Ông Lưu Bình Nhưỡng: Sai lầm lớn nhất của bị cáo là nhận “cám ơn” 300.000 USD
Chiều 7/1, phiên tòa xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (cựu Đại biểu Quốc hội) và đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn.
Trước khi thẩm vấn, Hội đồng xét xử tiến hành cách ly bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cùng hai bị cáo khác là Lê Thanh Vân (cựu Đại biểu Quốc hội) và Nguyễn Văn Vương (cựu Chuyên viên Vụ pháp luật, Văn phòng Chủ tịch Nước) khỏi phòng xử án.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Công ty Sao Đỏ là bị hại. Trước bục khai báo, bị cáo Phạm Minh Cường (tức Cường “quắt’ đã có 3 tiề.n án) cho biết, bị cáo với bị cáo Nhưỡng có quan hệ chú cháu. Nguồn gốc khu bãi triều bị cáo mua lại là của bị cáo Nguyễn Văn Phương, là cháu bị cáo. Phần bãi triều bị cáo Cường mua của bị cáo Phương ở cạnh khu bãi mà Công ty Sao Đỏ được cấp phép khai thác cát (PV).
Theo lờ.i kha.i của bị cáo Cường, khi khai thác cát, Công ty Sao Đỏ muốn mua lại khu bãi triều của bị cáo và trả tiề.n một lần nhưng Cường không đồng ý mà yêu cầu Công ty Sao Đỏ trả tiề.n theo tỷ lệ khai thác cát.
Sau khi Công ty Sao Đỏ đồng ý, bị cáo Cường thuê bị cáo Phương hàng ngày đếm số lượng tàu hút cát của Công ty Sao Đỏ. Căn cứ vào số lượng tàu hút cát để bị cáo Cường có cơ sở lấy tiề.n.
Cũng theo lờ.i kha.i của Cường, quá trình Công ty Sao Đỏ khai thác cát đã xảy ra va chạm với một nhóm xã hội khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình nên việc khai thác phải tạm dừng. Trước sự việc này, bị cáo Cường đã nhờ bị cáo Nhưỡng can thiệp với người có trách nhiệm ở tỉnh Thái Bình. Sau đó, bị cáo Nhưỡng ghi âm cuộc điện thoại với người đó và chuyển lại cho bị cáo Cường…
Sau khi bị cáo Nhưỡng can thiệp, nhóm xã hội ở tỉnh Thái Bình không gây khó khăn cho Công ty Sao Đỏ nữa nên doanh nghiệp này tiếp tục khai thác cát và trả tiề.n cho bị cáo Cường theo thỏa thuận trước đó.
Quá trình “hợp tác làm ăn” với Công ty Sao Đỏ, bị cáo Cường đã được doanh nghiệp này trả gần 5 tỷ đồng. Bị cáo Cường khai, bị cáo đã rủ vợ bị cáo Nhưỡng là bà Phạm Thị Mỹ Dung góp tiề.n mua bãi triều để cùng khai thác hưởng lợi.
Đây cũng chính là lý do mà khi xảy ra việc nhóm xã hội gây khó cho Công ty Sao Đỏ, bị cáo Nhưỡng đã can thiệp với người có trách nhiệm ở tỉnh để “dẹp yên”.
Video đang HOT
Tại phiên tòa, bị cáo Phương thừa nhận lờ.i kha.i của bị cáo Cường về việc Cường mua bãi triều của Phương và thuê Phương đếm tàu hút cát hàng ngày của Công ty Sao Đỏ là đúng.
Ngoài ra, Phương còn làm lái xe cho Cường. Quá trình lái xe, Phương nhiều lần chở Cường đến nhà thờ của gia đình bị cáo Nhưỡng ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và nhà riêng của bị cáo Nhưỡng ở quận Tây Hồ, Hà Nội.
Tại nhà thờ của gia đình bị cáo Nhưỡng, Phương nghe thấy Cường nói lại việc làm ăn không thuận lợi với Công ty Sao Đỏ do bị một nhóm xã hội ở tỉnh Thái Bình cản trở, đồng thời nhờ bị cáo Nhưỡng can thiệp để Công ty Sao Đỏ được tiếp tục khai thác cát.
Khai báo tại phiên tòa, đại diện Công ty Sao Đỏ thừa nhận lờ.i kha.i của bị cáo Cường và bị cáo Phương là đúng. Đại diện Công ty Sao Đỏ cho biết, đến nay, công ty đã nhận lại toàn bộ số tiề.n gần 5 tỷ đồng mà Cường đã nhận của công ty.
Ngoài bị hại là Công ty Sao Đỏ, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến bị cáo Nhưỡng trong cả 5 hành vi: Cưỡng đoạt tài sản của Công ty Sao Đỏ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp việc giải quyết vụ án dân sự xảy ra tại TAND TP Hải Phòng để hưởng lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp việc phê duyệt Dự án Quế Võ III, tỉnh Bắc Ninh để hưởng lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp việc phê duyệt Dự án khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh để hưởng lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp vào Dự án thăm dò khoáng sản đất đá làm vật liệu san lấp mặt bằng tại đồi Bắc Sơn (thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) để hưởng lợi.
15h, Hội đồng xét xử cách ly hai bị cáo Cường và Phương để thẩm vấn bị cáo Nhưỡng. Trước bục khai báo, bị cáo Nhưỡng khẳng định giữ nguyên tất cả lờ.i kha.i của mình tại cơ quan điều tra. “Hiện tại, bị cáo chưa nghĩ thêm được gì nên chưa có lờ.i kha.i bổ sung. Quá trình xét xử, các luật sư của bị cáo hỏi thêm thì có thể bị cáo sẽ có thêm lời khai”, bị cáo Nhưỡng trình bày.
