Ông trùm hé lộ chuyện giang hồ đẫm máu sau 10 năm quy ẩn
Sau trận đánh bại Thuận chân to tại vũ trường Phi Thuyền, Phạm Văn Hướng bắt đầu ra mắt đàn anh, đàn chị bằng những trận chiến đẫm máu giành địa bàn.
Có nhiều đàn em trong tay, có tiền, Hướng vung tay đập phá và ngày càng mở rộng địa bàn. Cái tên “ Bắc Kỳ Con” cũng nổi lên từ khi Hướng thích để tóc dài. Rồi Hướng cũng bị những đối thủ của bà Mai Sa Cảng – đàn chị giới giang hồ đất Sài thành ngày đó ghi vào “sổ đen” để giải quyết ân oán giang hồ…
Tấm hình hiếm hoi khi Bắc Kỳ Con để tóc dài.
Đấu võ và cờ người
Sau cuộc chiến “một phút hạ gục đối phương” tại vũ trường Phi Thuyền, từ một tên vô danh tiểu tốt, Phạm Văn Hướng đã được nhiều đại ca có “máu mặt” biết đến. Cũng nhờ đó mà Hướng được tham gia vào “lớp tập huấn” đặc biệt của bà Mai Sa Cảng với đầy đủ các mánh khóe cao thủ để trở thành tướng lĩnh trong giang hồ.
Anh Bảy là người đàn ông già nhất và có kinh nghiệm nhất trong số đàn em của bà Mai Sa Cảng. Một thời trai trẻ tiếng tăm, Bảy nổi như cồn, khi nghe đến tên cũng khiếp sợ. Anh Bảy cũng chính là anh trai của bà Mai Sa Cảng nên được anh em rất nể, tôn làm đại ca, kiêm thêm nhiệm vụ bảo vệ cho “anh Bảy”.
Bài học vỡ lòng của một tên mới gia nhập “tổ chức” đều là “bám càng” các đàn anh rồi quan sát cách “tác chiến”. Cứ như thế suốt nhiều tuần liền, Hướng cũng đủ tự tin để được nhận những công việc trọng trách. Hằng ngày cứ đến giờ quy định, Hướng lại điều quân đi thu tiền thay cho Anh Bảy. Sau này có thêm người, Hướng được đặc cách không phải đi làm mà chỉ cần bảo vệ cho Anh Bảy.
Cũng từ đó, Hướng trực tiếp tham gia các cuộc chiến giữa các băng nhóm. Do nhiệm vụ bảo vệ đại ca nên Hướng sẽ phải đánh tất cả những ai có ý đồ phản lại anh Bảy. Suốt một tháng liền, chưa thua một trận, đội quân của Bảy vốn mạnh nay có Hướng càng “khủng” hơn khiến đối thủ phải nể phục.
Phạm Văn Hướng kể lại 10 năm giang hồ ngang dọc của mình.
Vì muốn xem các ngón võ của Hướng, “anh Bảy” đã cho quân của chính mình đánh nhau, đấu võ không khác gì một trận cờ người. Hướng kể: “Có những ngày phải đấu đến 6 trận. Tôi phải đánh với chính những người anh em. Đó không đơn giản là những bài tập võ nghệ mà là đánh nhau thừa sống thiếu chết. Linh Miên, Thái Sầu Riêng, Phong Chùy hợp lại một đội đánh với tôi. Đã là một trận đấu, nếu không thắng thì tôi phải chết, vậy nên lần nào cũng phải thắng để bảo vệ mình, nhưng phải ra tay vừa đủ để anh em không bị thương nặng”.
Trong mỗi một trận chiến, “anh Bảy” thường ngồi “vểnh râu” xem các anh em chiến đấu với nhau. Vì không biết Bảy có mục đích gì nên Hướng đã trực tiếp nói chuyện này với bà chủ. Mai Sa Cảng vô cùng tức giận, ngay sau đó, cho Hướng làm thủ lĩnh thay chân Bảy. Vì tin tưởng Hướng, ngoài việc “tạo công ăn việc làm”, bà Mai Sa Cảng còn thường xuyên chỉ dạy cho Hướng các ngón nghề để khi “làm việc”… không bị bắt và đặc biệt là cách trốn chạy khi bị tóm.
