Ông Tập Cận Bình nhắc đến “sai lầm” của cố Chủ tịch Mao
Ngày 26/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thừa nhận cố lãnh tụ Mao Trạch Đông đã có “những sai lầm”, khi Trung Quốc kỷ niệm 120 năm ngày sinh của ông với mỳ và pháo hoa.
Một quầy sách cũ tại chợ trời ở Bắc Kinh.
Mặc dù theo truyền thống Trung Quốc, chu kỳ 12 thập niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng lễ kỷ niệm ngày 26/12 của các lãnh đạo Bắc Kinh đã diễn ra khá là kín đáo. Ông Tập Cận Bình đã yêu cầu việc tưởng niệm cố lãnh tụ Mao phải “trang trọng, đơn giản và thực tế”.
Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tại Bắc Kinh: “Chủ tịch Mao là nhân vật vĩ đại, người đã thay đổi bộ mặt của đất nước và dẫn dắt người dân Trung Hoa tới một vận mệnh mới”.
Nhưng ông cũng cho biết thêm: “Các nhà lãnh đạo cách mạng không phải là thần thánh, mà là con người. Chúng ta không thể tôn thờ họ như thần thánh và từ chối cho phép mọi người vạch ra và sửa chữa sai lầm của họ chỉ bởi vì họ vĩ đại.”
“Không ai trong chúng ta có thể phủ định hoàn toàn họ và xóa bỏ những chiến công lịch sử của họ chỉ bởi họ đã có sai lầm”.
Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Tập, người thường xuyên dẫn lý thuyết của cố lãnh đạo Mao, cùng 6 lãnh đạo cấp cao khác đã thăm lăng cố Chủ tịch Mao vào buổi sáng ngày 26/12 và kính cẩn cúi mình 3 lần trước bức tượng của ông và “cùng nhau nhớ lại những thành tựu huy hoàng của đồng chí Mao”.
Video đang HOT
Người Trung Quốc ăn mì nhân dịp sinh nhật ông Mao Trạch Đông.
Ngay cả tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 26/12 cũng nhìn nhận cố lãnh tụ Trung Quốc đã phạm nhiều “sai lầm tai hại”, nhưng tờ báo này cũng cho rằng những người chỉ trích Mao Trạch Đông đã “bóp méo sự thật”. Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tuần này đã phổ biến một tiểu sử chính thức mới về cuộc đời và sự nghiệp của cố lãnh tụ Mao, trong khi tờ báo của Đảng ca ngợi vai trò về ý thức hệ của người đã khai sinh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong khi đó, thị trấn Thiếu Sơn, sinh quán của “Người cầm lái vĩ đại”, người đã lãnh đạo Trung Quốc trong 27 năm trước khi qua đời vào năm 1976, trong tuần này đã thu hút hàng ngàn “khách hành hương” từ khắp Trung Quốc, gồm những người tôn sùng cố lãnh đạo Mao và những người hoài niệm thời Mao, đến đây để kính cẩn nghiêng mình trước những bức tượng của cố lãnh tụ Trung Quốc, trong đó có một bức tượng bằng vàng ròng. Mặc dù chủ tịch Tập Cận Bình đã ra chỉ thị là phải làm lễ đơn giản, nhưng theo tiết lộ của Tân Hoa Xã, các buổi lễ kỷ niệm ngày sinh cố lãnh tụ Mao ở Thiếu Sơn đã tốn kém đến gần 2 tỷ nhân dân tệ (230 triệu euro).
Ngày 25/12, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã đăng tải kết quả một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy có hơn 85% dân Trung Quốc xem cố lãnh tụ họ Mao có công nhiều hơn là tội, chứng tỏ cố lãnh đạo Mao Trạch Đông vẫn luôn được nhiều người tôn vinh tại Trung Quốc.
Theo Dantri
Ông trùm thực sự của Thượng Hải
Từ thập niên 1920 - 1940, Đỗ Nguyệt Sinh là ông trùm thao túng cả 2 giới 'hắc bạch lưỡng đạo' ở Thượng Hải mà đến nay ít ai nhắc đến.
