ông – Nam Á đối phó ô nhiễm từ cháy rừng
Những ngày qua, các quốc gia ông – Nam Á chìm trong lớp khói mù dày đặc bắt nguồn từ cháy rừng nghiêm trọng tại In-đô-nê-xi-a.
Hàng loạt biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ sức khỏe người dân đã được tiến hành, song mức độ ô nhiễm gia tăng trong khu vực vẫn khiến người dân e ngại khi hoạt động ngoài trời.
Người dân thành phố Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) đeo khẩu trang tránh khói bụi. Ảnh NOW JAKARTA
Trong khi rừng A-ma-dôn, “lá phổi xanh” của Trái đất, vừa hứng chịu những đám cháy nặng nề, thì tại khu vực ông – Nam Á, các đám cháy rừng cũng khiến tình trạng ô nhiễm không khí của nhiều quốc gia ở mức đáng báo động. Hình ảnh chụp từ vệ tinh nhiều tuần qua cho thấy, khói mù dày đặc do cháy rừng ở In-đô-nê-xi-a đã bao trùm một khu vực rộng lớn từ đảo Xu-ma-tơ-ra của In-đô-nê-xi-a sang Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a. Người phát ngôn Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia In-đô-nê-xi-a (BNPB) A.Uy-bô-u-ô cho biết, đã có hơn 919 nghìn người tại nước này bị viêm đường hô hấp cấp tính do ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng và cháy than bùn. Cho đến nay, Chính phủ “quốc gia vạn đảo” đã phân phát 73.000 khẩu trang cho người dân ở các tỉnh bị ảnh hưởng, triển khai nhiều điểm hỗ trợ y tế, cấp phát thuốc, thực phẩm… cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
Video đang HOT
Tại các quốc gia khác trong khu vực ông – Nam Á, những biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người dân trước tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng đã được tiến hành. Hàng trăm trường học ở Ma-lai-xi-a phải đóng cửa. 500.000 khẩu trang đã được cung cấp cho người dân tại bang Xa-ra-oắc do mức độ ô nhiễm không khí tăng cao. Chính phủ Ma-lai-xi-a đang xem xét áp dụng biện pháp tạo mưa nhân tạo ở những khu vực ô nhiễm, cùng với đó là tiếp tục nỗ lực dập tắt các đám cháy rừng. Tại Xin-ga-po, Cơ quan Môi trường quốc gia (NEA) đã cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí và khuyến cáo người dân chủ động tiến hành các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế ở lâu ngoài trời… Chính quyền nhiều tỉnh ở miền nam Thái-lan cũng phát khẩu trang cho người dân và khách du lịch.
Các đám cháy rừng xảy ra ở In-đô-nê-xi-a thường là do người dân đốt rừng phát quang đất để trồng cọ lấy dầu và các loại cây trồng khác. Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã huy động khoảng 10.000 người gồm binh sĩ, cảnh sát…, cùng hàng chục máy bay chở nước để dập tắt những đám cháy này. Bộ Lâm nghiệp và Môi trường In-đô-nê-xi-a cũng quyết định đóng cửa hơn 30 lâm trường trên các đảo, trong đó có đảo Xu-ma-tơ-ra, nhằm hạn chế tình trạng cháy rừng.
Bối cảnh khói bụi bao phủ nhiều quốc gia ông – Nam Á thời gian qua đã làm dấy lên câu hỏi là làm thế nào để các nước trong khu vực cùng chung tay xử lý hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường. Tại Diễn đàn các nhà lãnh đạo thế giới diễn ra gần đây ở ại học Cô-lum-bi-a (Mỹ), Thủ tướng Ma-lai-xi-a M.Mô-ha-mét nhấn mạnh, Liên hợp quốc không nên coi vấn đề cháy rừng là vấn đề mang tính chất quốc gia nữa, mà phải là vấn đề của toàn thế giới. Ông M.Mô-ha-mét khẳng định, thế giới đang thiếu cơ chế hiệu quả xử lý các vụ cháy rừng. Nhà lãnh đạo Ma-lai-xi-a cũng nêu một thí dụ là các vụ cháy diễn ra gần đây ở rừng A-ma-dôn chủ yếu chưa được ngăn chặn hiệu quả là bởi hệ thống xử lý hiện tại của quốc tế không cho phép can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường và Nguồn nước Xin-ga-po M.Dun-ki-phli chia sẻ rằng, tình trạng khói mù do cháy rừng vốn không phải vấn đề mới đối với khu vực ASEAN, do đó, bản thân các nước ASEAN cần nêu cao sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa để đạt được tầm nhìn chung của khu vực về xây dựng một ASEAN không còn khói mù vào năm 2020.
Liên hợp quốc từng cảnh báo, các vụ cháy rừng ở In-đô-nê-xi-a đang khiến gần 10 triệu trẻ em nước này đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm ở ông – Nam Á hiện ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân cũng như tác động xấu tới các hoạt động kinh tế – xã hội, du lịch, giao thông… ây là “hồi chuông” thúc giục giới chức các nước trong khu vực cùng tìm ra các biện pháp mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn triệt để các vụ đốt rừng.