Kể từ ngày lên làm đại ca, Hướng nuôi tóc dài, biệt danh Bắc Kỳ Con cũng được nổi lên từ đó. Theo Hướng, Bắc Kỳ là theo tên gọi theo vùng miền của ngày xưa. Còn biệt danh Bắc Kỳ Con là do thân hình bé nhỏ nên anh em thân cận thường gọi để dễ nhận biết. Hồi đó, Bắc Kỳ Con nhanh chóng quy tụ được đông đàn em, ngày càng chiếm nhiều địa bàn hoạt động của giới xã hội đen khiến các trận chiến sinh tử diễn ra thường xuyên.
Mầm họa huynh đệ tương tàn
Những ngày tháng lên làm đại ca, Hướng bắt đầu học cách làm “lãnh đạo” cũng như việc tiêu tiền vung tay, móc nối quan hệ với nhiều đối tượng để mở rộng địa bàn. Lại kể về “anh Bảy”, sau khi bị Hướng lấy mất vị trí thủ lĩnh một cách dễ dàng đã vô cùng tức giận và hậm hực. Hắn đưa cháu của mình, cũng là cháu ruột của bà Mai Sa Cảng vào băng nhóm, tiếp cận và chống phá việc làm ăn của Hướng.
Video đang HOT
Một đêm, khi Hướng đang ngủ bỗng thấy có bóng người lẻn vào phòng mình. Bỗng bóng đen từ trên cao ập xuống đổ rầm xuống người, Hướng đau điếng la lên và kịp định thần nhận ra đó là cháu của “anh Bảy”. Người này liên tiếp đánh tới tấp vào người nhưng anh không đánh trả vì nghĩ đó cũng là cháu của bà chủ. Hướng nhịn nhục, không nói không rằng đi ra quán ăn gần đó thì lại bị tên kia đánh tiếp từ phía sau khiến chảy máu mũi. Lúc này, thấy anh định đánh trả, tên này mới chịu bỏ đi.
Hướng kể, khi có tiền trong tay anh tổ chức cho vay nặng lãi. Có lần Hướng cho một người đồng hương vay gần hết số tiền trong két nhưng khi cần, đòi mãi không được. Khi Hướng đang đi nghỉ mát dài ngày ở Nha Trang, thì nhận được điện thoại đàn em Hướng thông báo đi đòi nợ bị băng nhóm khác đánh nên tức tốc về Sài Gòn.
Biết đàn em mình bị đánh, Hướng một mình đi thẳng đến gặp nhóm người này. Cáu giận Hướng lao vào đánh tên cầm đầu thì bị cả nhóm đánh lại. Hướng bị liên tiếp những phát gậy vào đầu đến chảy máu rồi ngã gục. Trong lúc nguy cấp, Hướng mới nhớ ra con dao nhỏ giấu trong chiếc tất nên lao vào đâm tên cầm đầu nhóm. Cây mã tấu trên tay người này rơi xuống, đàn em vội xông vào đỡ đại ca, nhân cơ hội Hướng bỏ chạy thục mạng. Rất may, gần đó có một miếu nhỏ nên Hướng lẩn trốn vào đó mới thoát được.
Về phần đứa cháu trai của bà Mai Sa Cảng. Sau nhiều lần xích mích, Bắc Kỳ Con đề nghị bà chủ phải xử lý vụ việc này theo luật giang hồ: “Một là cháu bà đi khỏi, hai là tôi sẽ đi không làm việc cho bà Mai nữa”. Vì sợ mất một trợ thủ đắc lực, Mai Sa Cảng hứa sẽ giải quyết ổn thỏa nhưng cuối cùng tình hình vẫn không thay đổi được gì. Lúc này, đại ca Bắc Kỳ Con tuyên bố tách khỏi đội của bà Mai Sa Cảng lập thành một nhóm riêng.
Thống lĩnh 100 đàn em
Nói là làm, Bắc Kỳ Con cùng hơn 100 “anh em” khác lập thành một băng nhóm riêng. Những tuần sau đó, bằng danh tiếng của Bắc Kỳ Con, tất cả những mối bảo lãnh, cho vay nặng lãi, những vụ giao dịch làm ăn của cả bọn đều rất thuận lợi. Hướng kể: “Bằng những kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được trong quá trình làm việc trước đó, lại được anh em ủng hộ nên công việc của tôi khá thuận lợi. Nhưng cũng chính thời gian này tôi trượt dài vào con đường tội lỗi. Lúc bấy giờ trong đầu tôi đâu có khái niệm về luật pháp, chỉ biết rằng ai mạnh thì người ấy sống mà thôi”.
