Ông Trump dọa sẽ để Nga tấn công thành viên NATO không chi đủ ngân sách quốc phòng?
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lời đe dọa đối với các thành viên NATO, bị Nhà Trắng cho là phát biểu “kinh khủng và vô căn cứ”.
Lời đe dọa được ông Trump đưa ra khi vận động tranh cử tại bang Nam Carolina hôm 10.2. Ảnh REUTERS
Đài CNN ngày 11.2 dẫn lời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ khuyến khích Nga “làm bất cứ điều gì họ muốn” đối với thành viên NATO nào không đáp ứng mức chi tiêu phòng vệ, trong phát ngôn gây bất ngờ về việc sẽ không tuân thủ theo điều khoản phòng vệ chung nếu ông tái đắc cử.
Phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở thị trấn Conway (bang Nam Carolina), ông Trump nhấn mạnh rằng mọi thành viên NATO đều phải chi cho ngân sách phòng vệ chung. “Họ hỏi rằng nếu họ không chi thì tôi có bảo vệ họ không. Tôi nói tuyệt đối không. Họ không thể tin nổi câu trả lời đó”, ông kể.
Theo ông, “tổng thống của một nước lớn” có lúc từng hỏi xem liệu Mỹ có bảo vệ nếu đất nước của mình bị Nga tấn công hay không, kể cả trong trường hợp nước đó không đóng góp ngân sách.
“Không, tôi sẽ không bảo vệ các bạn. Thực ra, tôi sẽ khuyến khích họ làm mọi điều gì họ muốn. Các bạn phải trả cho chi phí của mình”, ông kể.
NATO đã đánh giá thấp cỗ máy quân sự của Nga
Nhà Trắng sau đó nói rằng phát biểu của ông Trump là “kinh khủng và vô căn cứ”, đồng thời ca ngợi nỗ lực của đương kim Tổng thống Joe Biden trong việc củng cố liên minh.
“Tổng thống Biden đã khôi phục các liên minh và làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn trên thế giới, bởi vì ông biết trách nhiệm đầu tiên của mỗi tổng tư lệnh là giữ an toàn cho người dân Mỹ và giữ vững các giá trị đoàn kết chúng ta”, theo phát ngôn viên Nhà Trắng Andrew Bates.
“Khuyến khích việc xâm lược các đồng minh thân cận nhất của chúng ta là điều kinh khủng và vô căn cứ, cũng như gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ, sự ổn định toàn cầu và nền kinh tế trong nước của chúng ta”, theo ông Bates.
Cốt lõi của NATO là cam kết phòng thủ tập thể, nên một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên sẽ bị xem là tấn công vào tất cả các quốc gia trong liên minh. Ông Trump từ lâu đã phàn nàn về số tiền các nước khác trong NATO chi cho quốc phòng ít hơn so với Mỹ và nhiều lần đe dọa rút khỏi NATO.
Ai sẽ thay thế ông McCarthy?
Sau khi lãnh đạo thành công một nỗ lực của lưỡng đảng nhằm tránh việc Chính phủ Mỹ đóng cửa vào cuối tuần trước, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy hôm 3/10 đã đột ngột bị phế truất, chưa đầy một năm sau khi được bầu giữ chức vụ này.
"Nghị quyết đã được thông qua. Chức vụ Chủ tịch Hạ viện Mỹ theo đây được tuyên bố bỏ trống" - nghị sĩ Steve Womack, thành viên đảng Cộng hòa đến từ bang Arkansas, người chủ trì phiên họp, tuyên bố sau cuộc bỏ phiếu. Đó là lúc ông McCarthy kết thúc nhiệm kỳ ngắn ngủi trên ghế Chủ tịch Hạ viện.
Sự kiện ông McCarthy bị phế truất được xem là cú sốc lớn trong chính trường Mỹ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị cách chức, kết thúc một nhiệm kỳ ngắn ngủi (9 tháng) đầy khó khăn của ông. Trong hệ thống chính trị của Mỹ, Chủ tịch Hạ viện có vai trò rất quan trọng. Chủ tịch Hạ viện là hàng thứ ba kế thừa chiếc ghế Tổng thống Mỹ; trong trường hợp tổng thống và phó tổng thống đương nhiệm không thể đảm nhiệm chức vụ tổng thống thì Chủ tịch Hạ viện sẽ là tổng thống. Đây cũng là lần thứ tư trong lịch sử Mỹ Hạ viện tiến hành động thái phế truất Chủ tịch Hạ viện; lần thứ nhất vào năm 1910, lần thứ hai vào năm 1997 và lần thứ ba vào năm 2015, nhưng cả 3 lần trước đều không thành công và đây là lần đầu tiên phế truất thành công.
Cuộc đấu đá trong nội bộ đảng Cộng hòa thực sự đã khiến mọi hoạt động tại Hạ viện bị đình trệ cho đến khi bầu ra chủ tịch mới. Ông McCarthy cho biết vào tối hôm 3/10 rằng ông sẽ không tranh cử chức Chủ tịch Hạ viện nữa, dọn đường cho việc tìm kiếm một Chủ tịch Hạ viện mới từ đảng Cộng hòa nếu các thành viên trong đảng có thể đạt được sự đồng thuận. Nếu nội bộ đảng không sớm ổn định sẽ khó mà giữ được thế đa số trong cuộc bầu cử vào năm sau.