Tương tự như Hội đồng xét xử, khi đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đặt câu hỏi, bị cáo Nhưỡng cũng bảo lưu các lờ.i kha.i đã khai tại cơ quan điều tra và chưa bổ sung gì thêm.
Cuối phần thẩm vấn của Hội đồng xét xử, bị cáo Nhưỡng trình bày: “Việc nhận cảm ơn số tiề.n 300.000 USD của ông Nguyễn Thế Mạnh và ông Nguyễn Trọng Phong liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Quế Võ III, tỉnh Bắc Ninh là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của bị cáo. Vì thế, bị cáo đã vận động gia đình nộp tiề.n để khắc phục hậu quả”.
Trước đó, bị cáo Nhưỡng và gia đình đã nộp lại số tiề.n 300.000 USD đã nhận “cám ơn”. Trước ngày phiên tòa diễn ra, gia đình bị cáo Nhưỡng nộp thêm số tiề.n 150 triệu đồng để khắc phục hậu quả vụ án.
Liên quan đến việc bị cáo Nhưỡng nhận quà của một người dân ở Hải Phòng (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) là bộ cánh cửa nhà thờ ở huyện Hưng Hà, bị cáo Nhưỡng cho rằng: “Đó là quà tặng nhà thờ họ chứ không phải tặng bị cáo”.
Trước khi kết thúc ngày xét xử thứ nhất, Hội đồng xét xử đã tiến hành thẩm vấn bị cáo Lê Thanh Vân về hành vi gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác Dự án đồi Bắc Sơn, qua đó hưởng lợi 60 triệu đồng.
Sáng mai (8/1), phiên tòa tiếp tục.
Nữ Giám đốc Công ty Angel Lina đổ tội cho người bị cáo gọi là mẹ
Tại tòa, bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung khai gọi Trần Thị Mỹ Hiền là mẹ, thường giúp đỡ nhau trên thương trường.
Đồng thời, bà khai làm theo chỉ đạo của Hiền.
Ngày 3/1, phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung, Giám đốc Công ty Angel Lina và Đất Vàng Hoàng Gia, cùng 8 đồng phạm về tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, đã bước vào phần xét hỏi.
Bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Ảnh: Xuân Duy).
Theo cáo buộc, bị cáo Nhung, Trần Thị Mỹ Hiền và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật tại nhiều quận, huyện ở TPHCM và thỏa thuận chuyển nhượng liên quan đến 4 căn nhà, trong đó bán trùng 3 căn nhà cho khách, qua đó phân thành các nền đất không có thật để ký hợp đồng, thỏa thuận chuyển nhượng các nền đất trái pháp luật với 592 cá nhân, hiện chiếm đoạt hơn 834,5 tỷ đồng.
Trong đó, bà Phạm Thị Tuyết Nhung chỉ đạo cấp dưới lập các dự án không có thật, phân lô trái pháp luật, bán nền không có thật, từ đó chiếm đoạt tổng số tiề.n 539,9 tỷ đồng. Còn bà Trần Thị Mỹ Hiền cùng đồng phạm chiếm đoạt tổng số tiề.n hơn 285 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, người giám hộ cho bà Hiền đã trưng ra quyết định của TAND quận 1 (TPHCM) về việc tuyên bố bà này bị mất năng lực hành vi dân sự từ ngày 11/7/2016.
Do bà Hiền đang điều trị bệnh nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi điều trị xong sẽ phục hồi điều tra, xử lý theo quy định.
Tại tòa, bị cáo Nhung cho rằng cáo trạng truy tố mình là có căn cứ nhưng bị cáo phủ nhận vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ án. Bà nói mình làm theo chỉ đạo của Trần Thị Mỹ Hiền, không chiếm đoạt tiề.n của các bị hại trong vụ án.
Nhung khai gọi bà Hiền là mẹ, trên thương trường giúp đỡ nhau, khi biết thông tin "mẹ" bị tâm thần, bị cáo đã giúp đỡ ký khống 1 loạt hợp đồng chuyển nhượng dự án tại Bình Thuận.
Số tiề.n thu được từ việc bán các dự án "ma", Nhung khai dùng trả cho môi giới, mua các dự án mới và các chi phí khác phục vụ hoạt động của công ty. Đồng thời, bị cáo nói mình là một nhà đầu tư, bỏ tiề.n ra để đầu cơ, sinh lợi rồi sẽ chuyển nhượng cho khách hàng.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa phiên tòa, Nhung nói không điều hành các hoạt động tại Công ty Angel Lina, Đất Vàng Hoàng Gia. Nữ bị cáo khai các hoạt động này do người của bà Hiền chỉ đạo.
Tiếp đó, bị cáo Nhung khai, các bị hại trong vụ án biết rõ pháp lý của các dự án chưa đầy đủ nhưng vẫn ký hợp đồng góp vốn, công ty có các chính sách thu mua lại hoặc ưu đãi khác khi tiếp tục đầu tư. Đồng thời, nữ giám đốc này nói khách hàng mua là những người muốn đầu cơ, không có nhu cầu ở thực tế.
Trước những lờ.i kha.i của bị cáo, đại diện VKS ngắt lời và nói: "Nếu không có lừ.a đả.o sao chuyển nhượng những bất động sản không phải của mình, thiệt hại của vụ án lên tới hơn 800 tỷ đồng, đây là số tiề.n đặc biệt lớn".
Phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn.
Ngày 7/1, xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Thái Bình sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) và bị cáo Lê Thanh Vân (SN 1964, trú tại...