‘Ông tổ’ của bánh mì Việt được UNESCO vinh danh
Mới đây, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định công nhận văn hóa bánh mì (baguette) của Pháp là di sản văn hóa phi vật thể.
Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 17 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ 28/11-3/12 tại thủ đô Rabat (Maroc), Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định đưa văn hóa bánh mỳ (baguette) của Pháp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể.
Tổng giám đốc của UNESCO, Audrey Azoulay, nói với CNN rằng quyết định bảo vệ baguette nhằm tôn vinh “truyền thống”, “nghề thủ công” và đảm bảo “ cách nướng thủ công” của loại bánh này được “truyền lại cho thế hệ tiếp theo”.
“Đây là nét thân thuộc trong văn hóa ăn uống của nhiều người. Luôn có một cửa hàng bán bánh mì ở bất kỳ đâu, bạn có thể đi mua bánh mì tươi với giá cả phải chăng, đồng thời gặp gỡ mọi người, gặp gỡ những người làm bánh, đó là một yếu tố rất quan trọng của sự gắn kết xã hội”, bà Azoulay cho biết.
Bên cạnh đó, bà Azoulay cũng nhấn mạnh rằng Pháp phải mất tới 6 năm để thu thập tất cả các tài liệu cần thiết trước khi gửi yêu cầu lên UNESCO.
“Điều này sẽ khiến mọi người nhận ra rằng chiếc bánh mì bình thường mà họ thấy là một thứ gì đó quý giá. Nó đến từ lịch sử, có đặc trưng riêng và điều quan trọng là để công chúng hiểu rõ và tự hào về nó”, bà nói.
Baguette – loại bánh mỳ được làm từ hỗn hợp bột mỳ, nước, men và muối, đã trở thành biểu tượng hàng đầu của nước Pháp giống như Tháp Eiffel.
Theo Observatoire du Pain, một nhóm nghiên cứu theo dõi thói quen và xu hướng tiêu thụ bánh mì ở Pháp, tỷ lệ tiêu thụ bánh mì trung bình hàng ngày của người trưởng thành đã giảm từ 143 g/ngày (5 ounce/ngày) vào năm 2003 xuống còn 103 g/ngày (3,6 ounce/ngày) vào năm 2016. Sự gia tăng số lượng các chuỗi siêu thị bán bánh mì được cho là nguyên nhân khiến hàng trăm tiệm bánh do gia đình sở hữu đóng cửa.
Mặc dù lượng tiêu thụ bánh mỳ đã giảm trong thập kỷ qua, Pháp vẫn cho “ra lò” khoảng 16 triệu chiếc/ngày, tương đương 6 tỷ chiếc/năm.
Video đang HOT
Bánh mì baguette cũng được người Pháp đưa vào Việt Nam từ thế kỷ 20 và được coi là “tiền thân” của bánh mì Việt. Nhờ sự sáng tạo và biến tấu của người dân địa phương, bánh mì ở Việt Nam đã khẳng định được tiếng nói riêng và trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Phiên bản bánh mì phổ biến nhất có phần nhân gồm pate làm từ gan lợn ăn kèm chả lụa, cà rốt bào sợi muối chua, rau mùi (ngò), sốt và một vài nguyên liệu khác. Du khách cũng có thể tìm thấy những loại bánh mì ăn kèm thịt nướng. Vị giòn của vỏ bánh cùng nguyên liệu tươi ngon có trong nhân sẽ mang tới cho thực khách những trải nghiệm khó quên.
Vợ chồng Mỹ gốc Việt bán nhà mở tiệm bánh mì nức tiếng, quảng bá ẩm thực Việt
Đứng sau thương hiệu Bánh Mì Oven - một trong những tiệm bánh mì Việt có tiếng tại TP.San Jose (bang California, Mỹ) là cặp vợ chồng trẻ người Mỹ gốc Việt Vũ Đinh - Linh Đào.
Bánh Mì Oven hiện trở thành thương hiệu quen thuộc với nhiều người trong các cộng đồng khác nhau ở Mỹ khi muốn ra ngoài ăn, tìm món lót dạ trước giờ vào làm hoặc thậm chí không thể thiếu trong những buổi tiệc, hội họp của các văn phòng, hãng xưởng tại đây.
Trả lời Thanh Niên, hai vợ chồng Vũ Đinh - Linh Đào, chủ chuỗi cửa hàng Bánh Mì Oven, chia sẻ câu chuyện bén duyên với kinh doanh bánh mì Việt.
Bánh mì được lòng người Việt ở Mỹ NVCC
Bán nhà... để mở tiệm bánh mì Việt
Anh chị có thể kể về thời điểm ra đời của tiệm Bánh Mì Oven và cơ duyên đưa anh chị tới việc mở tiệm bánh mì Việt, mà không phải là món ăn Việt khác?
Trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ, chồng Linh - Vũ Đinh đã thử sức với rất nhiều mô hình kinh doanh và sản phẩm khác nhau (quán cà phê, tiệm chè, cửa hàng thức ăn nhanh, công ty phần mềm dành cho nhà hàng,...). Tuy nhiên, đến năm 2017, anh Vũ đã quyết định chọn bánh mì - món ăn đường phố được thế giới gọi tên và trở thành niềm tự hào của ẩm thực Việt để kinh doanh, phát triển cũng như giới thiệu ẩm thực Việt đến bạn bè quốc tế.
