Ông Trần Đăng Tuấn: Không nên bỏ biên chế với giáo viên vùng cao

Theo dõi VGT trên

Giáo viên khi lên vùng rừng núi, phần quan trọng là để được vào biên chế. Nhưng sau những khó cực ban đầu, họ dần gắn bó, yêu thương.

Ông Trần Đăng Tuấn, người nhiều năm gắn bó với công tác thiện nguyện ở vùng cao, góp ý về đề xuất bỏ biên chế giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tôi không muốn nói điều này, vì ít nhiều nó sẽ tổn thương những người tôi quý trọng. Nhưng cần phải nói.

Tôi đã gặp nhiều người rất trẻ, quê ở đồng bằng, lên tận những bản xa xôi làm giáo viên. Họ rất thiếu thốn, cực khổ, nhất là các cô giáo trẻ. Không những thiếu về điều kiện sống, họ còn dễ lỡ làng cả hạnh phúc riêng tư.

Có câu “Chim khôn, chim đậu cành mai. Gái khôn gái đậu cầu vai biên phòng…”, là nói về những cô giáo may mắn có hạnh phúc lứa đôi với chiến sĩ biên phòng. Nhưng không phải ai cũng được thế. Có những vùng, chỉ các đồn biên phòng mới có những chàng trai người Kinh. Do khác biệt văn hoá, việc thành đôi với trai bản địa là rất hiếm.

Tại sao họ vẫn lên và ở lại, có khi hàng chục năm, có khi là mãi mãi? Nếu nói do hoài bão, do tấm lòng với trẻ vùng cao, như là trong các bài ca, áng văn, thì cũng không sai. Sau những ngày tháng cực khó khăn ban đầu, họ dần gắn bó với trẻ, họ yêu thương, họ thích nghi dần.

Nhưng phải nói thật là họ khi đi lên vùng rừng xa núi thẳm, phần quan trọng là do được vào biên chế. Thiệt thòi nhiều, nhưng đổi lại họ có một vị trí và công việc ổn định. Rồi đa số họ hy vọng được dần luân chuyển về những vùng trung tâm hơn.

Lý thuyết thì từng có chế độ nam 5 năm, nữ 3 năm ở vùng sâu thì được luân chuyển về quê hương tiếp tục làm giáo viên. Nhưng chế độ ấy ít khi thành hiện thực. Ở quê họ luôn không thiếu thầy cô giáo. Sau nhiều năm ở bản, được dịch chuyển dần về các thị trấn, trung tâm của tỉnh, tiện đường về quê hơn, đã là may mắn.

Thời gian gần đây, do giao thông miền núi tốt hơn nhiều, sự cô đơn ngăn cách giảm đi, số giáo viên cuối tuần về nhà ở thị trấn tăng lên. Nhưng vẫn còn cơ cực lắm, nhất là với giáo viên quê ở tận các tỉnh đồng bằng và chưa lập gia đình.

Giáo viên người dân tộc ngày một nhiều lên, nhưng như tôi thấy, gánh nặng chủ yếu của nghề dạy học vùng cao hiện vẫn trên vai giáo viên người gốc miền xuôi lên công tác. Nhiều nơi, 100% giáo viên mầm non là người gốc xuôi. Ở tiểu học, tỷ lệ này cũng nhiều nơi gần như vậy.

Video đang HOT

Tôi không có ý kiến về việc chuyển sang tự chủ nhân sự, bỏ chế độ biên chế với những trường học công lập ở thành phố, khu vực đông đúc dân cư. Dù rằng việc đó cũng rất cần thận trọng. Nhưng trong tương lai còn rất dài, có biên chế nhà nước là một bù đắp với người lên bản làng xa dạy học. Họ đã chịu quá nhiều thiệt thòi rồi, nếu không trong biên chế, mọi cái do hiệu trưởng quyết định, hãy đặt mình vào vị trí họ mà cảm nhận.

Sắp xếp ai đi bản nào đã là một quyền rất lớn của hiệu trưởng. Đa số hiệu trưởng là những người còn hy sinh nhiều hơn và thương đồng nghiệp. Nhưng nếu quyền giữ hay sa thải cũng do hiệu trưởng quyết định, thì ở đâu thiếu chút công tâm, ở đó có bi kịch của những giáo viên rời quê hương lên vùng cao.

Có thể nói nhiều về chất lượng giáo dục. Nhưng ở nhiều bản làng xa xôi, chất lượng hiện nay là vấn đề trẻ có đi học không và có người vững tâm dạy trẻ không. Những đêm đông, cô đơn bên bếp lửa, trong những căn phòng chi chít khe hở lạnh, giáo viên cắm bản sẽ nghĩ gì khi biết bất cứ lúc nào cũng có thể lại tay trắng về quê, nơi từ đó họ ra đi với nguồn động lực là gian khó nhưng thành người của nhà nước, không phải lo mất việc?

