Ông Trump muốn hòa bình với cả Nga và Trung Quốc khi diều hâu NATO đòi chống lại Moscow
Nhà báo Matthew Ehret, người sáng lập Canadian Patriot Review cho rằng, dù ông Trump đã chơi một trò chơi thông minh bằng “chót lưỡi đầu môi” với những người “cuồng chiến” ở tất cả mọi phe, trong khi giữ cho Mỹ tránh khỏi những cuộc chiến mới.
Nhưng ông vẫn cần cảnh giác với tập đoàn đầu sỏ chính trị quốc tế kiểm soát phe phái ngầm [Deep State] trong chính phủ Mỹ đang bị tổn thương và rất e ngại khi sự tồn tại của họ chỉ còn được tính theo ngày.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Rạn nứt giữa những nhân vật theo trường phái diều hâu hiếu chiến cùng những nhân vật thật sự bảo vệ chủ quyền quốc gia đã trở nên rõ ràng hơn trong tuần qua khi theo dõi quyết định của Nga – đưa bản thân ra trước họng súng đang ngắm vào Venezuela 2 tuần trước. Đối lập với nghiên cứu hời hợt rằng động cơ gửi máy bay quân sự và binh sĩ tới Venezuela hoàn toàn dựa trên việc “chống lại trò chơi quyền lực của Mỹ” hay “động cơ dựa trên 20 tỷ USD đã đầu tư vào Venezuela”, sự thật nằm ở mức sâu hơn thế.
Với sự can thiệp của tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuộc xung đột Syria ở thời điểm tháng 9.2015 khi chế độ của tổng thống Bashar al-Assad bên bờ vực sụp đổ, Nga đã biểu lộ rõ ràng quan niệm rằng kỷ nguyên của các cuộc chiến thay đổi chế độ phải chấm dứt nếu muốn tạo ra một thế giới đáng sống. Với quan niệm đó, quan hệ đối tác chiến lược của Nga với Trung Quốc và Sáng kiến Vành đai Con đường không thể nhìn theo quan điểm của các nhà địa chính trị theo trường phái của Thomas Hobbes luôn nhìn nhận thế giới thông qua lăng kính méo mó quá thiên về vật chất. Liên minh này đúng hơn đã hình thành một “hệ điều hành” quốc tế mới dựa trên phát triển dài hạn, hợp tác lẫn nhau với tất cả các bên. Đó hoàn toàn là một luận thuyết, mô hình khác.
Những nhân vật diều hâu Mỹ đang kêu gào đòi chiến tranh
Ông Donald Trump, hiện tại phần lớn đã được giải phóng khỏi áp lực của cuộc điều tra do công tố viên đặc biệt Mueller thực hiện, đã chống lại những nhân vật diều hâu tại Mỹ cũng như trên trường quốc tế trong hơn 2 năm qua, những người hiện đang kêu gọi lật đổ tổng thống Venezuela Maduro ngay cả khi có rủi ro gây ra Thế Chiến III.
Quan điểm vô lý này được chứng minh bởi phát ngôn của nhà báo Fareed Zakaria trên CNN, người đã có cuộc tấn công gay gắt trên truyền hình ngày 31.3 nói rằng “Vấn đề nan giải thật sự vẫn còn đó: Tại sao ông Trump không muốn chống lại Putin theo bất cứ con đường nào hay trên bất cứ vấn đề gì? Và liệu Venezuela có phải là thời điểm mà cuối cùng ông Trump cũng phải kết thúc sự thỏa hiệp vô nguyên tắc của ông?” (Có vẻ như một tiêu chuẩn mới để chứng minh một ai đó không phải là con rối của Nga là phải muốn khởi động cuộc Thế Chiến III).
Con đường thiếu tỉnh táo của những người “trên danh nghĩa” là cánh tả của Mỹ đã đồng quy với giọng điệu của những người theo trường phái diều hâu thuộc cánh hữu, được phản ánh bởi sự đe dọa của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton với sự hiện diện quân sự của Nga tại Venezuela – Khi ông bình luận hồi tuần trước rằng “chúng tôi sẽ coi những hành động khiêu khích như vậy là một mối đe dọa trực tiếp tới hòa bình và an ninh quốc tế trong khu vực”. Ông Bolton cũng được phó tổng thống Mike Pence ủng hộ với tuyến bố ngày 3.4 là Mỹ sẽ hỗ trợ Venezuela cho tới khi nào “đất nước này thoát khỏi chế độ Maduro”.
