Ông Trần Thế Cương là Tổng chủ biên Hội đồng biên soạn tài liệu GD địa phương
UBND TP. Hà Nội ban hành quyết định về việc kiện toàn Hội đồng biên soạn tài liệu giáo dục địa phương thành phố cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Theo đó, Tổng chủ biên Hội đồng biên soạn tài liệu giáo dục địa phương Thành phố Hà Nội ở cả 3 cấp học là ông Trần Thế Cương – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Chủ biên cấp tiểu học là bà Trần Lưu Hoa – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và ông Đinh Gia Lê – Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Chủ biên cấp trung học cơ sở là ông Phạm Vĩnh Thái – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Chủ biên cấp trung học phổ thông là ông Trần Ngọc Điệp – Phó trưởng Ban biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Cùng với đó là 24 tác giả chia đều cho các cấp học.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Thùy Linh.
Nội dung quyết định nêu rõ: Hội đồng biên soạn nội dung giáo dục địa phương có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức biên soạn nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố và các quy định hiện hành của pháp luật bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Hội đồng biên soạn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Trước đó, năm 2019, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 274/KH-UBND tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Giáo dục địa phương sẽ là nội dung bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố. Tùy theo từng cấp học, nội dung giáo dục địa phương sẽ được tích hợp trong các hoạt động trải nghiệm và trong việc tổ chức dạy học các môn học; bảo đảm yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, phù hợp với lứa tuổi, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức của học sinh.
TP Cần Thơ triển khai chương trình Giáo dục địa phương lớp 6
UBND TP Cần Thơ vừa có công văn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 466/Q-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông của TP Cần Thơ.
Chủ tịch UBND thành phố giao Giám đốc Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp Chủ tịch UBND quận, huyện và thủ trưởng cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Một buổi học của học sinh Trường THCS Thị trấn Thới Lai. Ảnh: B.NG
Chương trình Giáo dục phổ thông mới quy định giáo dục địa phương là một nội dung giáo dục bắt buộc, được bắt đầu triển khai thực hiện từ học kỳ II, năm học 2021-2022 đối với lớp 6. Chương trình gồm những nội dung về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục chung thống nhất trong cả nước. Qua đó, trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Ở cấp THCS và THPT, nội dung giáo dục địa phương có vị trí tương đương các môn học khác với thời lượng 35 tiết/năm học.
Tài liệu Giáo dục địa phương do UBND TP Cần Thơ tổ chức biên soạn, thẩm định. Hiện nay, Sở GD&ĐT thành phố đang xin chủ trương, hoàn thiện các quy trình để in và phát hành thành sách để giảng dạy cho học sinh.
ề nghị phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 TP Cần Thơ UBND TP Cần Thơ vừa có tờ trình gửi Bộ Giáo dục và ào tạo (GD&T) về việc đề nghị phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 TP Cần Thơ. Học sinh Trường Tiểu học Hưng Phú 1 tự học tại nhà. Thực hiện Công văn số 4045/BGDT-GDTH của Bộ GD&T về việc hoàn thiện tài liệu giáo dục địa...