Sau một thời gian hoạt động, đội quân của Hướng đã thiết lập được nhiều “lãnh địa” trong khi những băng khác “làm ăn” khó khăn hơn nên những trận chiến xảy ra ngày càng nhiều. Với bà Mai Sa Cảng thì Hướng lại càng là cái gai trong mắt. Đó cũng là mầm mống nảy sinh cuộc chiến sống còn giữa hai băng nhóm từng là “anh em một nhà”.
“Ông trùm” nhát… gái
Đó là chia sẻ rất thực lòng từ đại ca Bắc Kỳ Con của 10 năm trước: “Thời đó tôi đúng là chẳng sợ gì chỉ sợ gái thôi. Hồi còn làm việc cho bà chủ Mai Sa Cảng, các anh em đều được “đặc quyền” chọn cho mình các cô gái. Hồi đó tôi chưa từng gần gũi với bất cứ cô nào, nói đúng hơn vì quá hiểu những sóng ngầm của thế giới đó nên tôi sợ. Đó cũng chính là lý do, trong giang hồ luôn truyền tai nhau rằng bất cứ cô gái nào “chiếm” được tôi thì sẽ được thưởng rất lớn”.
Theo Đời sốn Pháp luật Xã hội
Bi kịch của những người trúng số độc đắc
Những gia đình may mắn trúng xổ số độc đắc này không thể ngờ rằng số tiền khổng lồ từ tờ vé số trúng thưởng lại dẫn tới bi kịch đau lòng.
Con sống tha hương vì định "ẵm" vé độc đắc của mẹ
Đó là bi kịch xảy ra với gia đình bà Trần Thị Mai (Long An). Gia đình bà Mai vốn nghèo đói, quanh năm quần quật chẳng đủ ăn. Để lo cho tương lai của đàn con, bà và chồng đưa cả gia đình lên Bình Dương mưu sinh. Sau đó, bà tính toán dùng số tiền ít ỏi làm vốn buôn bán vặt ngoài chợ. Trong khi đó, ông Mai xin được chân bảo vệ cho một công ty nước ngoài. Thu nhập của Mai vợ chồng tuy không cao, song tằn tiện cũng đủ chi tiêu và nuôi bốn đứa con ăn học.
May mắn là các con bà Mai đều học hành thành tài. Rồi lần lượt, người con trai đầu và đứa thứa ba, tư lập gia đình. Chỉ riêng Lâm, cậu con trai thứ vẫn độc thân, sống cùng cha mẹ.
Một ngày nọ, bà Mai ngồi bán buôn trong chợ thì có bà lão đi qua, khuôn mặt thiểu não, trên tay xấp vé số gần như vẫn còn nguyên. Thấy bà lão tội nghiệp, bà Mai bèn rút tiền mua giúp một tờ rồi đưa cho Lâm giữ.
Chiều đến, khi bà Mai bận rộn với gian hàng rau cho công nhân thì bà lão vé số tìm đến vẻ mặt tươi vui báo tin tấm vé lúc chiều đã trúng giải độc đắc với trị giá lên đến 100 triệu đồng. Thời điểm năm 2003, số tiền ấy rất lớn, đặc biệt với một gia đình nghèo như bà Mai. Nghe mẹ báo tin, Lâm phóng xe đi lãnh thưởng nhưng lại trở về với vẻ mặt ủ rũ rồi nói rằng tấm vé trật lất, chắc bà bán vé số nhầm lẫn. Tưởng thật, đôi vợ chồng già buôn xo vì mừng hụt.
Chỉ đến khi bà lão bán vé số đưa ra cuốn sổ ghi đúng dãy số trúng độc đắc trên tờ số đã bán cho bà Mai thì bà mới linh cảm con trai "có vấn đề".
Không chịu nổi sức ép từ người nhà và sự đàm tếu của người dân trong xóm, cuối cùng Lâm cũng đành móc tờ vé số trong ví đưa lại cho mẹ, miệng líu rúi thú nhận ý định chiếm đoạt số tiền thưởng.
Lấy được tờ vé, vợ chồng bà Mai động viên con sẽ bỏ qua mọi chuyện. Cùng dắt nhau đi lĩnh thưởng, bà đã bàn với chồng sẽ chia đều tiền cho các con lấy vốn làm ăn. Thế nhưng, tiền vừa về còn chưa kịp chia thì những đứa con còn lại đã nổi lòng tham, dựng chuyện nói xấu nhau, nịnh cha mẹ hòng kiếm phần nhiều. Gia đình đổi đời nhờ vé số nhưng tình cảm anh em cũng rạn nứt từ đó. Riêng Lâm, vì xấu hổ với việc làm sai trái của mình đã âm thầm bỏ đi biệt tích, không một lần liên lạc với gia đình.
