Ông nội cắn cháu trai để phạt tội rửa bát chậm, dư luận Trung Quốc phẫn nộ khi biết sự thật phía sau
Một người đàn ông ở Quảng Đông, Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ của cư dân mạng nước này sau khi cắn cháu trai 10 tuổi vì cho rằng cháu rửa bát quá chậm.
VTC News dẫn nguồn SCMP cho biết, mới đây, người đàn ông họ Hồ ở Quảng Đông, Trung Quốc đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội trên mạng sau khi cắn cháu trai 10 tuổi vì cho rằng cháu rửa bát quá chậm.
Được biết, cậu bé phải sống với ông nội vì bố mẹ lên thành phố tìm việc làm. Cha cậu bé cho biết, bé bị chính ông nội lạm dụng. Ông Hồ không chỉ đánh và cắn đứa trẻ mà còn chửi bới, đay nghiến rằng trong tương lai cậu bé sẽ chẳng làm được gì.
Đoạn camera giám sát tại nhà đã ghi lại cảnh đứa trẻ vừa ăn mỳ vừa khóc trong một căn phòng thiếu ánh sáng vì bị ông nội la mắng. Cậu bé đã nói với bố rằng mình bị ông nội cắn vào cổ tay vì tội rửa bát chậm, cậu bé cũng cho biết ông đã bạo hành thể chất và tinh thần cậu bé suốt thời gian dài, theo Toutiao News.
Đứa trẻ vừa ăn mỳ vừa khóc trong một căn phòng thiếu ánh sáng vì bị ông nội la mắng. Ảnh: SCMP.
Người cha của đứa trẻ đã trở về nhà sau khi biết con trai bị chính ông nội bạo hành. Khi anh hỏi cha mình vì chuyện đó, ông né tránh mọi câu hỏi và coi như không có chuyện gì xảy ra.
Câu chuyện sau đó đã thu hút đươc đông đảo sự chú ý trên mạng xã hội, rất nhiều người chỉ trích hành động ngược đãi của ông Hồ đối với cháu nội, tuy nhiên nhiều người khác lại cho rằng người cha của đưa trẻ là một người vô trách nhiệm.
Một số bình luận của cư dân mạng:
“Làm sao người làm ông nội có thể đối xử như vậy với đứa cháu bé bỏng?”;
“Thật không thể hiểu nổi, tại sao bạo lực gia đình giữa ông nội và cháu vẫn còn xảy ra trong thời buổi này”;
“Bố mẹ để con sống cùng ông đến mức bị bạo hành thế này mới biết thì cũng không thể chấp nhận được”.
Cậu bé họ Hồ này nằm trong số “những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau”, một hiện tượng phổ biến ở Trung Quốc. Cụm từ “trẻ em bị bỏ lại phía sau” thường đề cập đến “những đứa trẻ lớn lên ở quê hương hoặc ở quốc gia thường trú của chúng, bị bỏ lại bởi những người di cư trưởng thành chịu trách nhiệm về chúng”, theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
Báo Lao động dẫn nguồn Sixth Tone cho biết, ở Trung Quốc năm 2020, có hơn 130 triệu trẻ em có cha mẹ di cư. Điều đó có nghĩa là các quyết định về việc di cư của gia đình ảnh hưởng đến 40% trẻ em Trung Quốc. Tin tốt là tỉ lệ các gia đình di cư có trẻ em “bị bỏ lại phía sau” ở Trung Quốc đã giảm dần trong thập kỉ qua, từ khoảng 70% năm 2010 xuống còn 50% vào năm 2020, theo Sixth Tone.
Ở Trung Quốc, nhiều trẻ em bị bỏ lại với những người thân trong gia đình nhưng cũng có những trẻ vì hoàn cảnh buộc phải sống một mình. Ảnh minh họa.
Khi không thể thường xuyên giao tiếp với cha mẹ, trẻ bị “bỏ lại phía sau” có nhiều khả năng gặp căng thẳng tâm lí và cảm xúc hoặc cảm giác cô đơn, và có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Nhiều trẻ cũng gặp những khó khăn trong học tập, tâm lí và tình cảm.