BẢO KHÁNH
Theo NDĐT
Hà Nội dừng dùng than tổ ong, cấm đốt rơm rạ để giảm ô nhiễm
ại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, có khoảng 12 nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn. Trong thời gian tới, thành phố triển khai nhiều biện pháp, trong đó có việc dừng dùng than tổ ong, cấm đốt rơm rạ ở ngoại thành.
Bếp than tổ ong vẫn được sử dụng tại các cửa hàng ở khu vực nội đô Hà Nội
Phát thải gần 2 nghìn tấn CO2
Liên quan tình hình ô nhiễm không khí Hà Nội thời gian qua, ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) phân tích, trong tháng 9, Hà Nội vào giai đoạn chuyển mùa, có sự chênh lệch về nhiệt độ các buổi trong ngày, khó khăn trong thoát khí thải. Hà Nội đã thống kê khoảng 12 nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm: khí thải từ ô tô xe máy; đun bếp than tổ ong, bếp củi; xây dựng, phá dỡ công trình chưa kiểm soát được nguồn bụi; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước; mùi hôi thối, ô nhiễm từ các khu chăn nuôi chưa đạt chuẩn; đốt rơm rạ ở các quận, huyện; quản lý chưa tốt trong thu gom rác thải; ô nhiễm ao hồ lâu năm, bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất của Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận; các nguồn phát thải khác từ con người...
Ông Thái cho biết, theo số liệu điều tra của Sở TN&MT, Hà Nội có hơn 55.000 bếp than tổ ong, trung bình mỗi ngày toàn thành phố tiêu thụ hơn 528 tấn than, phát thải 1.870 tấn khí CO2 vào bầu không khí...Vấn đề như đốt rơm rạ ở các huyện ngoại thành khi vào mùa thu hoạch lúa cũng tác động trực tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí ở Hà Nội, chưa kể việc tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông vì che khuất tầm nhìn.
Theo Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Vũ Đăng Định, ngay từ đầu nhiệm kỳ, thành phố đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp xử lý, cải thiện môi trường như lắp đặt các trạm quan trắc, xây dựng mạng lưới quan trắc chính thức giám sát chất lượng môi trường đồng thời kiểm soát nguồn xả thải ra môi trường. Thành phố đã thay đổi việc thu gom rác thải hàng ngày từ thủ công sang dùng xe quét, xe hút bụi nhập khẩu từ châu Âu. "Việc xử lý ô nhiễm ao hồ ở ngoại thành bước đầu được thực hiện. Thành phố cũng ban hành kế hoạch vận động đến 31/12/2020 sẽ không còn sử dụng bếp than tổ ong. "Việc này đã giao cho các quận, huyện, thị xã triển khai", ông Định nói.
Ông Định cho biết, thành phố đã xây dựng nhà máy xử lý bùn, rác thải bằng công nghệ mới; triển khai xử lý chất thải rắn, phá dỡ các tòa nhà bằng công nghệ mới, đã nhập các xe phá dỡ nghiền bê tông, nghiền rác thải xây dựng của Đức; triển khai che chắn công trình khi phá dỡ, đồng thời lên quy hoạch cho tất cả các trạm xăng có kế hoạch xây dựng bổ sung các khu rửa xe tự động. "Chúng tôi thường xuyên giao Thanh tra giao thông và các đơn vị có chức năng kiểm tra các xe chở vật liệu xây dựng. Cùng với đó là chương trình trồng một triệu cây xanh; triển khai chương trình cánh đồng không đốt rơm rạ. Việc không đốt rơm rạ triển khai từ 2 năm trước, được bà con ở các vùng nông thôn ngoại thành hưởng ứng tích cực", ông Định nói.
Về vấn đề cấm đốt rơm rạ, ông Mai Trọng Thái cho biết, đây là thói quen của người dân chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng khi sản xuất. Khi thành phố thí điểm vận động không đốt rơm rạ ở Đan Phượng, Đông Anh, Phú Xuyên đều có hiệu quả, hiệu ứng rất tốt. "Phải xác định rơm rạ là nguồn tài nguyên. Nếu thu gom được để làm các sản phẩm hữu sinh, tận dụng được rất tốt. Thành phố đã có chỉ đạo, sắp tới sẽ ban hành chỉ thị nghiêm cấm đốt rơm rạ để giải quyết vấn đề ô nhiễm, giảm nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông, hướng dẫn giải pháp tận dụng làm sản phẩm hữu ích từ rơm rạ. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc này. Sắp tới chúng tôi sẽ quyết liệt vào cuộc để người dân không đốt rơm rạ nữa", ông Thái nói.
TRƯỜNG PHONG
Theo TPO
Nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội do đốt tới 528 tấn than tổ ong mỗi ngày Ha Nôi cho răng co nhiêu nguyên nhân dân đên tinh trang ô nhiêm không khi tăng cao thơi gian qua, trong đo co nguyên nhân quan trọng do ngươi dân đôt tới 528 tấn than tô ong mỗi ngày. Chiêu 1-10, tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tô chưc, ông Vũ Đăng Định, Chánh Văn phòng, ngươi...