Ông Trump có thể đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể tìm cách đối thoại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau khi nhậm chức.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Khu phi quân sự (DMZ) vào năm 2019 (Ảnh: Reuters).
Trong cuộc họp kín với các nhà lập pháp hôm 13/1, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Hàn Quốc nhận định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể muốn lặp lại chính sách ngoại giao thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
“Ông Trump có thể tìm cách đối thoại với ông Kim, vì ông Trump coi các hội nghị thượng đỉnh trước đây với ông Kim là những thành tựu lớn trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình”, các nhà lập pháp dẫn báo cáo của NIS cho biết.
Video đang HOT
Cơ quan tình báo Hàn Quốc đã chỉ ra cơ hội để ông Trump tiếp xúc với ông Kim, trích dẫn việc tổng thống đắc cử Mỹ đề cử cựu đại sứ tại Đức Richard Grenell làm đặc phái viên tổng thống cho các nhiệm vụ đặc biệt và lựa chọn Alex Wong, một cựu quan chức phụ trách chính sách về Triều Tiên, làm cố vấn chủ chốt của Nhà Trắng.
“Nếu Mỹ tin rằng khó có thể mong đợi Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn trong thời gian ngắn, thì một thỏa thuận nhỏ – các cuộc đàm phán quy mô nhỏ để đóng băng các chương trình hạt nhân của Triều Tiên hoặc giải trừ vũ khí hạt nhân – có thể khả thi”, NIS nhận định.
Hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn tin vào tháng 11/2024 cho biết “một số” thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng “cách tiếp cận trực tiếp” của ông Trump có khả năng cao nhất phá vỡ tình trạng bế tắc trong mối quan hệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã có 3 cuộc gặp với ông Kim, lần đầu tiên là tại Singapore vào năm 2018, sau đó là tại Việt Nam và làng đình chiến Panmunjom trên biên giới liên Triều vào năm 2019. Tuy nhiên, không có kết quả cụ thể nào đạt được từ các cuộc đàm phán về việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Chính quyền tiếp theo của Tổng thống Joe Biden đã không tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên, trong khi Bình Nhưỡng tiếp tục mở rộng kho vũ khí của nước này.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ hai, ông Trump đã ám chỉ về chính sách theo đuổi hướng tiếp cận trực tiếp với ông Kim, đề cập đến mối quan hệ cá nhân của hai nhà lãnh đạo.
Tuy nhiên, sau khi ông Trump tái đắc cử, nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn chưa đề cập đến chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Một số ý kiến bày tỏ sự hoài nghi về triển vọng nối lại hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim, viện dẫn các lý do như chương trình hạt nhân và tên lửa tiên tiến của Bình Nhưỡng, mối quan hệ chặt chẽ của Triều Tiên với Nga và những lo ngại an ninh cấp bách hơn đối với Mỹ, chẳng hạn cuộc xung đột ở Ukraine.
Quân đội Hàn Quốc nghi ngờ Triều Tiên chuẩn bị phá nổ các đường kết nối hai miền
Quân đội Hàn Quốc nghi ngại rằng dường như Triều Tiên đang chuẩn bị phá nổ các tuyến đường bộ kết nối hai miền.
Binh sĩ Triều Tiên xây dựng cứ điểm ở Khu phi quân sự (DMZ) ngày 4/6. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) ngày 14/10 nhấn mạnh: "Sau thông báo ngày 9/10, quân đội Triều Tiên đã tiến hành các động thái dường như liên quan đến việc phá nổ các con đường dọc tuyến Gyeongui và Donghae".
JCS xác nhận đang theo dõi chặt chẽ hoạt động đang diễn ra ở phía Bắc Đường phân định quân sự (MDL) đồng thời xem xét các biện pháp đảm bảo an toàn cho binh sĩ và người dân Hàn Quốc.
Trước đó, vào ngày 9/10, quân đội Triều Tiên cảnh báo sẽ cắt toàn bộ tuyến đường bộ và đường sắt kết nối với Hàn Quốc, đồng thời xây dựng cấu trúc phòng thủ mạnh trong các khu vực để đáp trả về các cuộc tập trận giữa Hàn Quốc và Mỹ.
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn thạo tin tiết lộ rằng, vào tháng 3, quân đội Hàn Quốc đã phát hiện Triều Tiên dỡ bỏ hàng chục đèn dọc theo con đường Gyeongui - con đường nối thành phố biên giới Paju của Hàn Quốc với thị trấn vùng biên Kaesong của Triều Tiên, cũng như đường Donghae dọc theo bờ biển phía Đông.
Vào tháng 1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ thị về các biện pháp nghiêm ngặt nhằm chặn tất cả các kênh liên lạc liên Triều dọc biên giới. Ví dụ như cắt đứt tuyến đường bộ Gyeongui, bao gồm cả đường sắt, ở phía Triều Tiên.
Hai con đường Gyeongui và Donghae được xây dựng trong thời kỳ hòa giải giữa hai miền Triều Tiên vào giữa những năm 2000. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chúng không còn hoạt động do mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước.
Đường Gyeongui được sử dụng lần gần đây nhất là khi quan chức Hàn Quốc rút khỏi văn phòng liên lạc chung ở Kaesong vào năm 2020 do đại dịch COVID-19. Trong khi đó, đường Donghae vẫn chưa được sử dụng kể từ hội nghị thượng đỉnh năm 2019 giữa Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên gửi thư cho Tổng thống Putin nói về kỳ vọng năm 2025 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi thư tới Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, khẳng định rằng quan hệ giữa hai quốc gia đã đạt đến một "đỉnh cao mới" và hy vọng rằng năm 2025 sẽ được "ghi nhận là năm đầu tiên" Moskva giành "chiến thắng trong chiến tranh của thế kỷ 21". Theo hãng thông...