Video đang HOT
Ở Trung Quốc, nhiều trẻ em bị bỏ lại với những người thân trong gia đình nhưng cũng có những trẻ vì hoàn cảnh buộc phải sống một mình. Năm 2013, một loạt vụ lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ em “bị bỏ lại phía sau” đã gây chấn động nước này.
Vào tháng 6/2015, 4 anh chị em “bị bỏ lại phía sau” đã chết vì ngộ độc thuốc trừ sâu nghi do tự sát. Tất cả các em đều dưới 14 tuổi và cha mẹ các em đã rời làng đi tìm việc làm.
Hay vào năm 2022, tại một trung tâm thương mại tại Trung Quốc 2 ông cháu ngã từ tầng 4 xuống đất. Khi đang đi thang cuốn, đứa trẻ dù được ông bế nhưng vẫn nhoài người ra nghịch ngợm, người ông với theo đỡ cháu nên cả 2 cùng gặp nạn.
Trước vấn đề trên, kể từ năm 2015, chính phủ Trung Quốc công bố loạt chính sách nhằm thúc đẩy đô thị hóa và hợp pháp hóa tình trạng của người di cư. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng liên tục số lượng trẻ em có thể đi cùng cha mẹ di cư và giảm tương ứng số trẻ em “bị bỏ lại phía sau” ở khu vực nông thôn. Theo hướng dẫn mới, chính quyền nông thôn sẽ được yêu cầu giám sát phúc lợi của trẻ em sống một mình. Cha mẹ sẽ được khuyến khích đưa con của họ đi cùng khi có thể.
Nữ sinh Lào Cai xinh như hot girl tốt nghiệp Đại học top 5 Trung Quốc với bài khóa luận xuất sắc nhất khoa
Không chỉ sở hữu nhan sắc xinh xắn, Hà Kiara (tên thật Ngọc Hà) còn gây ấn tượng với thành tích học tập "không phải dạng vừa".
Có một sự thật không thể phủ nhận được rằng các bạn trẻ Việt hiện tại rất giỏi. Ngay cả khi học tập ở nước ngoài, họ vẫn có cách để tỏa sáng và khiến bạn bè nước khác phải trầm trồ vì loạt thành tích ấn tượng.
Hà Kiara tên thật là Bùi Ngọc Hà (SN 2000) cũng là một trong số những nhân vật như vậy. Hà Kiara được biết đến với thành tích học tập chuẩn "con nhà người ta" khi nhận được học bổng toàn phần 100% từ Chính phủ Trung Quốc cho 4 năm đại học. Hiện tại, Ngọc Hà là tân cử nhân ngành Hán Ngữ, trường Đại học Nam Kinh (Trung Quốc). Mới nhất, bài khóa luận của cô nàng đã được xếp loại xuất sắc đứng đầu toàn khoa với số điểm 96/100.
Một số thành tích ấn tượng của Ngọc Hà:
- HSK 5 - 266 điểm
- 1 trong 9 đại diện nhận học bổng toàn phần từ Jasmine TSP Plan (Chương trình tuyển chọn tài năng) của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
- Học bổng "Sinh viên Quốc tế xuất sắc" từ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
- Học bổng "Sinh viên Quốc tế xuất sắc" từ chính phủ Trung Quốc
- Huy chương vàng Trại hè Hùng Vương môn tiếng Trung năm học 2015-2016 và 2016-2017
- Khóa luận xuất sắc 96/100 điểm - đứng đầu toàn khoa chuyên ngành Hán Ngữ, trường Đại học Nam Kinh (Trung Quốc)
Bùi Ngọc Hà - tân cử nhân ngành Hán Ngữ, trường Đại học Nam Kinh (Trung Quốc)
Hành trình giành học bổng toàn phần du học Trung Quốc
Là một cựu học sinh của lớp chuyên Trung, trường THPT chuyên Lào Cai (Lào Cai), Ngọc Hà luôn ấp ủ ước mơ du học và nỗ lực rèn luyện bản thân để thực hiện được mong muốn này. Trải qua các kỳ thi với thành tích cao, sự cố gắng của cô nàng đã được đền đáp xứng đáng khi Ngọc Hà xuất sắc giành được học bổng toàn phần từ Chính phủ Trung Quốc cho 4 năm đại học tại trường ĐH Nam Kinh - ngôi trường nằm trong top 5 các trường đại học danh giá tại Trung Quốc và top 17 ở châu Á.
