Ông Obama được bảo vệ trên Internet ra sao?
Có hai cách để giới an ninh Nhà trắng bảo vệ người đàn ông đặc biệt này trước những mối nguy hại từ Internet.
Là người đứng đầu nước Mỹ, Tổng thống Obama được bảo vệ ngay từ thế giới ảo cho đến đời thực. Để đảm bảo an toàn thông tin và an toàn cho chính bản thân ông Obama, lực lượng an ninh phục vụ Nhà Trắng có khá nhiều biện pháp lẫn các kỹ thuật, phương tiện bí mật, nhưng đều tập trung ở hai khâu: Bảo mật ngay từ thiết bị cá nhân của ông Obama và đánh chặn các nguy cơ manh nha từ Internet.
Người đàn ông quan trọng nhất của nước Mỹ được bảo vệ tối đa trước các âm mưu đánh cắp thông tin và đe doạ từ Internet. Ảnh: IBtimes.
“Tôi không nhắn tin. Tôi gửi email. Tôi vẫn dùng BlackBerry”
Nhiều người sẽ nghĩ rằng ông Obama thừa sức để sử dụng những món đồ công nghệ hiện đại nhất, đắt tiền nhất. Nhưng thực tế hoàn toàn khác. Nói với Reuters hồi tháng 3/2015, Tổng thống Mỹ tiết lộ ông không nhắn tin SMS, chỉ gửi email và vẫn dùng chiếc điện thoại của hãng BlackBerry. Ông Obama không được phép dùng smartphone có chứa tính năng ghi âm/ ghi hình để đề phòng bị nghe lén hoặc theo dõi từ xa.
Trong talkshow “Jimmy Kimmel Live” của ABC News, Tổng thống Obama cũng tiết lộ rằng ông ít khi đăng gì đó lên Twitter, dù tài khoản của Nhà Trắng vẫn đăng tải thường xuyên các thông điệp gửi đến công chúng. Trong khi đó, con gái của ông Obama có smartphone và thường xuyên nhắn tin với bạn bè, nhưng cha của cô lại bị hạn chế dùng những thiết bị tối tân vì lý do bảo mật.
Video đang HOT
Không chỉ bị hạn chế thiết bị cá nhân, ông Obama từng phải sử dụng những thiết bị tương đối lạc hậu tại Nhà Trắng vì lý do an ninh. Việc quản lý Internet, máy tính, điện thoại, và mua phần mềm tại nơi làm việc của Tổng thống được kiểm soát bởi bốn cơ quan gồm Hội đồng An ninh Quốc gia, Văn phòng Điều hành của Tổng thống, cơ quan mật vụ và Cơ quan Truyền thông Nhà Trắng, theo New York Times.
Anita Decker Breckenridge, phó tham mưu trưởng cho các hoạt động tại Nhà Trắng, đã thuê David Recordon, người tư vấn công nghệ cho Mark Zuckerberg và Facebook, để tái thiết lại gian làm việc của ông Obama. Nhờ đó, hàng dặm dây cáp Internet à dây dẫn máy tính được loại bỏ khỏi Nhà Trắng, đồng thời gia cố thêm các lớp bảo mật cho văn phòng Tổng thống.
Không chỉ an toàn tại “thủ phủ”, trong các chuyến công du ngoài nước Mỹ, ông Obama cũng sở hữu kênh liên lạc riêng tuyệt đối bảo mật để luôn luôn có thể gọi ngay được về Nhà Trắng nếu có việc gấp. Tổng thống Mỹ hạn chế sử dụng mạng 3G/4G tại các nước ghé thăm để đảm bảo an ninh thông tin.
Các nguy cơ khủng bố, ám sát được phát hiện ngay từ Internet
Theo tờ TheAtlantic, Mỹ sở hữu một lực lượng chuyên tìm kiếm các thông tin tiêu cực trên Internet (mạng xã hội, diễn đàn, blog,…) nhắm đến tổng thống, từ đó xác định rõ những đối tượng nguy hiểm và đưa vào tầm ngắm. Một số âm mưu khủng bố, ám sát đã được phát hiện từ lực lượng này.