Một góc Bến Thượng Hải hồi đầu thế kỷ 20 - Ảnh: HCTB
Hơn hai thập niên qua, những cái tên Hứa Văn Cường, Phùng Kính Nghiêu, Đinh Lực trong bộ phim Bến Thượng Hải trở thành biểu tượng của thế giới ngầm Thượng Hải hồi nửa đầu thế kỷ 20. Thậm chí, hình ảnh tay du đãng "trí thức" họ Hứa còn được xem như "đặc sản" của Bến Thượng Hải. Thế nhưng, cả 3 nhân vật trên gần như chỉ là sản phẩm hư cấu của điện ảnh. "Bố già" Đỗ Nguyệt Sinh, một số tài liệu dịch là Đỗ Nguyệt Thăng, mới từng là ông trùm thực sự của thế giới ngầm ở Bến Thượng Hải, ảnh hưởng sâu sắc đến cả nền kinh tế của thành phố phồn hoa này. Vị đại ca giang hồ này còn là đề tài chính của một tập trong loạt phim tài liệu mang tên Stories of the Bund (tạm dịch: Những câu chuyện của Bến Thượng Hải), được phát trên kênh CCTV9, kể về Thượng Hải từ đầu thế kỷ 20 đến trước ngày 1.10, khi ông Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Gầy dựng cơ nghiệp
Theo tờ Hoàn Cầu thời báo và loạt phim tài liệu trên, Đỗ Nguyệt Sinh chào đời năm 1888, mồ côi cả cha lẫn mẹ vào năm lên 4, rồi đến khi 14 tuổi thì làm thuê cho một tiệm bán trái cây. Khi đó, tại Thượng Hải có nhiều khu vực tô giới do các nước khác quản lý và kiểm soát. Trong đó, tô giới của người Pháp được xem là phức tạp nhất, với sự hiện diện của nhiều băng nhóm cộm cán nhất thời bấy giờ ở Bến Thượng Hải. Năm 19 tuổi, thanh niên này chính thức gia nhập Lục hội, một tổ chức tội phạm đầy thế lực nằm dưới trướng Hoàng Kim Vinh, Tổng thám trưởng - Phòng Tuần bộ ở tô giới Pháp. Sau khi gia nhập Lục hội, được sự giúp đỡ từ vợ của Hoàng Kim Vinh, họ Đỗ nhanh chóng gầy dựng ảnh hưởng trong băng nhóm này thông qua việc "xử lý" thành công nhiều thỏa thuận buôn bán á phiện.
Từ trái qua: Hoàng Kim Vinh, Trương Hiểu Lâm, Đỗ Nguyệt Sinh
Đến năm 1924, Đỗ Nguyệt Sinh chính thức trở thành nhân vật số 1 của thế giới ngầm Bến Thượng Hải sau khi Hoàng Kim Vinh bị cánh quân đội bắt giữ vì đụng độ với con trai của một đốc quân. Lúc bấy giờ, họ Đỗ đã dùng tiền bạc và tài ngoại giao của mình để cứu Hoàng Kim Vinh ra khỏi chốn lao tù. Từ đó, Hoàng và Đỗ cùng nhau nắm giữ vị trí đầu lĩnh. Thậm chí, Đỗ Nguyệt Sinh còn một tay quán xuyến gần như toàn bộ các hoạt động của Lục hội: bắt cóc, tống tiền, bảo kê, buôn á phiện...
Năm 1925, Đỗ Nguyệt Sinh đề ra kế hoạch thành lập Công ty Sanxin. Dựa vào công ty này, ông kết hợp cùng các quan chức ở tô giới Pháp tổ chức một đường dây buôn bán á phiện gần như độc quyền ở khu vực này. Bên cạnh đó, họ Đỗ còn được bổ nhiệm giữ chức đứng đầu thương hội ở tô giới pháp và đóng vai trò cố vấn cho một hiệp hội về thuế. Kết hợp với Đỗ Nguyệt Sinh và Hoàng Kim Vinh còn có Trương Hiểu Lâm, một nhân vật xuất thân từ quân đội và khá thân hữu với Trương Tể Giang, tỉnh trưởng của tỉnh Chiết Giang. Từ đó, 3 họ Đỗ, Hoàng, Trương cùng hợp tác, có sự hỗ trợ của cánh quân sự, bành trướng hoạt động kinh doanh và trở thành 3 tài phiệt uy thế bậc nhất Thượng Hải. Theo các tài liệu lịch sử, thời cao trào, Đỗ Nguyệt Sinh sở hữu cả công ty đóng tàu lớn nhất Trung Quốc cùng 2 ngân hàng chi phối đáng kể đến thị trường tài chính Thượng Hải. Vào đầu thế kỷ 20, có lúc Thượng Hải được xem là thị trường tài chính lớn mạnh nhất châu Á khi có sự hiện diện của nhiều công ty đến từ Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, Hà Lan... Vì vậy, uy thế và ảnh hưởng của Đỗ Nguyệt Sinh không còn giới hạn trong thế giới ngầm.