Trong khoảng thời gian đó, anh Vũ đã bỏ hết các dự án khác, thậm chí là bán cả nhà để mở tiệm đầu tiên của chuỗi Bánh Mì Oven tại khu Little Sài Gòn ở San Jose - một trong những thành phố đông người Việt nhất tại Mỹ.
Cũng rất vui vì nhờ sự yêu mến của quý khách hàng, hiện nay Bánh Mì Oven đã có 3 cửa hàng tại TP.San Jose (bang California), 1 cửa hàng tại TP.Austin (bang Texas) và Bánh Mì Oven vẫn đang trong kế hoạch phát triển cũng như mở rộng thêm nhiều chi nhánh tại Mỹ.
Vì sao tiệm bánh mì tên là Bánh Mì Oven?
"Bánh mì" vinh dự được là một trong ba từ Tiếng Việt có mặt trong từ điển Oxford. Người Việt mình hay gọi nơi sản xuất ra bánh mì là "Lò Bánh Mì", mà trong Tiếng Anh "Oven" nghĩa là lò nướng. Vì vậy tên "Bánh Mì Oven" ra đời từ đây.
Anh chị có thể liệt kê vài thực đơn bánh mì của tiệm Bánh Mì Oven, và loại bánh mì Việt nào là bán chạy nhất?
Thực đơn của Bánh Mì Oven phong phú và đa dạng với hơn 36 loại bánh mì, 10 loại thức uống và 9 loại chè. Tiêu biểu là bánh mì pate thịt nguội đặc biệt, bánh mì thịt heo nướng sả, bánh mì gà nướng mật ong và bánh mì bò cuộn lá lốt. Ngoài ra, Bánh Mì Oven còn có hơn 7 loại bánh mì chay và bánh mì nướng muối ớt - một món ăn vặt rất được ưa chuộng tại đây.
Bảng hiệu quảng cáo Bánh Mì Oven trên cao tốc I35 ở TP.Austin (bang Texas) NVCC
Bánh mì Oven "hớp hồn" các cộng đồng tại Mỹ
Thực khách của Bánh mì Oven thường là sắc dân nào? Trên các trang mạng xã hội, có thể thấy thực khách để lại nhận xét rất tốt về Bánh Mì Oven, anh chị có chia sẻ gì thêm về điều này không?
Hầu hết Linh thấy các sắc tộc khác nhau đều ghé đến Bánh Mì Oven để mua bánh mì, không những cho mình mà mua về để giới thiệu đến bạn bè và gia đình.
Bánh Mì Oven cũng phục vụ rất nhiều suất ăn trưa hay những phần ăn được đặt theo yêu cầu cho những buổi tiệc, hội họp của các văn phòng, hãng xưởng tại San Jose và các thành phố lân cận. Không những thế, Bánh Mì Oven còn cung cấp bánh mì và các loại nhân bánh mì cho những tiệm bánh mì, tiệm phở hay tiệm cà phê theo đơn đặt hàng.
Bánh mì Oven rất được nhiều thực khách địa phương ưa thích NVCC
Khách hàng chia sẻ khi họ đến Bánh Mì Oven, ngoài việc có thể mua bánh mì luôn mới (được sản xuất và bán trong ngày, cam kết nói không với bánh mì để qua ngày) với giá cả phải chăng (tầm 3,5-11 USD/ổ) với hương vị đậm đà thì khách hàng còn nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp từ đội ngũ nhân viên. Đồng thời, Bánh Mì Oven cũng có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng với số lượng lớn.
Nhiều thực khách cho biết rất thích ăn bánh mì thịt nướng cùng một số loại bánh mì khác của Bánh Mì Oven vì hương vị thơm ngon, đặc biệt là nước xốt bánh mì không lẫn vào đâu được, anh chị có thể tiết lộ bí quyết tạo nên nước xốt đặc trưng của Bánh Mì Oven?
Bánh Mì Oven hiện trở thành thương hiệu quen thuộc với nhiều gia đình sắc dân khác nhau ở Mỹ NVCC
Công thức nước xốt của Bánh Mì Oven là do chính Linh tự mày mò chế biến ra và cũng phải sau rất nhiều lần điều chỉnh mới cho ra hương vị hiện tại. Sở dĩ nước xốt này đặc biệt là vì Linh đã dùng nước ép táo, lê để nấu cùng với mật ong và hơn 20 loại gia vị khác để tạo hương vị đậm đà cho nước xốt.
Trung bình mỗi ngày Bánh Mì Oven bán bao nhiêu ổ bánh mì?
Trung bình thì một cửa bán lẻ của Bánh Mì Oven bán khoảng 700-1.000 ổ bánh mì mỗi ngày.
Cảm ơn anh chị đã dành thời gian chia sẻ cho quý độc giả Thanh Niên về câu chuyện kinh doanh bánh mì Việt của mình cùng niềm đam mê đưa ẩm thực Việt lan tỏa tại Mỹ.
Cửa hàng cà phê phin, bánh mì Việt nổi tiếng giữa trời Singapore Chiếc bánh mì cùng cà phê là hai món Việt phổ biến được chu du nhiều nơi trên thế giới. Nếu có cơ hội ghé qua Joo Chiat, Singapore, bạn sẽ bắt gặp một cửa hàng phục vụ những món ăn đường phố đậm chất Việt này. Giống như phở, bánh mì và cà phê là hai trong số những món ăn phổ...