những bộ phận điều phối hoạt động của cơ quan tình báo hai nước.
Một ví dụ tiêu biểu về sự hợp tác như vậy trong thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại trên lãnh thổ của nước thứ ba là việc thực hiện chiến dịch "Marauders" (bọn cướp) nhằm tiêu diệt mạng lưới tình báo Đức hoạt động trong những năm chiến tranh ở Afghanistan.
Nhà tình báo Mikhail Allakhverdov.
Afghanistan được các cơ quan tình báo Đức đặc biệt quan tâm ngay từ thời thời Hoàng đế Đức. Ở đất nước phương đông này, có khoảng một triệu người xuất thân từ các nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô sinh sống dọc biên giới Liên Xô. Nhiều người trong số đó điên cuồng chống phá chính quyền Xô Viết trong những năm 1920 và 1930 và sẵn sàng cầm vũ khí trở lại ngay khi có cơ hội. Đồng thời, các nước thù địch với Liên Xô, cụ thể là Đức, Ý và Nhật Bản, tìm cách kích động các băng nhóm vũ trang phản cách mạng Basmachi Phong trào vũ trang phản cách mạng của những kẻ dân tộc chủ nghĩa ở Trung Á từ 1917-1926. Hơn nữa, sau khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô, các cơ quan tình báo của các nước "trục" (Đức, Ý, Nhật) ở Afghanistan đã chuyển sang chống phá Liên Xô rất dữ dội. Tình hình trên biên giới Liên Xô-Afghanistan thực sự đáng lo ngại: lại xuất hiện nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công của phong trào Basmachi vào lãnh thổ Liên Xô.
Từ đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Mikhail Allakhverdov, một sĩ quan an ninh lão luyện được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô tại Afghanistan.
Thủ tướng Afghanistan Hashim Khan.
Mikhail Allakhverdov giữ chức vụ này đến năm 1944. Chính ông là người đã cùng với các đối tác Anh tổ chức thực hiện chiến dịch "Marauders" nhằm tiêu diệt mạng lưới gián điệp của cơ quan tình báo quân sự Đức Quốc xã Abwehr trên lãnh thổ Afghanistan trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, phía Anh tìm cách bảo đảm lợi thế cho mình trong chiến dịch và tạo tiền đề thuận lợi cho việc tiếp tục tiến hành do thám Liên Xô. Cụ thể, tình báo Anh đã cài cắm Bhagat Ram Talvar, điệp viên của mình, vào cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô ở Kabul. Bhagat Ram Talvar là nhân vật nổi bật trong phe "cánh tả" của đảng Quốc đại Ấn Độ, sống ở Afghanistan. Cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô đã kịp thời phát hiện ra ý đồ này và thông báo cho đồng minh Anh.
Mikhail Allakhverdov đã thiết lập mối quan hệ trong công việc với các đại diện của tình báo Anh tại Kabul - Trung tá Lancaster và cố vấn Hayley. Trước hết, cơ quan tình báo đối ngoại của Bộ Dân ủy Nội vụ cần nhận được thông tin của người Anh về phong trào Basmachi, vì từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh chống Liên Xô, tình báo Đức lại ra sức sử dụng phong trào Basmachi ở miền Bắc Afghanistan cho mục đích riêng của mình. Ví dụ, vào tháng 9 năm 1941, Rasmus, người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại Đức ở Afghanistan, đã ra lệnh cho Makhmud-bek, viên chỉ huy người Uzbekistan có ảnh hưởng lớn đối với phong trào Basmachi, thành lập một mạng lưới gián điệp và biệt kích ở cả hai bên biên giới Liên Xô-Afghanistan. Sau đó, Makhmud-bek được Abwehr giao nhiệm vụ xây dưng một cứ điểm ở thành phố Baghlan của Afghanistan để đưa gián điệp Đức vào Liên Xô và tiến hành việc tuyển mộ các điệp viên ở các nước cộng hòa Trung Á của Liên Xô.
Nhà tuyển mộ tình báo Liên Xô Aleksandr Korotkov.
Thông tin mà Mikhail Allakhverdov nhận được về việc cơ quan tình báo quân sự Đức Quốc xã Abwehr chuẩn bị tung vào lãnh thổ Liên Xô các nhóm biệt kích đã nhanh chóng được chuyển đến Moscow. Kết quả là tất cả các nhóm này đều bị vô hiệu hóa. Đồng thời, Mikhail Allakhverdov cũng thông báo với Trung tâm rằng tình báo Đức đang lên kế hoạch đưa các đội biệt kích được hình thành từ binh lính và sĩ quan của "Quân đoàn Turkestan" vào các nước cộng hòa Xô Viết Trung Á, trước hết là Turkmenistan. Để huấn luyện những tên biệt kích này ở Ba Lan, một cơ sở huấn luyện bí mật mang tên "Trại SS-20" đã được thành lập ở ngoại ô Wroclaw.
Cơ quan tình báo đối ngoại của Bộ Dân ủy Nội vụ ở Kabul cũng nhận được thông tin về việc Berlin yêu cầu người đứng đầu Abwehr ở Afghanistan thành lập tổ chức bí mật những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Turkmenistan. Đồng thời, người Đức tin tưởng rằng những người Turkmen lưu vong ở Afghanistan có thể trang bị vũ khí cho 11.000 phiến quân Basmachi. Tháng 12/1941, thủ lĩnh Basmachi của Turkmenistan, Kyzyl Ayak, đã ra lệnh cho những người ủng hộ của mình chuẩn bị xâm lược các nước Trung Á vào mùa hè năm 1942. Đại sứ quán Đức ở Kabul hứa sẽ cung cấp vũ khí và ngựa cho phiến quân Basmachi.