Tôi biết mọi cái còn ở ý định, thử nghiệm. Nhưng với giáo viên vùng cao, tôi cho rằng hiện giờ và rất lâu nữa, chuyện bỏ biên chế chỉ nói đến cũng không nên, không được. Thí nghiệm thế nào ở các thành phố là việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng Bộ trưởng nên nói rõ ràng một điều: Những vấn đề này chưa đặt ra và sẽ không đặt ra trong không chỉ một nhiệm kỳ Bộ trưởng, với khu vực dạy học vùng cao, vùng sâu.

Theo VNN

Chuyện hai vợ chồng trẻ 8 năm gieo 'niềm tin' cho học sinh

"Học không chỉ để làm ông này bà kia, mà học để chúng ta có thể thêm hiểu biết về thế giới rộng lớn này và làm chủ bản thân mình" - hai vợ chồng thầy May đưa ra lời khuyên.

Trước ngày mở đường, điểm trường tiểu học Thăm Thẩm (đóng trên địa bàn xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An) được xem là một trong những nơi khó khăn nhất của huyện Tương Dương.

Chuyện hai vợ chồng trẻ 8 năm gieo niềm tin cho học sinh - Hình 1

Một lúc phụ trách 3 lớp, cô Minh phải đi dạy kèm từng em một.

"Nơi đâu có tình yêu thì ở đó có sự sống"

Điểm trường vỏn vẹn chỉ có một dãy hai phòng học tạm bợ được dân bản chung sức dựng lên, nên từ những ván gỗ tạm bợ nay đã xuống cấp, nằm chênh vênh trên đỉnh núi.

Đã gần 1 thập kỷ cắm bản dạy học tại điểm trường này, thế nhưng hai vợ chồng cô Kim Thị Minh (36 tuổ.i) và thầy Kha Văn May (38 tuổ.i) vẫn chưa thích nghi hết với khí hậu tại đây.

Cô Minh nói: "Ở đây thời tiết thay đổi thất thường đến chóng mặt" và cho biết luôn phải mang theo bên mình một chiếc áo khoác dù trời nắng đến gần 40 độ C để kịp thích ứng với thời tiết thay đổi.

Tranh thủ quét dọn lại phòng học, cô Minh nhanh chóng đi lấy nước tưới cho bồn hoa nhỏ nhắn trước điểm trường.

Cô Minh kể, sau khi tốt nghiệp đại học, cô theo tiếng gọi của tình yêu cô lên làm dâu và cùng chồng giảng dạy tại trường tiểu học Nhôn Mai. Cách đây 8 năm, hai vợ chồng cô được phân công về điểm trường tiểu học Thăm Thẩm cắm bản, "cõng" con chữ đến với các em học sinh.

Những ngày đầu mới lên đây công tác, cô không khỏi rùng mình. Nhiều lần bật khóc khi phải vượt qua những con đường mòn vắt ngược lê.n đỉn.h núi, "bò" men theo khe núi đá bên bờ vực sâu cực kỳ hiểm trở để đến với điểm trường.

Chuyện hai vợ chồng trẻ 8 năm gieo niềm tin cho học sinh - Hình 2

Thời tiết thay đổi thất thường, hai vợ chồng thầy May phải mặc thêm áo ấm để dạy trong mùa hè.

"Thời đó khó khăn lắm, không có đường như bây giờ, trường còn đóng ở phía trong, mưa là bị ngập. Muốn đến điểm trường, hai vợ chồng tôi chỉ có nước lội bộ thôi. Bây giờ thì đường sá đi lại thuận tiện hơn, hai vợ chồng cũng chuyển ra dựng lán ở ngay gần trường để tiện đi lại và thăm hỏi các em học sinh luôn", thầy May tâm sự.

Suốt nhiều năm liền hai vợ chồng cùng nhau vượt qua trăm ngàn khó khăn để gieo con chữ tại điểm trường từng được xem là khó khăn nhất của huyện Tương Dương. Nói về những vất vả trong công việc cô Minh chỉ mỉm cười và nói "Nơi nào có tình yêu thì nơi đó sẽ có sự sống thôi".

Việc được phân công cùng chồng "cắm" tại một điểm trường đầy gian nan nhưng đối với cô giáo trẻ này đó lại là một thuận lợi. Bởi nếu ngày ấy, chỉ một mình cô vào điểm trường này thì có lẽ cô đã không trụ nổi. Nhưng có người chồng bên cạnh, những khó khăn dường như không còn, trên gương mặt cô lúc nào cũng nở nụ cười.

