Ông Quarter Đinh: Các lưu ý khi làm visa định cư, di trú, đầu tư tại Mỹ, Mexico
Doanh nhân Quarter Đinh, Giám đốc Tổng công ty Golden World Academy đã có những chia sẻ bổ ích liên quan đến vấn đề xin visa tại Mỹ và Mexico trong Hội thảo mới đây.
Ông Quarter Đinh và bà Lâm Hoàng My.
Thời gian qua, nhiều cá nhân, gia đình có nhu cầu đến Mỹ, Mexico để làm việc, định cư, đầu tư… Thế nhưng không phải ai cũng am hiểu hệ thống luật pháp liên quan tại đây. Chính vì vậy, tình trạng nhiều người làm thủ tục xin visa nhưng tỉ lệ đậu thấp, hoặc làm sai thủ tục dẫn đến không thể nộp hồ sơ… rất nhiều.
Ông Quarter Đinh chụp hình chung cùng các cộng sự của mình
Thấu hiểu những khó khăn đó, cũng như mong muốn cung cấp đến khách hàng tổng quan về các quy định liên quan đến visa, thẻ xanh… tại Mỹ và Mexico, ông Quarter Đinh – Giám đốc Tổng công ty Golden World Academy và các cộng sự của mình đã tổ chức buổi “Hội thảo mùa Hè về Đầu tư, Di trú, Định cư, Du lịch Mỹ, Mexico”.
Ông Quarter Đinh và bà Wilka Toppins.
Buổi hội thảo được tổ chức thành công trong tháng 6/2022 vừa qua tại 3 tỉnh thành: Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng.
Tại đây, ông Quarter Đinh chia sẻ về điều luật EB3; Thẻ xanh thông qua hiến tặng cho quốc gia Geneva để có quốc tịch Geniva, Thẻ xanh thông qua hiến tặng cho chính phủ Mexico để có quốc tịch Mexico. Qua những trao đổi của ông Quarter Đinh, mọi người có mặt tại chương trình đã hiểu rõ hơn về những thủ tục cần thiết liên quan đến chuyện cấp visa.
Golden World Academy là một trong những công ty chuyên tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý về luật Di trú, Định cư, Đầu tư tại Mỹ.
Video đang HOT
Ông Quarter Đinh sang Mỹ từ năm 17 tuổi. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ông đã khẳng định được năng lực bản thân ở vô số lĩnh vực khác nhau như: Doanh nhân thành đạt, Phó tổng, Tổng Giám đốc nhiều công ty lớn.
Đồng thời, ông Quarter Đinh từng được vào nhà Bạch Ốc, gặp gỡ và làm việc với các cố vấn cấp cao. Bên cạnh đó, ông còn là cái tên làm nên niềm tự hào của người Việt trên đất Mỹ với những đóng góp cho nghệ thuật.
Ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa NNNT Việt Nam (Varisme) (trái) và Ông Quarter Đinh Detroit Michigan – Giám đốc Tổng công ty GWA đến từ USA tại sự kiện ở Hà Nội.
Hiện tại, ông Quarter Đinh là Tổng Giám đốc Golden World Academy. Đây là một trong những công ty chuyên tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý về luật Di trú, Định cư, Đầu tư tại Mỹ, Mexico uy tín, hiệu quả được đông đảo khách hàng chọn lựa.
Trong những năm qua, đơn vị này đã tư vấn, giúp hàng ngàn khách hàng có được thị thực visa ra nước ngoài. Đặc biệt, với đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết và chuyên nghiệp, Golden World Academy luôn đồng hành với khách hàng đến khi hòa nhập với cuộc sống tại Mỹ và Mexico.
Học sinh Mỹ được dạy cách tiêu tiền
Môn quản lý tài chính cá nhân được đưa vào chương trình đào tạo giúp nhiều học sinh biết cách tiết kiệm và đầu tư, giảm nợ nần.
Hai tháng đầu tiên khi làm thu ngân bán thời gian, Rhyan Diaz (17 tuổi, học sinh lớp 12) đã chi 3.000 USD cho áo quần và các đồ dùng linh tinh khác. Cậu thừa nhận bản thân là người không biết kiểm soát chi tiêu.
Sau đó, cậu quyết định tham gia lớp học về tài chính cá nhân của trường Canyon ở Santa Clarita, California. Giờ đây, Diaz đã biết lập ngân sách tỉ mỉ để tiết kiệm cho đại học, thêm khoản trả trước cho một căn nhà.
"Tôi thấy mình không còn phải vật lộn khổ sở với vấn đề tiền bạc nữa", nam sinh nói với CNBC Make It.
Rhyan Diaz học được cách quản lý tiền bạc sau khi tham gia lớp tài chính cá nhân.
Không riêng Diaz, ngày càng nhiều học sinh thế hệ Gen Z ở Mỹ được khuyến khích tham gia các khóa học về quản lý tiền bạc ở trường.
Số bang tại Mỹ yêu cầu học sinh tham gia một khóa học về tài chính cá nhân đã tăng từ 5 lên 11, gấp đôi trong vòng 3 năm qua. Tính đến tháng 4/2022, có khoảng 20 bang xem xét hơn 40 dự luật thúc đẩy giáo dục tài chính cá nhân, theo NGPE.
