Ông Trần Minh Bình đại diện 40% vốn nhà nước tại VietinBank
Ngân hàng Nhà nước cử ông Trần Minh Bình, Chủ tịch VietinBank làm người đại diện 40% vốn tại ngân hàng từ 17/9.
Quyết định này được đưa ra sau khi ông Trần Minh Bình được bầu làm Chủ tịch Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) từ 7/9. Trước đó, cựu Chủ tịch Lê Đức Thọ cũng được giao đại diện 40% vốn của nhà nước tại ngân hàng.
Trong năm nay, VietinBank kế hoạch phát hành gần 1,1 tỷ cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ hơn 29% để nâng vốn điều lệ lên gần 48.058 tỷ đồng – cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, cổ đông ngoại MUFG Bank nắm 19,73%.
Vào đầu tháng 11, nhà băng này sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019 – 2024. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự đại hội cổ đông bất thường là ngày 4/10.
Video đang HOT
Chủ tịch mới của VietinBank, ông Trần Minh Bình, sinh ngày 7/12/1974 tại Quảng Bình. có bằng Thạc sỹ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân – Đại học ULB (Bỉ). Ông là cử nhân, chuyên ngành Kế toán, Học viện Ngân hàng, trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Ông Bình có hơn 22 năm kinh nghiệm làm việc tại VietinBank, trong đó có 17 năm đảm nhận vị trí cán bộ quản lý nghiệp vụ tại trụ sở chính và chi nhánh, 8 năm ở cương vị lãnh đạo cấp cao tại VietinBank.
Mỗi hộ có thể được hỗ trợ đến 100 triệu đồng khi chuyển khỏi vùng thiên tai
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho rằng, hỗ trợ các hộ dân tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất là một nội dung rất quan trọng.
Ngày 7/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa cho ý kiến về đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh này giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Đề án).
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã cho ý kiến về đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh này giai đoạn 2021-2025.
Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, thiên tai diễn biến bất thường, khắc nghiệt gây tổn thất về người và tài sản của nhân dân, nhất là các huyện miền núi, theo lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, việc xây dựng Đề án là rất cần thiết, nhằm giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, đảm bảo công tác quản lý, giữ vững quốc phòng - an ninh.
Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho rằng, đây là một nội dung rất quan trọng, với mục tiêu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là người dân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với tinh thần "không để một ai bị bỏ lại phía sau"; từ đó thu hẹp, rút ngắn sự chênh lệch về đời sống giữa đồng bào miền núi với đồng bào miền xuôi, giữa nông thôn với thành thị.
Việc sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của địa phương lần này theo Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa là phải thực hiện để người dân được đến nơi ở mới an toàn; phải tạo điều kiện cho Nhân dân được tiếp cận các dịch vụ cơ bản, người dân được lao động, sản xuất kinh doanh.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu cần nghiên cứu để tăng mức hỗ trợ cho hộ nhà sàn, nhà không kiên cố từ 40 lên 50 triệu đồng; trong đó nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, 10 triệu đồng được huy động từ nguồn hỗ trợ khác.
Đối với nhà cấp bốn, nhà bằng, đồng ý hỗ trợ 75 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, 25 triệu đồng được huy động từ các nguồn hỗ trợ khác.
Đối với nhà 2 tầng trở lên đồng ý hỗ trợ 100 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng, 30 triệu đồng huy đồng từ các nguồn hỗ trợ khác.
Ông Đỗ Trọng Hưng cũng lưu ý cần làm theo lộ trình, kế hoạch của Đề án, trước mắt ưu tiên triển khai thực hiện 3 khu tái định cư tập trung gồm: Khu tái định cư bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát; khu tái định cư Co Hương, bản Ngàm, xã Tam Thanh; khu tái định cư bản Lở, xã Nam Động, huyện Quan Hóa theo hình thức dự án khẩn cấp phòng, chống lụt bão để bảo đảm đời sống cho Nhân dân.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này hiện có 2.778 hộ/11.897 khẩu đang sinh sống tại 83 xã, thuộc 12 huyện có nguy cơ xảy ra lũ quét và 5.725 hộ/23.868 khẩu sống tại 129 xã, phường, thị trấn của 17 huyện, thị xã đang sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất.
Sở chỉ huy tại ổ dịch Thanh Xuân "không bóng người" khi Thủ tướng kiểm tra Sau khi kiểm tra thực tế tại điểm nóng dịch ở phường Thanh Xuân Trung (Hà Nội), Thủ tướng đã kiểm tra đột xuất sở chỉ huy tiền phương thì thấy nơi này không có người trực. Chiều 31/8, ngay sau đến kiểm tra tại Bệnh viện dã chiến ở quận Hoàng Mai, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã đến kiểm...