Chia sẻ về quá trình giành học bổng của mình, cô bạn cho biết đã chuẩn bị trong gần 1 năm kể từ hè lớp 11 lên lớp 12. Tuy nhiên, việc chọn Trung Quốc là địa điểm du học của Ngọc Hà đã vấp phải nhiều sự phản đối, nhất là từ phía gia đình.
"Mình luôn quan niệm rằng sẽ không có câu trả lời nào chính xác nhất bằng việc tự mình trải nghiệm thực tế. Mỗi người đều có những góc nhìn đa chiều khác nhau từ cuộc sống nên mình muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng lựa chọn của mình là đúng đắn. Hơn nữa, tiếng Trung đối với mình không chỉ là một môn học ngoại ngữ thông thường mà đó còn là niềm đam mê. Mình mong muốn được học hỏi, được tìm hiểu nhiều điều hơn tại đất nước này, từ đó sẽ phát triển bản thân và tìm được nhiều giá trị tốt đẹp ", Ngọc Hà cho biết.
Ngọc Hà luôn mong muốn xoa dịu phần nào định kiến từ mọi người
Trong quá trình apply học bổng, cô bạn thấy khó khăn nhất là ở chữ "tự", vì mọi thông tin mà Ngọc Hà tìm được là 100% ở trên mạng. Bản thân Hà phải tận dụng hết vốn ngoại ngữ mà bản thân có để gõ từ khóa tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh trên Google, lặn lội trong các group, diễn đàn du học để đăng tin và khi có vấn đề gì đó sẽ mail thẳng trực tiếp cho trường để giải quyết.
"Bí quyết của mình là luôn luôn chủ động, mày mò tìm kiếm thông tin. Vào thời điểm 2018, những thông tin dành cho người tự apply học bổng không được phong phú như bây giờ. Hồi đó, mình rất may mắn khi được mọi người giới thiệu lên group Du học Trung Quốc. Trong đó có rất nhiều các anh chị đã apply học bổng thành công theo nhiều cách và đang du học tại đây. Trong quá trình apply nếu có gặp khó khăn gì thì mình cứ lên đó hỏi các anh chị ở trong group, nên cũng nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ mọi người. Ngoài ra thì bản thân mình cũng phải tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn nữa".
4 năm theo học tại Đại học Nam Kinh, Ngọc Hà liên tiếp giành được nhiều học bổng như học Sinh viên Quốc tế xuất sắc từ chính phủ Trung Quốc, học bổng Sinh viên Quốc tế xuất sắc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) năm 2019-2020... Điểm trung bình của cô nàng luôn dao động ở mức 4.7- 4.8/5.
Năm 2018, cô bạn quyết định thành lập kênh YouTube Kiara lah để chia sẻ về cuộc sống du học tại Trung Quốc, cũng như giải đáp giúp các bạn trẻ những thắc mắc trong quá trình xin học bổng. Thông qua kênh YouTube này, Hà còn muốn tạo ra một "cuốn nhật ký" online đặc biệt ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa trong quãng đời thanh xuân tuổi trẻ của mình tại đất nước triệu dân.
Kênh YouTube cá nhân của cô bạn hiện sở hữu 176k follow
Bài khóa luận xuất sắc nhất khoa và "bí kíp" phía sau
Khoảng thời gian du học tại Trung Quốc đã mang đến cho Ngọc Hà nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Bên cạnh nỗi nhớ xa nhà luôn thường trực thì Hà luôn cảm thấy hạnh phúc vì được kết bạn bốn phương, được giao lưu, gặp gỡ với nhiều người nước ngoài đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.