NATO nhảy vào
Dù sự can thiệp của Nga vào Venezuela vừa ngăn việc thay đổi chế độ một cách bạo lực, đồng thời cứu được nhiều tính mạng – Nhưng vào ngày 4.4, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã được đưa tới Quốc hội Mỹ để có một bài phát biểu mạnh mẽ kêu gọi có một cam kết mới để ngăn mới đe dọa từ Nga và khôi phục lại liên minh NATO-Mỹ đang suy tàn. Sau khi ám chỉ việc Nga sáp nhập Crimea na ná như việc Hitler chiếm Ba Lan, ông Stoltenberg tuyên bố:
Video đang HOT
“Chúng tôi thấy có một kiểu mẫu trong hành vi của Nga – Bao gồm việc xây dựng các căn cứ quân sự lớn từ Bắc Cực tới Địa Trung Hải, từ Biển Đen tới Baltic – việc sử dụng chất độc thần kinh tại Anh quốc – Hỗ trợ chế độ tàn ác của Assad tại Syria – Luôn tấn công mạng vào các đồng minh và đối tác NATO, nhắm đến mọi thứ từ nghị viện cho tới hệ thống lưới điện – Các chiến dịch gây sai lệch thông tin tinh vi – Và những nỗ lực để gây trở ngại tới chính nền dân chủ”.
Không có gì bí mật là sau cuộc gặp gỡ ông Trump một ngày trước đó, ông Stoltenberg đã bay tỏ một nỗi lo lớn rằng sự sống còn của NATO thực tế đang bị đe dọa.
Ông Trump kêu gọi Hòa bình với Nga và Trung Quốc
Tổng thống Mỹ đã công khai nói rằng ông thấy sự hiện diện của NATO là một sự lỗi thời, ông Trump can thiệp vào chính sách chống Nga vào ngày trước đó [ngày gặp mặt tổng thư ký NATO] bằng tuyên bố: “Tôi hy vọng điều này sẽ không trở thành một mối đe dọa về an ninh. Tôi hy vọng, chúng ta sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp với Nga và cũng như vậy với Trung Quốc hay ai đó khác. Thực tế là chúng ta có NATO, và NATO đã mạnh hơn rất nhiều kể từ khi tôi trở thành tổng thống… Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải hợp tác với Nga. Tôi tin vào điều đó”. Vào ngày 4.4, ông Trump tuyên bố ông tin “một thỏa thuận thương mại mang tính lịch sử với Trung Quốc” sắp diễn ra.
Việc ông Trump nhắc tới Trung Quốc rất quan trọng bởi 2 lý do:
1. Tháng này sẽ diễn ra cuộc hội thảo lần 2 về Sáng kiến Vành đai Con đường tại Bắc Kinh với nhiều đại diện từ Mỹ, cùng với hy vọng sẽ tạo được một bước tiến lớn để kết thúc cuộc chiến thương mại giữa 2 nước. Ông Trump đã từng phát biểu với thiện ý về năng lực phát triển kinh tế của Trung Quốc trong rất nhiều dịp kể từ chuyến viếng thăm đặc biệt 12 ngày tới 5 nước trong đó có Trung Quốc vào năm 2017.
2. Đại diện cho phe phái chủ chiến, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, cả 2 đều mới đe dọa Trung Quốc – Với sự kiện ngày 29.3, ông Mike Pompeo đã nói rằng Sáng kiến Vành đai Con đường là một mối đe dọa chiến lược; Còn vào 31.3, ông John Bolton đã khích động căng thẳng Trung Quốc – Đài Loan khi nói rằng: “Sự khiêu khích về mặt quân sự của Trung Quốc sẽ không chiếm được trái tim hay lý trí tại Đài Loan. Nhưng họ sẽ càng củng cố quyết âm của mọi người coi trọng nền dân chủ ở khắp nơi. Đạo luật Quan hệ Đài Loan và những cam kết của chúng ta rất rõ ràng”.
Điểm cần nhấn mạnh là căng thẳng xuất hiện tại Venezuela, Syria, Ukraine, Đài Loan và ở nơi nào đó khác, đơn thuần là một phần của một trò chơi lớn hơn nhiều. “Trò chơi” này được xác định bởi 2 mô hình đối lập trong quan hệ toàn cầu – nhưng chỉ có 1 trong 2 mô hình này là phù hợp với sự sống còn của nhân loại. Dù ông Trump đã chơi một trò chơi thông minh bằng “chót lưỡi đầu môi” với những người “cuồng chiến” ở tất cả mọi phe, trong khi giữ cho Mỹ tránh khỏi những cuộc chiến mới – Nhưng không ai nên quên rằng, một con thú hoang nguy hiểm nhất khi sợ hãi và bị thương. Tập đoàn đầu sỏ chính trị quốc tế kiểm soát phe phái ngầm [Deep State] trong chính phủ Mỹ đang bị tổn thương và rất e ngại khi sự tồn tại của họ chỉ còn được tính theo ngày, vì thế trong khi hy vọng vào một mô hình mới về sự hợp tác đang cần được giữ ở mức cao – sự bằng lòng có thể tạo nên một tình huống nguy kịch.
