Ông Tập muốn xây ‘Con đường Tơ lụa kỹ thuật số’ với ASEAN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn tăng cường hợp tác với ASEAN thông qua thúc đẩy “ Con đường Tơ lụa kỹ thuật số” nhằm tăng cường kết nối.
“Năm nay là Năm ASEAN – Trung Quốc về Hợp tác Kinh tế Số. Trung Quốc sẽ cùng các nước ASEAN nắm bắt cơ hội được tạo ra từ một cuộc cách mạng khoa học công nghệ và chuyển đổi công nghiệp mới”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay phát biểu trong video phát tại Hội chợ Trung Quốc – ASEAN ở thành phố Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây.
“Trung Quốc sẽ phối hợp với ASEAN về Cảng Thông tin Trung Quốc – ASEAN nhằm thúc đẩy kết nối kỹ thuật số và xây dựng một Con đường Tơ lụa kỹ thuật số”, ông Tập nói thêm.
Chủ tịch Trung Quốc đảm bảo với các nhà lãnh đạo châu Á rằng Bắc Kinh dành ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với ASEAN, đồng thời cam kết tiếp tục chiến lược mở cửa để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau Covid-19.
“Trung Quốc sẽ không ngừng mở cửa với thế giới bên ngoài, tăng cường liên kết kinh tế trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự hồi phục chung của thế giới thông qua việc tự hồi phục nền kinh tế Trung Quốc, từ đó tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm ASEAN, sẽ được hưởng lợi”, ông Tập nói.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video tại lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN lần thứ 17 và Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư Trung Quốc – ASEAN hôm 27/11. Ảnh: Xinhua .
Chủ tịch Trung Quốc đưa ra thông điệp này hai ngày sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden tuyên bố chương trình nghị sự của ông sẽ giúp Mỹ lấy lại vị thế lãnh đạo toàn cầu và tăng cường liên minh với châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay cũng kết thúc chuyến công du tới Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh quan trọng của Mỹ, cam kết Trung Quốc sẽ cùng hai nước này vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Ông Tập, Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên đưa ra một bài phát biểu quan trọng từ khi Hội chợ Trung Quốc – ASEAN được tổ chức lần đầu năm 2004, nói rằng trong lúc thế giới đang đối mặt với bất ổn và bất định do chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, Trung Quốc luôn ưu tiên mối quan hệ với ASEAN.
“Trung Quốc luôn coi ASEAN là một ưu tiên trong quan hệ với các nước láng giềng và coi đây là khu vực then chốt để xây dựng Sáng kiến Vành đai và Con đường”, ông nói. “Trung Quốc ủng hộ vị thế trung tâm của ASEAN trong hợp tác Đông Á và ủng hộ ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong xây dựng một cấu trúc khu vực mở và bao trùm”.
Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN trong 5 năm tới trên nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cơ sở hạ tầng và sức khỏe cộng đồng, cũng như “tích cực xem xét nhu cầu của các nước ASEAN” khi Trung Quốc hoàn thiện nghiên cứu và sản xuất các loại vaccine Covid-19.
Bắc Kinh đã tìm cách thắt chặt quan hệ với ASEAN nhằm cân bằng áp lực từ cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ do Tổng thống Donald Trump phát động năm 2018.
Năm nay, ASEAN đã vượt qua Liên minh châu Âu (EU), trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Khối cũng như vượt qua Mỹ trong quan hệ thương mại với Trung Quốc vào năm ngoái, trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xung đột thương mại.
Một trong những điều mà Bắc Kinh coi là dấu mốc lịch sử trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực này là việc Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN đã cùng Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Australia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), khối thương mại tự do lớn nhất thế giới, hồi đầu tháng.
Hiệp định này sẽ chứng kiến sự cắt giảm thuế quan đáng kể giữa các quốc gia thành viên trong thập kỷ tới, có thể mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc lên châu Á – Thái Bình Dương và cân bằng áp lực từ Mỹ.
Trong bài phát biểu hôm nay, ông Tập hoan nghênh việc ký kết RCEP, cho hay sẽ có nhiều biện pháp nữa tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa trong khu vực khi đại dịch chuyển biến tốt hơn.
Wang Huiyao, giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho rằng hợp tác về kinh tế kỹ thuật số là một phần mở rộng của tương tác kinh tế ngày càng lớn giữa Trung Quốc và ASEAN.
Wang nhận định việc Biden quay lại với chủ nghĩa đa phương sẽ mở ra nhiều kênh đối thoại hơn giữa Trung Quốc và Mỹ, với các mối quan hệ song phương được kỳ vọng sẽ đi theo con đường “vừa hợp tác vừa cạnh tranh”.
Venezuela tái khẳng định mong muốn tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
Ngày 26/11, Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza tái khẳng định mong muốn của nước này tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza phát biểu tại Caracas, ngày 28/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội thảo ASEAN được tổ chức trực tuyến tại thủ đô Caracas, Ngoại trưởng Arreaza đã nhắc lại đề nghị chính thức của Venezuela hồi đầu năm nay về việc "trở thành một phần của TAC". Ông cho rằng đây là bước đi quan trọng để Venezuela thúc đẩy quan hệ đối tác chặt chẽ và hiệu quả hơn với ASEAN.
Cũng theo Ngoại trưởng Arreaza, trên phương diện hợp tác song phương, Venezuela luôn duy trì mối quan hệ đặc biệt với 10 nước thành viên của ASEAN. Người đứng đầu ngành ngoại giao Venezuela cũng cho biết có kế hoạch thăm từng nước ASEAN ngay sau khi các biện pháp hạn chế chống dịch viêm đường hô hấp COVID-19 đối với các chuyến bay quốc tế được nới lỏng.
TAC được ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Indonesia năm 1976. Mục đích của TAC là nhằm thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác lâu bền giữa người dân các bên tham gia Hiệp ước, góp phần vào sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn của các bên.
Indonesia sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2022 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, bà Retno Marsudi thông báo Indonesia sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 vào năm 2022, sớm hơn 1 năm so với dự kiến. Phát biểu tại buổi họp báo sau khi tháp tùng Tổng thống Joko Widodo tham dự trực tuyến Hội nghị thượng đỉnh G20, Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi cho...