"Được học tập, trải nghiệm nhiều nền văn hóa khi đi du học là điều mình thấy rất vui, không chỉ về kiến thức mà góc nhìn của mình cũng rộng mở hơn rất nhiều. Đi khắp mọi nơi, khám phá cảnh đẹp ở Trung Quốc khiến mình nhận ra rằng bản thân được trau dồi, học hỏi và hình thành nên rất nhiều suy nghĩ thú vị hơn ở vùng đất xa lạ này".
Ngoài ra, mới đây bài khóa luận của Ngọc Hà đã xếp loại xuất sắc, đứng đầu toàn khoa với số điểm 96/100. Chủ đề của khóa luận xoay quanh mảng Thanh điệu, cụ thể là thanh 1 và thanh 4 trong tiếng Trung. Cô bạn cho biết trong suốt quá trình học tập, các bạn học sinh Việt Nam khi học tiếng Trung đều gặp phải vấn đề nhận biết và phát âm thanh 1 và thanh 4, chính vì vậy Ngọc Hà đã quyết định lựa chọn chủ đề này làm đề tài nghiên cứu của mình.
"Khi nhận được số điểm vượt mong đợi 96/100, mình như vỡ òa bởi mình biết bản thân vừa mới trải qua quãng thời gian khó khăn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đề tài xuất phát từ chính cá nhân thôi, vì khi còn học cấp 3 mình đã mắc lỗi này cực kỳ nghiêm trọng và phải mất một khoảng thời gian khá dài để sửa lỗi. Mình luôn hy vọng sau khi lên đại học sẽ đi sâu vào quá trình nghiên cứu từ đó đưa ra các phương pháp cụ thể giúp các bạn học sinh Việt Nam có thể cải thiện được lỗi sai tiêu biểu và điển hình ấy".
Bài khóa luận của Ngọc Hà được thầy cô đánh giá cao và xếp hạng xuất sắc toàn Khoa
Tiết lộ về bí quyết học tập của mình, Ngọc Hà chia sẻ cô nàng luôn coi việc học là một sở thích cá nhân, không bắt ép bản thân mà sẽ cố gắng tìm niềm vui cũng như sự hứng khởi, từ đó dễ dàng tiếp nhận nhiều điều mới hơn.
"Mình luôn tính toán sao cho việc học của mình luôn diễn ra một cách nhẹ nhàng nhất, mình chỉ học khi bản thân muốn và không ép bản thân gì hết. Trên lớp, mình luôn cố gắng đi học đầy đủ, chăm chú nghe giảng, đóng góp ý kiến, trao đổi với thầy cô. Nhờ việc đó mà mình luôn được các thầy cô 'nhớ mặt gọi tê'".
Việc học ngoại ngữ cũng vậy, có một câu hỏi mình luôn đặt ra trong đầu rằng: 'Hôm nay mình đã sử dụng tiếng Trung chưa?'. Nếu hôm đó chưa dùng thì mình sẽ lên các trang MXH của Trung Quốc để đọc tin tức, xem video, gọi điện thoại cho bạn bè để trò chuyện. Mình luôn phải tự học, tự tìm ra lỗ hổng của mình trong quá trình học, từ đó bồi dưỡng, trở thành người thầy của chính mình để thúc đẩy bản thân ôn luyện nhiều hơn ", cô bạn cho biết.
Ngọc Hà dự định sẽ tập trung phát triển kênh YouTube cá nhân và học thêm kỹ năng mới sau khi ra trường
Ông chú "khóc ròng" khi phải nuôi hơn 15 đứa cháu nghỉ hè ở nhà mình Kì nghỉ hè là khoảng thời gian mà nhiều trẻ em mong ước nhất trong năm. Các bạn nhỏ sẽ có đến vài tháng để thỏa sức làm những điều mình thích, lên kế hoạch vui chơi với gia đình, bạn bè. Song đối với người chú dưới đây, việc phải cùng lúc lo cho 16 đứa cháu đang tận hưởng kì nghỉ...