Cơ quan tình báo đối ngoại của Liên Xô ở Kabul đã phát hiện mạng lưới gián điệp Đức ở Afghanistan và hợp tác chặt chẽ với tình báo Anh ngăn chặn hoạt động của các cơ quan tình báo Đức, Nhật và Ý trong khu vực này. Ví dụ, nhờ nỗ lực chung tình báo Liên Xô và Anh đã ngăn chặn được một cuộc đảo chính do Đức Quốc xã tổ chức và việc đưa quân Đức vào Afghanistan.
Viên chỉ huy người Uzbekistan Makhmud-bek.
Ngày 26/5/1943, theo thỏa thuận đạt được trước với Moscow, công sứ Anh tại Kabul F. Wiley đã gặp Thủ tướng Afghanistan Hashim Khan yêu cầu bắt giữ các điệp viên phát xít và trục xuất các nhân viên tình báo Đức, Ý và Nhật Bản khỏi Afghanistan. Thủ tướng Afghanistan từ chối thực hiện những yêu cầu này, vì coi đó là hành vi xâm phạm chủ quyền của Afghanistan.
Đến lượt mình, ngày 8/6/1943, tại cuộc gặp với Thủ tướng Afghanistan Hashim Khan, đại sứ Liên Xô K. Mikhailov đã phản đối mạnh mẽ hoạt động thù địch của đại sứ quán Đức và Ý ở Afghanistan. Công hàm phản đối của Liên Xô đã sử dụng thông tin đáng tin cậy mà Mikhail Allakhverdov nhận được từ các điệp viên của mình, đồng thời dựa trên thông tin của tình báo Anh.
Sau khi bị đại sứ quán Anh và Liên Xô phản đối, chính phủ Afghanistan buộc phải thực hiện các yêu cầu của Anh và Liên Xô. Cảnh sát Kabul tiến hành bắt giữ hàng loạt những người lưu vong từ Trung Á. Còn đến cuối tháng 6/1943, chính quyền Afghanistan đã trao hộ chiếu cho các điệp viên phát xít để rời khỏi đất nước.
Như vậy, đến giữa năm 1943, tình báo Liên Xô ở Afghanistan đã kiểm soát hoàn toàn mọi hoạt động của cơ quan tình báo đối ngoại Đức ở nước này, ở Ấn Độ, cũng như ở các khu vực biên giới Liên Xô.
Cục trưởng Cục Tình báo đối ngoại Liên Xô Fitin đề nghị Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia Merkulov tuyển mộ Rasmus, người đứng đầu cơ quan tình báo Đức ở Afghanistan, bằng cách sử dụng các tài liệu không thể chối cãi về sự thất bại của mạng lưới gián điệp của ông ta. Tháng 12/1943, nhà tuyển mộ tình báo giàu kinh nghiệm Aleksandr Korotkov đã bay tới Kabul để làm việc với Rasmus. Trong cuộc gặp với Rasmus, Aleksandr Korotkov đã trình bày các bản mật mã mà tình báo Liên Xô thu được, cho phép giải mã tất cả thư từ của Rasmus với Berlin và bắt giữ các điệp viên Đức. Rasmus cũng được xem các hóa đơn ghi số tiền mà các điệp viên Đức được tình báo Liên Xô tuyển mộ chuyển cho phía Liên Xô. Korotkov mời Rasmus hợp tác với tình báo Liên Xô. Đáp lại, ông ta hứa sẽ suy nghĩ và một ngay sau sẽ trả lời. Tuy nhiên, Rasmus đã không có mặt tại cuộc gặp đã định và bí mật rời Kabul vài ngày sau đó.
Chiến dịch "Marauders" tiêu diệt mạng lưới tình báo Đức hoạt động trong những năm chiến tranh ở Afghanistan đã kết thúc thắng lợi.
Các tài liệu tình báo đối ngoại của Liên Xô thời kỳ đó nhấn mạnh rằng "hoạt động của cơ quan tình báo đối ngoại do Mikhail Allakhverdov lãnh đạo đã góp phần gìn giữ an ninh biên giới phía nam Liên Xô trong những năm khó khăn nhất của chiến tranh". Nhờ những nỗ lực của cơ quan tình báo đối ngoại Kabul, tất cả những mưu toan của các nước "trục" nhằm biến Afghanistan thành bàn đạp cho các hoạt động chống phá Liên Xô đều thất bại.
Ngoài ra, bằng những nỗ lực chung, cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô và các đại diện tình báo Anh đã tiêu diệt mạng lưới gián điệp và biệt kích của Đức và Nhật Bản ở Ấn Độ và Miến Điện. Đánh giá cao sự hỗ trợ của Liên Xô đối với các hoạt động của tình báo Anh ở Ấn Độ và Miến Điện, đến lượt mình, người Anh đã tiết lộ cho phía Liên Xô tên tuổi nhiều nhân viên của các cơ quan tình báo Đức ở Afghanistan và Trung Á, được người Đức tuyển mộ để hoạt động ở hậu phương của Liên Xô.
Các cơ quan tình báo Liên Xô và Anh cũng đã hợp tác thành công trong một số chiến dịch ở Tehran.
Lý do tác phẩm nghệ thuật của phát xít Đức vẫn được trưng bày ở không gian công cộng Khi còn nắm quyền, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã đặt hàng và mua nhiều tác phẩm nghệ thuật. Trong đó có một số tác phẩm vẫn còn hiện diện trong các không gian công cộng và viện bảo tàng của Đức ngày nay. Bức tượng "Ngựa sải bước". Ảnh: DW Gần đây, thành cổ Spandau - pháo đài thời Phục...