"Nói thật là ngày đó nếu không có chồng ở bên cùng hỗ trợ, động viên thì tôi chắc gì đã bám trụ lại được ở đây. Khó khăn là vậy nhưng cứ nghĩ đến hình ảnh mấy đứ.a tr.ẻ mới mấy tuổ.i đầu đã phải bỏ học theo bố mẹ vào rẫy thì tôi lại thấy xót, và thương cho tương lai của các em. Cứ như vậy, thế hệ này đến thế hệ kia chỉ biết bám vào nương rẫy thì khi nào mới thay đổi được", cô Minh cho biết.

Gieo tư tưởng cũng quan trọng như dạy chữ

Hiện tại điểm trường này có 5 lớp với 25 học sinh, người vợ phụ trách lớp 1, 2, 3 còn chồng là thầy May phụ trách hai lớp 4 và 5. Nhắc đến các em học sinh của mình, thầy May hồ hởi cho biết, đến thời điểm hiện tại, học sinh trong vùng đã không còn tình trạng bỏ học để đi làm rẫy. Một con đường thảm nhựa cũng vừa mới được làm đi ngang qua trường nên tạo điều kiện thuận lợi để các em học sinh tới trường hơn.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, người thầy giáo 38 tuổ.i này đã phải cùng vợ mình dùng mọi phương án để vừa truyền đạt chữ, vừa truyền đạt tư tưởng cho các em. Theo thầy May, đối với học sinh vùng cao, việc học của các em chỉ thường dừng lại ở biết chữ.

Thậm chí nhiều em và gia đình chỉ quan tâm đến việc làm nương rẫy nên trước khi dạy chữ cho các em, hai vợ chồng thầy May luôn tâm sự, nói chuyện thật nhiều để các em biết được tầm quan trọng của việc học.

Chuyện hai vợ chồng trẻ 8 năm gieo niềm tin cho học sinh - Hình 3

Điểm trường Thăm Thẩm.

"Chúng tôi luôn nói với các em, học không chỉ là để làm ông nọ bà kia mà là để có thể làm chủ bản thân, nâng cao kiến thức để hiểu biết thêm về thế giới. Vì vậy mà suốt 3 năm qua, ở điểm trường này đã không còn tình trạng các em bỏ học, nghỉ học đi làm rẫy. Các em trong độ tuổ.i cũng đến trường đầy đủ", thầy May vui vẻ cho biết.

Lớp học tại đây cũng thật đặc biệt, khi người giáo viên một lúc phải phụ trách 3 lớp dù số lượng học sinh rất ít. Trong mỗi phòng học, mỗi lớp được xếp bàn hướng về một phía khác nhau. Trong cùng một buổi dạy, thầy, cô liên tục thay đổi vị trí để thực hiện những giáo trình khác nhau đối với mỗi lớp học.

"Hiện tại điều kiện cơ sở vật chất của điểm trường này vẫn còn rất nhiều khó khăn, chúng tôi cũng mong các cấp tạo điều kiện hỗ trợ hơn nữa để khắc phục giúp công tác dạy và học được tốt hơn", cô Minh chia sẻ.

Theo Ngọc Hoa/ Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km
15:14:57 29/09/2024
Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long
14:58:51 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Love Next Door gây tranh cãi vì loạt lời thoại sến súa, Jung Hae In và Jung So Min không thấy ngại ư?

Hậu trường phim

20:40:00 29/09/2024
Từng là một bộ phim được người xem kỳ vọng sẽ trở thành siêu phẩm mới của châu Á, nhưng Love Next Door lại dần có dấu hiệu hụt hơi bởi sự thiếu mới mẻ trong kịch bản

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt

Tin nổi bật

20:10:46 29/09/2024
18 giờ tối nay, tại khu vực Trường đua Khu du lịch Đại Nam, chương trình nghệ thuật sân khấu hóa, hoạt động thể thao đặc sắc và giao lưu với CEO Nguyễn Phương Hằng đã được diễn ra.

Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu

Nhạc việt

20:09:15 29/09/2024
Dù đi diễn nhiều năm và gặp không ít sự cố trên sân khấu nhưng tình huống diễn ra vào tối 28/9 vừa qua chắc hẳn là sự kiện lịch sử khó quên đối với Erik.

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?

Thế giới

20:04:13 29/09/2024
Nhà ở, văn phòng làm việc, và thậm chí cả công viên giải trí cũng trở nên trống vắng không bóng người. Không ai được phép vào thành phố mà không có giấy phép.

Son Heung Min chưa chắc chơi trận đại chiến gặp Manchester United

Sao thể thao

20:04:01 29/09/2024
Đội trưởng Son Heung Min chưa chắc tham gia trận đại chiến gặp Manchester United, thuộc khuôn khổ giải Ngoại hạng Anh.

"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường

Sao châu á

19:48:18 29/09/2024
Xuất hiện trước ống kính team qua đường , Hyun Bin diện một bộ đồ thể thao với áo phông 3 lỗ kết hợp quần short khỏe khoắc, khoe cơ bắp săn chắc.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.