Dạy học sinh về tiền bạc
Các phong trào về giáo dục tài chính cá nhân với thế hệ Gen Z đang được thúc đẩy tại Mỹ. Năm học vừa qua, nhiều học sinh tại các bang không có quy định bắt buộc cũng yêu cầu học sinh tham gia lớp quản lý tài chính kéo dài một học kỳ.
Diaz tỉ mỉ theo dõi các khoản chi tiêu bằng cuốn sổ ghi chép.
Diaz và các học sinh cuối cấp (17 và 18 tuổi) tham gia khóa học tại trường cấp 3 Canyon đang có những bước tiến về mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Họ được tìm hiểu về tiết kiệm, lập ngân sách, nợ, đầu tư, nghề nghiệp và nhiều thứ khác.
Dahlia Aldaz, một học viên, nói rằng học về thiết lập ngân sách là thứ đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời cô. Nữ sinh cho biết đã ngưng việc chi 35 USD mỗi ngày tại Starbucks để tiết kiệm cho một chiếc ôtô.
Học viên khác tên Joseph Rendon cho biết trước đây, cậu chi 400 USD/tháng khi ăn uống bên ngoài. Bây giờ, anh cố gắng tiết kiệm nhiều hơn để có thể đầu tư chứng khoán hoặc tiền điện tử trong tương lai.
"Về cơ bản, khoản đầu tư sẽ tạo ra dòng thu nhập thụ động. Bạn sẽ khiến tiền của mình làm việc cho mình", Rendon chia sẻ.
Marina White, giáo viên môn quản lý tài chính cá nhân, đã chứng minh cho học sinh thấy sức mạnh của đầu tư và lãi suất kép.
"Bỏ một buổi ngồi uống cà phê ở Starbucks để tham gia khóa học này có thể khiến các em trở thành triệu phú trong tương lai", White nói.
Nhiều học viên của cô đã "sốc" khi biết rằng lựa chọn và hành vi nhỏ ở hiện tại có thể ảnh hưởng mạnh mẽ ra sao đến tương lai tài chính của họ.
Dahlia Aldaz bỏ thói quen uống cà phê đắt tiền mỗi ngày để dành đầu tư.
Thách thức thay đổi hệ thống
Kể từ khi khóa học tài chính cá nhân ra mắt vào năm 2015 tại trường trung học Canyon, đã có hơn 4.700 học sinh lớp 12 ở Học khu William Hart, Nam California tham gia. Khóa học này được tính là một môn học bắt buộc nhưng không cần thi tốt nghiệp.
Nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy giáo dục tài chính cải thiện kết quả tài chính: Điểm tín dụng tăng lên, nợ không phải là sinh viên giảm, khả năng trả nợ của sinh viên tăng lên và tình trạng nợ thẻ tín dụng giảm mạnh.
Tuy nhiên, việc thay đổi hệ thống giáo dục không dễ dàng. Môn tài chính cá nhân đối mặt sự cạnh tranh với các đối tượng khác để có thể thiết lập được vị trí lâu dài trong chương trình giảng dạy ở trường. Nhiều môn học khác cũng đang được đầu tư phát triển như sức khỏe tâm thần, địa lý, nghiên cứu dân tộc...
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng học về quản lý tài chính cá nhân rất quan trọng với người trẻ.
Richard Ingersoll, giáo sư giáo dục và xã hội học tại Đại học Pennsylvania, cho biết: "Mọi người đều muốn môn của mình trở thành phần trong chương trình giảng dạy của trường. Một thế kỷ qua, chúng tôi đã bổ sung mọi thứ mình muốn vào chương trình giảng dạy và chúng đều xứng đáng".
Thực tế, khi muốn có thêm một môn học mới đồng nghĩa với những môn khác phải giảm bớt chương trình, vì không đủ thời gian dạy ở trường. Điều này dễ gây nên phản ứng tiêu cực từ nhiều phía.
Thêm một môn học cũng gây nên sự tốn kém. Ví dụ, California sẽ sớm yêu cầu học sinh có một kỳ nghiên cứu về vấn đề sắc tộc, tiểu bang ước tính nó có thể tiêu tốn hơn 270 triệu USD/năm.
Tuy nhiên, Scott Wilk, cựu Phó chủ tịch Ủy ban Giáo dục Thượng viện CA, cho rằng chi phí cho giáo dục tài chính cá nhân là xứng đáng.
"Nếu mọi người có hiểu biết về tài chính, họ sẽ biết cách đưa ra lựa chọn. Họ sẽ không trở thành lực cản lớn hơn cho xã hội. Môn học này sẽ cung cấp cho người trẻ công cụ để xây dựng nên sự giàu có cho chính mình", Wilk bày tỏ.
Đầu tư cho giáo dục: Vẫn thiếu trước, hụt sau Ngân sách chi thường xuyên hằng năm cho giáo dục được xem là bệ đỡ để thúc đẩy và phát triển giáo dục quốc gia. Trong đó, 81% ngân sách được xác định là chi lương, số còn cho các hoạt động khác của nhà trường. Tại nhiều trường học, các hoạt động đổi mới, bồi dưỡng và nâng chuẩn giáo viên ít...