Ông Phạm Nhật Vũ, người liên quan thương vụ AVG vừa bị bắt là ai?
Ở danh sách những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán không có tên ông Phạm Nhật Vũ. Tuy nhiên, giới kinh doanh địa ốc, khoáng sản và truyền thông chắc chắn không có ai không biết đến ông Vũ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra mở rộng vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 26/C46-P13 ngày 10/7/2018.
C03 sau quá trình điều tra mở rộng đã vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) về tội Đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Phạm Nhật Vũ là ai?
Không có nhiều thông tin về cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ được công bố rộng rãi, người ta chỉ biết đến ông này là một người theo đạo Phật, kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản, truyền thông.
Ông Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972, quê tại Hải Phòng, là con trai thứ 3 trong gia đình có 3 người con. Ông Vũ từng làm ăn tại Liên Xô (cũ). Sau này, khi trở về Việt Nam, 2 anh em họ Phạm bắt tay vào kinh doanh bất động sản.
Ông Vũ sau đó đầu tư chính vào khoáng sản và truyền thông. Vào năm 2004, người này tuyển dụng một nhóm nhân sự và bắt đầu nghiên cứu truyền hình trả tiền.
Năm 2004, ông Vũ tuyển dụng một nhóm nhân sự và bắt đầu nghiên cứu truyền hình trả tiền. 4 năm sau, Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn cầu – AVG chính thức ra đời và ngày 11/11/2010, Truyền hình An Viên mới bắt đầu phát sóng thử nghiệm và 1 năm sau đó khai thác thương mại.
Với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và sự đầu tư bài bản của ông Phạm Nhật Vũ, AVG đã có bước phát triển khá để sau đó trở thành đơn vị nắm giữ số lượng giấy phép nhiều nhất trong số các doanh nghiệp truyền hình trả tiền được cấp phép.
Ông Vũ được công chúng biết đến nhiều hơn khi mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League 20 năm. Sau đó, bầu Kiên đăng đàn phản đối, thành lập công ty VPF với mục tiêu giành lại giải này từ VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đơn vị ký độc quyền với AVG- Truyền hình An Viên).
Video đang HOT
Tại thời điểm đó, nhiều bài viết chĩa mũi nhọn vào AVG nhưng ông Vũ vẫn im lặng một thời gian khá dài. Những người thân cận ông chia sẻ: Triết lý kinh doanh của AVG gắn với đạo Phật, chú tâm xây dựng chất lượng từ bên trong, còn những ý kiến trái chiều bên ngoài chỉ mang tính tham khảo.
Trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông Vũ là cư sĩ và tham gia vào Ban Thông tin và Truyền thông của Trung ương Giáo hội.
Ông Phạm Nhật Vũ
Đặc biệt, từ đầu năm 2018, cái tên Phạm Nhật Vũ lại “nổi đình nổi đám” với việc hủy bỏ thương vụ 8.900 tỷ đồng giữa AVG với MobiFone.
Cụ thể, năm 2016, MobiFone công bố thông tin đã hoàn tất đàm phán mua 95% cố phần AVG. Tổng giá trị thương vụ là 8.889 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau 2 năm, ngày 12/3/2018, Hợp đồng mua cổ phần giữa MobiFone với AVG đã được hai bên thống nhất hủy bỏ dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phía AVG nhận lại cổ phần công ty và hoàn trả các khoản tiền đã nhận từ MobiFone, trong khi phía Mobifone làm các thủ tục huỷ bỏ Hợp đồng.
Theo kết luận thanh tra, MobiFone đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG; lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá; trình Bộ Thông tin – truyền thông phê duyệt dự án đầu tư…
Khi báo cáo đề xuất đầu tư chuyển nhượng cổ phần AVG và lập dự án đầu tư trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt, MobiFone đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ, đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG, thậm chí còn đánh giá khả quan về tình hình tài chính, kinh doanh của AVG.
Khi lựa chọn phương án đầu tư, MobiFone không khảo sát, không lựa chọn đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ truyền hình để tư vấn phương án kinh doanh, không xây dựng phương án đầu tư mới để có căn cứ so sánh.
MobiFone đã lập và trình Bộ Thông tin và truyền thông phê duyệt dự án khi không loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài ngành của AVG, thể hiện sự thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái quy định.
Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone đã gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn nhà nước tại MobiFone khoảng hơn 7.000 tỷ đồng, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo.
Sau khi những sai phạm bị phát hiện, MobiFone và AVG đã ký thỏa thuận hủy bỏ, chấm dứt và thanh lý giao dịch mua bán cổ phần của MobiFone tại AVG.
Liên quan đến vụ án này, trước đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà và Phạm Thị Phương Anh. Trong đó, ông Son và ông Tuấn là cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Vào ngày 23/2 trước đó, 2 bị can Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 220, Bộ luật hình sự 2015.
Mới đây, ngày 12/4, ông Son và ông Tuấn đã bị khởi tố thêm tội danh Nhận hối lộ.
Bảo Khánh (T/h)
Theo antt.vn
Ông Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son bị khởi tố thêm tội nhận hối lộ
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, về tội "Nhận hối lộ" quy định tại Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn (ảnh Bộ Công an).
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra mở rộng vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 26/C46-P13 ngày 10.7.2018.
Căn cứ kết quả điều tra mở rộng và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 12/4/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án số 09/C03-P14 về tội "Nhận hối lộ", quy định tại Khoản 4 Điều 354 và tội "Đưa hối lộ", quy định tại Khoản 4 Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo đó, Cơ quan điều tra đã quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, về tội "Nhận hối lộ" quy định tại Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trước đó vào ngày 23.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn (cả 2 người đều là cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông) về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 220, Bộ luật hình sự 2015.
Trước nữa vào ngày 10.7.2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (điều 220 Bộ luật Hình sự 2015) xảy ra tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone và các đơn vị liên quan.
Cùng ngày, cơ quan điều tra đã thi lệnh khởi tố bị can, bắt và khám nhà ông Lê Nam Trà (cựu Chủ tịch HĐTV, cựu Tổng giám đốc MobiFone) và ông Phạm Đình Trọng (lúc đó là Vụ trưởng Quản lý Doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông).
Đến tháng 11.2018, khi mở rộng điều tra vụ án trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Cao Duy Hải, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông MobiFone về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố bà Phạm Thị Phương Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, cũng bị bắt cùng tội danh trên.
Theo Danviet
Bộ Công an bắt nguyên Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ về tội đưa hối lộ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra mở rộng vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 26/C46-P13 ngày 10/7/2018....