Căn nhà thuê lụp xụp bà Lũy đang ở nuôi con.
"Bao nhiêu năm nhịn ăn nhịn mặc để lo cho chúng nó bằng bạn bằng bè, những tưởng bốn đứa ăn học thành người sẽ có hiếu với cha mẹ. Nào ngờ, đồng tiền lại làm lu mờ hết tình mẫu tử", bà Mai buồn bã nói.
Tính đến nay đã 7 năm gia đình đổi vận nhờ trúng số thì cũng chừng ấy năm ròng Lâm chưa một lần quay lại nhà hay điện hỏi thăm vợ chồng bà một tiếng. Đã có lúc bà từng nói, giá như "lộc trời" đừng đến thì chắc chắn Lâm giờ này vẫn còn ở với vợ chồng bà.
Chồng ôm 1,5 tỷ đồng tiền trúng xổ số đi kiếm quý tử
Cách đây 5 năm, vợ chồng bà Lê Thị Lũy (47 tuổi, trú tại khu phố 6, phường Trung Mỹ Tây, quận 2, TP HCM) mưu sinh bằng nghề bán vé số. Cuộc sống nghèo khó, chồng bà là ông Nguyễn Văn Nam (49 tuổi) thường ao ước, nếu một ngày trời cho trúng số thì sẽ dùng tất cả số tiền xây dựng kinh tế gia đình cho vợ con bớt khổ.
Tháng 8/2009, thời vận cũng mỉm cười với họ thật, khi mấy tờ vé số ế chưa kịp trả cho đại lý trúng giải độc đắc trị giá 1,5 tỷ đồng.
Tay trong tay đi lĩnh thưởng, hai người đã dự tính sau khi cầm tiền trong tay sẽ sớm rời Sài Gòn, về quê làm ăn. Thế nhưng, đến buổi sáng hôm sau, ông Nam lại bảo bà đi mua lễ vật về mang lên chùa cúng dường tạ ơn. Răm rắp nghe theo lời chồng, bà Lũy không ngờ khi trở về thì đã thấy trong ngoài trống vắng, ông Nam đã đi đâu không rõ.
Thấy lạ, bà Lũy đi vào trong gian buồng thì bắt gặp tờ giấy nhỏ bọc lại một cọc gì đó vuông vức. Bà vội mở ra xem thì thấy cọc tiền 10 triệu đồng, trên tờ giấy ghi nguệch ngoạc mấy dòng chữ: "Xin lỗi em, nhưng anh phải có đứa con trai để sau này còn có người bưng bát nhang, em hiểu cho anh".
Đến lúc này, bà Lũy mới ngỡ ngàng. Hóa ra lâu nay ông Nam mong chờ một đứa con trai nối dõi tông đường nhưng bà lại gặp trục trặc về đường sinh nở. Giờ có bạc tỷ trong tay, ông mới trở mặt, bỏ vợ đi kiếm người đàn bà khác mong sinh quý tử để có người "chống gậy".
Vợ đầu độc chồng vì trúng số 100 triệu không chia
Ngày 23/1, TAND tỉnh Hậu Giang đã tuyên phạt Nguyễn Thị Ngàn (53 tuổi, ngụ xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp) 5 năm tù về tội Giết người.
Theo cáo trạng, sau khi chia tay chồng, giữa tháng 7/2010, bà Ngàn về sống như vợ chồng với ông Võ (59 tuổi) ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang).
Giữa tháng 5/2012, ông Võ trúng số khoảng 100 triệu đồng nhưng chỉ đưa cho vợ một ít, còn lại đưa hết cho các con cất giữ. Mang nỗi ấm ức vì bị ông Võ đối xử "bất công", Ngàn thường "mặt nặng mày nhẹ" với chồng.
Ngày 29/6/2012, gần 23h vẫn không thấy ông Võ về, Ngàn nảy sinh ý định đầu độc chồng cho hả giận. Tìm bịch thuốc trừ sâu mà hàng ngày ông Võ vẫn dùng để xịt cho đậu và bắp, bà này liền rắc vào chảo tép đã rang sẵn.