Sa cơ
Giữa một xã hội rối ren như Thượng Hải lúc bấy giờ, mọi hoạt động kinh doanh quy mô lớn và tội phạm khó có thể thiếu sự dính líu của giới chính trị gia, quân đội và cả quan chức phương Tây ở các tô giới. Ba ông trùm trên cũng không thoát khỏi vòng kim cô như vậy. Đỗ Nguyệt Sinh được cho là có quan hệ mật thiết với Tưởng Giới Thạch, Tống Ái Linh (phu nhân của tỉ phú Khổng Tường Hi và là chị em gái của Tống Khánh Linh, Tống Mỹ Linh). Họ Đỗ cũng rất thân tình với tướng Đới Lạp, người đứng đầu lực lượng mật vụ của Quốc Dân đảng. Vì những mối quan hệ với Quốc Dân đảng, năm 1937, ông nghe theo lời Tưởng Giới Thạch chạy sang Hồng Kông lánh nạn để tránh bị Nhật Bản "trả thù". Suốt thời gian kháng Nhật, Đỗ Nguyệt Sinh đã dùng không ít tiền bạc và cả ảnh hưởng để hỗ trợ Quốc Dân đảng. Vì thế, sau khi kết thúc Thế chiến 2, ông quay về Thượng Hải và có được không ít lợi thế để phát triển cơ nghiệp.
Thời cao trào sau năm 1945, theo tài liệu của Đại học Quốc gia Úc, Đỗ Nguyệt Sinh không chỉ tiếp tục thao túng thị trường á phiện mà còn sở hữu 17 nhà máy dệt, ngân hàng cùng nhiều công ty khác. Ông giữ ghế chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị của 74 doanh nghiệp ở Trung Quốc. Cơ ngơi làm ăn của họ Đỗ vươn vòi khắp 27 khu ở nước này và cả Hồng Kông, Đài Loan. Người đại diện cho Đỗ Nguyệt Sinh còn có chân trong quốc hội và chính phủ dưới thời Quốc Dân đảng.
Tuy nhiên, cũng chính ảnh hưởng quá lớn của Đỗ khiến Quốc Dân đảng lo ngại, đặc biệt là khi Tưởng Giới Thạch muốn kiểm soát lại nền kinh tế. Chính vì thế, hai bên bắt đầu phát sinh mâu thuẫn. Thậm chí, con trai của Đỗ Nguyệt Sinh còn bị bắt giữ. Để cứu con trai, ông phải tìm cách "nắm thóp" việc làm ăn của bà con Tưởng Giới Thạch. Đó là lý do khiến Đỗ Nguyệt Sinh vào năm 1949 phải chuyển sang sinh sống tại Hồng Kông sau khi Quốc Dân đảng thất bại trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng. Đến năm 1951, Đỗ Nguyệt Sinh qua đời tại Hồng Kông nhưng tro cốt sau đó được giữ tại Đài Loan.
Đỗ Nguyệt Sinh không chỉ được xem như đại diện của giai đoạn đầy rối ren mà còn là thời kỳ đầy sôi động của nền kinh tế Trung Quốc với thị trường tài chính phát triển tự do mạnh mẽ. Sau hơn 6 thập niên kể từ khi Đỗ Nguyệt Sinh không còn là nhà tài phiệt, Thượng Hải cũng đang theo đuổi mô hình mở cửa kinh doanh, tự do hóa thị trường tài chính. Ngày 27.9, AFP đưa tin chính phủ Trung Quốc chính thức công bố thông tin chi tiết về việc quy hoạch khu thương mại tự do (FTZ) đầu tiên của nước này ở Thượng Hải. Đây là kế hoạch đã được chính phủ thông qua hồi tháng trước.
Cảm ứng của điện ảnh Bởi những yếu tố nhạy cảm về chính trị, Đỗ Nguyệt Sinh ít khi được đề cập chính thức ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ông được xem như một nguồn cảm hứng cho điện ảnh Hoa ngữ. Trong bộ phim Bến Thượng Hải, nhân vật Phùng Kính Nghiêu có khá nhiều chi tiết giống "bố già" họ Đỗ, khi có cùng xuất thân là bán trái cây, thao túng cả về thế giới ngầm lẫn kinh doanh và khá thân thiết với người đứng đầu Phòng Tuần bộ ở tô giới Pháp. Đặc biệt, 2 bộ phim Lord of the East China Sea (tựa tiếng Việt là Ông vua Bến Thượng Hải) và The last tycoon (Thủ lĩnh cuối cùng) có nhân vật chính gần như dựa trên chuyện đời của Đỗ Nguyệt Sinh.
Ngô Minh Trí
Theo TNO
Mao Trạch Đông được đúc tượng vàng ròng Nhiều người Trung Quốc đổ về quê hương của cố chủ tịch Mao Trạch Đông để cúi đầu trước tượng tạc bằng vàng, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của ông. Tượng bằng vàng ròng của cố chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông Hàng nghìn người ở khắp Trung Quốc hôm 24/12 đổ về quê nhà của cô chu tich Mao...