Theo VietTimes
Vì sao Mỹ không còn làm "cảnh sát trưởng" phân xử căng thẳng Ấn Độ-Pakistan?
Mỹ từng được ví như cảnh sát trưởng ở khu vực Nam Á. Nhưng hiện tại, không có ai trong "đồn cảnh sát" của Mỹ sẵn sàng can thiệp vào khủng hoảng bùng nổ giữa Ấn Độ và Pakistan.
Tổng thống Trump bận rộn với hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên trong lúc va chạm giữa Ấn Độ-Pakistan diễn ra.
Khi Ấn Độ và Pakistan đứng bên bờ vực chiến tranh năm 1999, cựu Tổng thống Bill Clinton đã bước vào cuộc khủng hoảng với chính sách ngoại giao cá nhân, những lá thư mạnh mẽ và những cảnh báo nghiêm khắc, đe dọa hành động kinh tế cứng rắn chống lại Islamabad để yêu cầu nước này lùi bước.
Nhưng khi căng thẳng leo thang vào tuần trước giữa Ấn Độ và Pakistan, Tổng thống Donald Trump và nhiều trợ lý cao cấp của ông đã bận tâm với hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên, cũng như một phiên điều trần Quốc hội nóng bỏng có luật sư cá nhân cũ của ông, Michael Cohen.
Đó là cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất giữa các đối thủ vũ trang hạt nhân Nam Á trong nhiều thập kỷ, nhưng chính quyền Trump thực sự là một người ngoài cuộc - họ không tìm cách hòa giải bế tắc như Mỹ từng làm trong quá khứ, một số nhà ngoại giao nói với NBC News.
"Chính phủ Mỹ dường như không tham gia vào vấn đề này ở cấp cao", Daniel Feldman, cựu đại diện đặc biệt tại Afghanistan và Pakistan dưới thời chính quyền Obama nói. "Nó không chỉ thể hiện sự thiếu tập trung mà còn làm giảm năng lực của chúng tôi ở rất nhiều vị trí cấp cao, ở một số cơ quan chủ chốt".
Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, tướng Joseph Dunford đã gọi điện thoại cho các đối tác của họ ở Islamabad và New Delhi, một bước đi được coi là rất quan trọng nhưng lại không giống với kiểu ngoại giao con thoi diễn ra trong các cuộc khủng hoảng trước đây, vị cựu quan chức nói.
Năm 1999, Tổng thống Bill Clinton đã điện đàm với cả hai đồng nghiệp của mình và giúp giải quyết cuộc đối đầu. Nhưng lần này thì không.
"Lần đầu tiên sau hơn 20 năm, Washington không phải là một người chơi tích cực trong việc cố gắng làm dịu cuộc khủng hoảng Ấn Độ-Pakistan", Bruce Riedel, cựu sĩ quan CIA từng phục vụ trong Hội đồng Bảo an Quốc gia dưới thời Clinton nói. "Tổng thống đã không nói chuyện với các nhân vật chính".
Tuy nhiên về phần mình, các quan chức chính quyền Trump bác bỏ những lời chỉ trích, nói rằng Mỹ là một trong những Chính phủ đầu tiên lên án vụ đánh bom tự sát hồi tháng trước khiến 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng - nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng - và liên tục kêu gọi cả hai bên xoa dịu cuộc xung đột.
Ông Pompeo "đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc giảm căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan", khi nói chuyện trước các nhà lãnh đạo ở cả hai nước và các đối tác của ông, một phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Washington cũng liên lạc với các đại sứ quán Mỹ ở New Delhi và Islamabad, người phát ngôn nói thêm: "Trong khi không phải tất cả các hoạt động ngoại giao đều có thể được tiến hành theo quan điểm công khai, Mỹ sẽ tiếp tục tham gia với Ấn Độ và Pakistan để giảm căng thẳng thông qua tất cả các kênh thích hợp".