Một lúc sau ông Võ về mang chảo thức ăn ra hâm nóng rồi ăn cơm thì phát hiện trong miệng có cái gì đó "lạo xạo" như cát nên sinh nghi. Lấy đèn pin rọi, ông này phát hiện tép có màu hơi xám. Nghi ngờ đã bị bỏ thuốc độc, ông gọi mọi người đến chứng kiến. Lúc này người đàn ông bắt đầu hoa mắt, khó thở nên được đưa đi cấp cứu và may mắn không nguy hiểm đến tính mạng. Bà Ngàn sau đó đã bị bắt giữ.
Trúng số tới 7 tỷ đồng, chết trong nghèo khó
Đó là trường hợp của ông Nguyễn Lộc (từng sống ở khu phố 1, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), vốn là thợ sửa đồng hồ trên vỉa hè một con đường ở thị xã Thủ Dầu Một.
Rời quê lên thành phố làm việc từ những năm 1980, ông hằng ngày vẫn cặm cụi sửa đồng hồ để kiếm từng đồng bạc lẻ nuôi thân. Thời gian sau, ông yêu rồi về chung sống như vợ chồng với một người con gái có nhà gần đó.
Một buổi chiều của năm 2000, ông thấy có một cụ bà đi ngang qua chỗ mình làm, tay run run với lốc vé số ế. Thấy vậy, ông móc sạch những đồng bạc lẻ trong túi mua 6 vé có hàng số cuối cùng là 56, trùng với năm sinh của ông. Không ngờ, trong số đó có tờ vé trúng số độc đắc.
Sau lần ấy, có người nói rằng ông liên tiếp trúng thêm nhiều lần độc đắc nữa, tổng cộng ông đã trúng giải của 3 công ty xổ số với 55 tờ, tổng giá trị lên đến hơn 7 tỷ đồng, quy đổi ra giá vàng lúc đó là 1.300 lượng.
Có trong tay số tiền quá lớn, ông thay đổi hẳn. Từ một người chồng hiền lành, thương yêu vợ con hết mực ngày nào, ông đã trở thành một tay chơi nổi tiếng đất Thủ Dầu Một.
Dù không tiếc tiền ăn chơi, nhưng chuyện vợ con gia đình thì ông bỏ ngoài tai. Ông có một người con gái bị tật nguyền, nhưng lại không mang đi chữa trị dù rằng tiền lúc đó không thiếu.
Với khối tài sản ấy, ông Lộc có thể tiêu pha cả đời một cách dư dả hoặc làm giàu nhanh chóng nếu biến nó thành vốn kinh doanh. Nhưng qua 3 năm ăn chơi, ông đã trở thành một kẻ trắng tay.
Quay lại cuộc sống nghèo hèn của anh thợ sửa đồng hồ, đối mặt với cơm áo gạo tiền hằng ngày, cầm trên tay những đồng bạc lẻ,... ông như một người điên dại.
Vợ ông cám cảnh ông chồng sáng xỉn chiều say đã đưa 2 con về Đồng Xoài sinh sống. Bạn bè ông có trong thời giàu có cũng ra đi khi biết ông không còn tiền bạc. Những khoản nợ nhỏ ngày nào, họ tìm đến ông để đòi thanh toán.
Trong một lần tranh cãi với một người bạn, ông nổi cơn điên nên lấy dao đâm người này bị thương rồi bỏ trốn. Bẵng đi một thời gian, người thân được báo tin ông đã bị tử vong trong một tai nạn giao thông ở tỉnh Bình Phước.
Như muốn cho con cái quên đi quá khứ không có gì tốt đẹp của người cha, vợ ông sau khi chôn cất chồng, đợi đến kỳ mãn tang đã cho bỏ hết những tấm ảnh có mặt ông. Hình bóng ông rơi vào quên lãng, chỉ có cái tiếng của một người may mắn trúng số nhưng không biết sử dụng đồng tiền đã bị vong mạng trong nghèo khó là còn mãi với người dân ở thành phố Thủ Dầu Một.
Theo Pháp luật & Xã hội
"Chúng tôi xin giữ lại đồng chí Giang!" "Hiếm có một người CSKV nào nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và có tình người như đồng chí Giang. Dù biết CSKV phải luân chuyển địa bàn, nhưng chúng tôi vẫn xin với lãnh đạo phường cho chú Giang ở lại" - bác Vũ Văn Thật, Trưởng ban Công tác Mặt trận kiêm Phó Bí thư chi bộ khu dân cư Tân...