Cuộc bỏ phiếu phế truất ông McCarthy diễn ra sau động thái phế truất do nghị sĩ đảng Cộng hòa Florida Matt Gaetz khởi xướng. Sau khi các đồng minh đảng Cộng hòa của ông McCarthy không thể ngăn cản động thái tiến triển, cuộc bỏ phiếu cuối cùng đã được tổ chức vào chiều 3/10. Trong bối cảnh các thành viên trong phòng căng thẳng, 8 đảng viên Cộng hòa cực hữu đã cùng với 208 đảng viên Dân chủ ủng hộ việc loại bỏ ông McCarthy, trong khi 210 đảng viên Cộng hòa đã cố gắng nhưng không giữ được ghế Chủ tịch. Ông McCarthy cần đa số thành viên Hạ viện bỏ phiếu để tiếp tục nắm giữ quyền lực nhưng không vượt qua được ngưỡng đó.
Nguyên nhân dẫn đến việc ông McCarthy bị phế truất được cho là có liên quan đến thỏa thuận chi tiêu nhằm tránh việc Chính phủ Mỹ đóng cửa hồi cuối tuần qua. Và, người chủ xướng cuộc phế truất là nghị sĩ Gaetz.
Ông Gaetz tham gia chính trị cách đây hơn 2 thập kỷ. Sau khi phục vụ tại cơ quan lập pháp bang Florida, ông được bầu vào Hạ viện vào năm 2016 đại diện bang Florida. Kể từ đó, ông được giới phân tích mô tả là nhà lập pháp "vênh váo", xây dựng thương hiệu chính trị với tư cách là một kẻ khiêu khích cực hữu, việc gây tranh cãi dường như là chuyện đương nhiên. Những người chỉ trích Gaetz ví ông giống như Donald Trump, "ông chủ" cũ mà ông rất mực trung thành. Gaetz quan tâm đến việc đấu tranh với các kẻ thù chính trị hơn là công việc quản trị. Tại Đồi Capitol, ông đã nhiều lần làm gián đoạn các thủ tục tố tụng của Hạ viện, bao gồm cả việc xông vào một cơ sở an ninh nơi các đảng viên Dân chủ đang tổ chức phiên điều trần. Vào năm 2018, ông đã bị lên án vì đã mời một người phủ nhận Holocaust đến dự bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Trump.
Mầm mống "phế truất" ông McCarthy đã xuất hiện từ cách đây một năm, khi Gaetz dẫn đầu nỗ lực ngăn chặn ông McCarthy trở thành Chủ tịch Hạ viện. Ông chỉ chấp thuận McCarthy ở vòng bỏ phiếu thứ 15 sau khi ông McCarthy đồng ý nhượng bộ. Trong số những lời hứa mà ông McCarthy đưa ra với các nhà lập pháp cực hữu là cho phép bất kỳ thành viên nào đưa ra kiến nghị phế truất Chủ tịch Hạ viện. Ông Gaetz và các thành viên cực hữu khác đã đe dọa sẽ phế truất ông McCarthy nếu ông thuận theo đảng Dân chủ thông qua bất kỳ luật chi tiêu nào nhằm tránh chính phủ đóng cửa. Vào ngày 2/10, ông Gaetz đã đệ trình kiến nghị dẫn đến việc phế truất ông McCarthy.
Sau tuyên bố của nghị sĩ Womack, nghị sĩ Patrick McHenry, một đảng viên Cộng hòa đến từ bang Bắc Carolina, được ông McCarthy chỉ định làm quyền Chủ tịch cho đến khi một lãnh đạo Hạ viện mới được bầu. Cuộc bầu chọn Chủ tịch Hạ viện mới đã được đảng Cộng hòa lên kế hoạch và sẽ tổ chức bỏ phiếu bầu vào ngày 11/10 tới, sau cuộc họp kín vào ngày 10/10 để thảo luận về danh sách ứng cử viên.
Hiện tại đang có một số gương mặt chính thức tham gia cuộc đua vào ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Truyền thông Mỹ đang nói nhiều đến hai nghị sĩ Jim Jordan của bang Ohio và Steve Scalise của bang Louisiana, hai người này đã tuyên bố sẽ tranh cử chức Chủ tịch Hạ viện vào hôm 4/10.
Ông Jordan hiện đang là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp đầy quyền lực, trong khi ông Scalise là lãnh đạo đa số trong Hạ viện. Cả hai ông đều được mệnh danh là "người kế nhiệm tiềm năng" cho ông McCarthy. Trong thư gửi đồng nghiệp để tuyên bố tranh cử, ông Jordan cam kết sẽ thống nhất nội bộ đảng ở Hạ viện.
Ngoài hai nghị sĩ nêu trên, có người còn tuyên bố "giật gân" là sẽ đề cử cựu Tổng thống Donald Trump vào ghế Chủ tịch Hạ viện, dù ông Trump không phải là nghị sĩ Hạ viện. Thực tế theo luật Mỹ Chủ tịch Hạ viện không nhất thiết phải là nghị sĩ Hạ viện, nhưng việc đề cử ông Trump cho chức vụ này xem ra khó thực hiện.
Bất kỳ ai được bầu làm Chủ tịch Hạ viện mới cũng phải đối mặt 2 vấn đề lớn, đó là đối xử thế nào với chương trình viện trợ quân sự "tiêu hao" cho Ukraine và làm thế nào để hóa giải vấn đề "bất kỳ ai cũng có thể đề xuất động thái phế truất Chủ tịch Hạ viện" một khi nội bộ lục đục, bất đồng.
Mỹ tìm thấy xác tiêm kích F-35 Quân đội Mỹ cho biết họ đã tìm thấy mảnh vỡ từ chiếc máy bay chiến đấu F-35 bị rơi ở Nam Carolina hôm 18/9, một ngày sau khi nhờ công chúng giúp đỡ xác định vị trí rơi. Một máy bay F-35 Lightning II của Mỹ (Ảnh: Không quân Mỹ). "Nhân viên từ Căn cứ Liên hợp Charleston và @MCASBeaufortSC, nhờ sự...