Washington không có đại sứ tại Pakistan và chỉ đến tháng 12 năm ngoái, Nhà Trắng mới đệ trình một đề cử cho vị trí cấp cao tại bộ Ngoại giao giám sát Nam và Trung Á. Các vị trí cấp cao khác về Nam Á đã trải qua những lần thay đổi thường xuyên, và các cựu quan chức cho biết Nhà Trắng thường có những ưu tiên khác hơn là tranh chấp lâu dài giữa Ấn Độ và Pakistan về Kashmir.
Mỹ từng tham gia vào giải quyết căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan nhiều lần trong quá khứ.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, người am hiểu lịch sử và chính trị của Nam Á, đã từ chức vào tháng 12 sau khi bất đồng với tổng thống về Syria và các vấn đề quốc tế. Người kế nhiệm ông, Patrick Shanahan, cựu giám đốc điều hành Boeing được cho là thiếu kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại.
"Trước đây, chúng tôi là cảnh sát trưởng ở khu vực này. Bây giờ, không có ai trong đồn cảnh sát của chúng tôi sẵn sàng can thiệp", Harry Sokolski, cựu quan chức Lầu Năm Góc và hiện là giám đốc điều hành của Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến cho biết. "Ai là nhà ngoại giao của chúng ta sẽ can thiệp vào đây?"
Ít nhất một cơ quan của Mỹ đã lo ngại trong vài tháng qua rằng căng thẳng đang gia tăng giữa hai đối thủ. Những lo ngại đã khiến CIA tăng cường cam kết với khu vực, hai quan chức Mỹ giấu tên nói với NBC News.
Các chuyên gia khu vực khác cho biết trong khi Washington đã đóng một vai trò hạn chế hơn trước đây, Ấn Độ và Pakistan cũng không nhất thiết muốn thấy chính quyền Trump phục vụ như một người đối thoại. Không giống như những lần bế tắc trước đó, Nhà Trắng của ông Trump đã sẵn sàng cấp cho Ấn Độ một số hỗ trợ cần thiết để giải quyết tình hình.
"Mỹ đã cố gắng can thiệp một chút, nhưng chủ yếu là do cách thức khác nhau bởi vì Ấn Độ là một nơi khác nhiều so với 15, 20 năm trước". Rick Rossow, cố vấn cấp cao của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế nêu quan điểm.
Washington coi Ấn Độ là "một người chơi có trách nhiệm", có đủ sức mạnh và kỹ năng để tự chăm sóc lợi ích của mình, ông nói.
Khi Mỹ cảm thấy thất vọng với những gì họ cho là thất bại của Pakistan trong việc quản lý những nhóm chiến binh cực đoan, mối quan hệ của Washington với Islamabad đã bị sứt mẻ trong khi nước này đã tạo ra mối quan hệ ngày càng gần gũi với Ấn Độ, một quốc gia mà họ coi là đối trọng quan trọng với Trung Quốc, theo chuyên gia Shuja Nawaz từ Hội đồng Đại Tây Dương.
"Đây là chính sách của Mỹ trong thời điểm này. Đã có một sự thay đổi rõ rệt sang Ấn Độ bắt đầu từ chính quyền Bush, tiếp diễn trong suốt thời kỳ Obama và vẫn tiếp tục dưới thời Trump", Nawaz nói.
Mặc dù cuộc khủng hoảng có vẻ lắng dịu sau khi Pakistan thả phi công chiến đấu Ấn Độ bị bắt vào cuối tuần trước, hai bên đã đáp trả lực pháo binh ở tỉnh Kashmir gây ra những tổn thất lớn. Và những bất đồng cơ bản - về Kashmir và thái độ của Pakistan đối với các nhóm chiến binh cực đoan - vẫn chưa được giải quyết.
Giới quan sát giờ đây đều dự đoán rằng những va chạm dẫn tới xung đột tiếp theo đã sẵn sàng nổ ra, và các cựu quan chức cho biết chính quyền Trump có vẻ không chuẩn bị cho tình hình này.
"Đây là một cuộc điện thoại đánh thức", cựu sĩ quan CIA Riedel nói. "Nhóm của Trump chưa sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng thực sự".
Theo Nguoiduatin
Mỹ chuẩn bị trừng phạt các công ty nước ngoài làm ăn với Venezuela Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton hôm 28.3 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc áp dụng biện pháp trừng phạt đối với những công ty từ các quốc gia khác làm ăn với Venezuela để chặn nguồn thu cho Tổng thống Nicolas Maduro. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton - Ảnh: AP "Chúng tôi...