Không chỉ trong giai đoạn tranh cử, suốt quá trình tại vị ông Obama đều được bảo vệ ngay trên mạng xã hội. Ảnh: Greysaber.
Bên cạnh đó, một kênh Twitter mang tên @secretservices cũng được thành lập để người dùng tố giác những âm mưu nhắm đến Tổng thống. Kênh này nhận được hàng trăm thông điệp mỗi ngày, và lực lượng an ninh mạng của Mỹ khá vất vả trong việc xác minh từng trường hợp và đề ra hướng giải quyết với những mối nguy hại rõ nét.
Theo đó, với những trường hợp dán nhãn “cấp độ 1″, các đối tượng được thẩm định kỹ xem có thực sự nguy hiểm hay không. Với các phát ngôn được đánh giá ở “cấp độ 2″, đối tượng sẽ bị theo dõi sát các hành vi trên mạng lẫn đời thực. Với những trường hợp được đánh giá là “nguy hiểm cấp độ 3″, đối tượng tình nghi sẽ bị bố ráp và hỏi cung.
Ronald Kessler, tác giả cuốn “In The President’s Secret Services”, tiết lộ rằng ông đã đến khu vực chuyên theo dõi các hiểm hoạ từ Internet cách đây vài năm. Khi đó, đây chỉ là căn phòng nhỏ với vài nhân viên, “nhưng tôi cá rằng giờ nó đã to hơn”, Ronald Kessler khẳng định.
Duy Tín
Theo Zing
Israel truy tố nghệ sĩ Palestine đánh cắp thông tin từ UAV
Tòa án Israel đã truy tố một người Palestine đánh cắp thông tin từ máy bay không người lái (UAV) của quân đội Israel và đột nhập hệ thống máy tính tại sân bay quốc tế Ben-Gurion.
Israel truy tố 1 nghệ sĩ trẻ Palestine đã đánh cắp thông tin từ UAV của quân đội Israel - Ảnh: AFP
Theo The Times (Anh) ngày 25.3, Majd Oweida, 23 tuổi, ở Gaza là một hacker trong tổ chức bán quân sự Thánh chiến Hồi giáo của Palestine. Người ta cho rằng anh ta đã phát triển một phần mềm cho phép truy cập vào các hình ảnh mà UAV trinh sát Israel chụp trong thời gian thực. Để bắt được sóng từ các UAV, anh ta sử dụng thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh mua từ Mỹ, theo tình báo Israel.
Tòa án Israel cũng cáo buộc Oveydu đã đột nhập vào hệ thống máy tính sân bay Ben Gurion và đã có thể moi được thông tin về các hành khách. Theo cơ quan tình báo Israel, Majd Oweida hoạt trong phong trào Thánh chiến Hồi giáo từ năm 2011. Đại diện của nhóm Thánh chiến Hồi giáo bác bỏ thông tin này.
Oweida từng tham gia chương trình truyền hình Palestine Got Talent, tham gia tuyển chọn các nghệ sĩ trẻ, tờ báo cho biết. Bạn bè Oweida ở Gaza không tin rằng anh ta có thể sống cuộc sống hai mặt, bố mẹ anh cũng bác bỏ cáo buộc này.
Phạm Bá Thuỷ
Theo Thanhnien
Một người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp thông tin quân sự Mỹ Một doanh nhân Trung Quốc đã nhận tội tấn công mạng máy tính của nhiều công ty quốc phòng lớn tại Mỹ để đánh cắp thông tin. Ông Su Bin được cho là từng gửi email chứa thông tin về máy bay C-17 cho một người tại Trung Quốc - Ảnh: Reuters Bộ Tư pháp Mỹ cho hay ông Su Bin (50 tuổi)...