Ông Putin hé lộ siêu vũ khí cân bằng quyền lực thế giới hàng chục năm tới
Nga đang phát triển và đưa vào biên chế các hệ thống vũ khí mới giúp đảm bảo cân bằng quyền lực thế giới nhiều thập niên sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ngày 15/5.
Một vụ phóng tên lửa hành trình của Nga (Ảnh: Youtube)
Trong Thông điệp liên bang hồi tháng 3, Tổng thống Putin đã tiết lộ hàng loạt hệ thống vũ khí mới của Nga. Tại cuộc họp với các tướng quân đội diễn ra tại Sochi ngày 15/5, ông Putin một lần nữa khẳng định, các hệ thống vũ khí này giúp cân bằng cán cân quyền lực thế giới trong nhiều thập niên tới.
Ngoài tên lửa đạn đạo liên lục địa phiên bản mới nhất RS-28 Sarmat, Nga cũng đang sở hữu tên lửa hành trình liên lục địa sử dụng năng lượng hạt nhân, các thiết bị lặn không người lái liên lục địa và thiết bị siêu âm. Tất cả vũ khí này đều đã được thử nghiệm thành công, thậm chí một số hệ thống đã được biên chế cho quân đội, một số sẵn sàng chiến đấu.
Tổng thống Putin nhấn mạnh, các vũ khí tối tân này giúp tăng cường an ninh quốc gia lên nhiều lần, song Nga cũng cần chú trọng đến hiện đại hóa khả năng răn đe hạt nhân. “Các lực lượng hạt nhân chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh và quốc phòng của Nga. Trong năm nay, phần trên không trong bộ ba hạt nhân sẽ nhận được các máy bay ném bom tiên tiến TU-95MS và TU-160 có trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 và Kh-102″, ông Putin nói.
Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc biên chế kịp thời 5 tàu ngầm lớp Borei đang trong quá trình sản xuất. Một thế hệ lò phản ứng hạt nhân mới cho phép các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lặn sâu 480m và có thể hoạt động độc lập tới 3 tháng và nhờ những thành tựu mới nhất về giảm tiếng ồn, chúng gần như không phát ra tiếng động so với các thế hệ tàu ngầm trước.
Video đang HOT
Ông Putin cho hay, Nga sẽ tiếp tục thay thế các tổ hợp tên lửa Topol đã lỗi thời bằng hệ thống tên lửa Yars mới nhất và sẽ cung cấp cho 14 trung đoàn vào cuối năm nay. Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars được thử nghiệm lần đầu tiên ở Nga vào năm 2007 và đưa vào sản xuất khoảng 3 năm sau đó. Tên lửa này có khả năng đánh trúng mục tiêu trong tầm hoạt động 12.000km. Nó có khả năng mang 4 đầu đạn và có khả năng đánh lừa các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Ngoài ra, Tổng thống Putin kêu gọi hoàn thiện phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 có khả năng đánh trúng các mục tiêu ở tọa độ cực cao. Việc hiện đại hóa hệ thống phòng không tầm ngắn đến tầm trung Pantsir cũng được nhà lãnh đạo Nga đề cập đến.
Minh Phương
Theo Dantri
TQ bất ngờ có vũ khí cực mạnh Mỹ chưa nghiên cứu xong trên tàu chiến?
Trung Quốc được cho là đã trang bị siêu vũ khí đầu tiên trên thế giới cho tàu chiến, trong bối cảnh Mỹ vẫn chưa nghiên cứu xong.
Trung Quốc lắp xong súng điện từ cho tàu chiến?
Theo Daily Star, bức ảnh mới xuất hiện cho thấy tàu chiến Trung Quốc dường như được trang bị vũ khí mới, không giống như những khẩu pháo thông thường.
Báo Anh cho rằng đây chính là súng điện từ mà Mỹ lâu nay không ngừng phát triển. Súng điện từ được đánh giá là vũ khí của tương lai, với khả năng hủy diệt mục tiêu bằng phát đạn đạt tốc độ lên tới 10.700km/giờ.
Tàu chiến trong bức ảnh là mẫu tàu đổ bộ lớp Type 072III mang tên Haiyang Shan. Tàu hiện đang trải qua quá trình nâng cấp ở nhà máy đóng tàu Wuchang, phía đông Trung Quốc.
Cận cảnh vũ khí mới trang bị trên tàu chiến Trung Quốc.
Vũ khí trang bị trước mũi tàu khá lớn so với kích thước của tàu. Thông thường, các tàu chiến Trung Quốc chỉ được trang bị pháo hạm cỡ nòng 37mm làm nhiệm vụ phòng vệ.
Tàu cũng được cho là chở theo nhiều container, có thể chứa pin nạp năng lượng cho súng điện từ.
Các chuyên gia cũng cho rằng kích thước và hình dạng của loại vũ khí gắn trên tàu Haiyang Shan khá tương đồng với súng điện từ mà hải quân Mỹ đang phát triển.
Súng điện từ không sử dụng đạn nhồi thuốc nổ thông thường mà phụ thuộc hoàn toàn vào động năng để gây thiệt hại. Đạn bắn ra từ súng điện từ bay nhanh tới 3,2 km/giây, hay tương đương tốc bộ Mach 9.
Mẫu súng điện từ của Mỹ hiện vẫn đang trong quá trình phát triển.
Trung Quốc từ lâu đã hé lộ dự án phát triển súng điện từ nhằm cạnh tranh với Mỹ. Năm ngoái, Chuẩn Đô đốc Ma Weiming tuyên bố Bắc Kinh đã đạt bước tiến vượt bậc trong công nghệ này.
Hải quân Trung Quốc hiện chưa lên tiếng về thông tin trang bị súng điện từ cho tàu chiến. Ngoài súng điện từ, Trung Quốc cũng đang tìm cách giảm thiểu tối đa độ ồn khi tàu ngầm hoạt động dưới nước, giúp nâng cao khả năng chiến đấu và sống sót.
Trong khi đó, Mỹ chỉ mới lên kế hoạch trang bị súng điện từ cho tàu USS Lydon B. Johnson. Tàu vận tải USNS Trenton cũng nằm trong danh sách lắp súng điện từ nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ vào năm 2016.
Theo Danviet
Mỹ, NATO tính đối phó Nga bằng đội quân "không súng đạn"? NATO được cho là đã quyết định tích hợp vũ khí mạng vào hệ thống vũ khí của liên minh, động thái được coi là sự thay đổi lớn nhất về mặt chính sách trong hàng chục năm qua, đồng thời dường như cảnh báo đến các đối thủ của NATO, đặc biệt là Nga. Các quân nhân Mỹ trong một đơn vị...