Ông lớn SCIC chia tay Bộ Tài chính, về với siêu ủy ban
Sáng nay (12-11), Bộ Tài chính tổ chức bàn giao Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (còn gọi là siêu ủy ban).
Các nội dung bàn giao lần này gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển năm năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất…
Theo báo cáo tài chính hợp nhất tính đến hết quý II-2018, vốn điều lệ của SCIC được phê duyệt theo nghị định của Chính phủ là 50.000 tỉ đồng. Trong đó vốn đầu tư đã góp tính đến ngày 30-6 là hơn 22.000 tỉ đồng. Tổng tài sản của SCIC đến cuối quý II đạt hơn 41.700 tỉ đồng.
Trong 19 doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước được bàn giao về ủy ban, SCIC có vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ước tính vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty do siêu ủy ban quản lý lên đến khoảng 1 triệu tỉ đồng và tổng giá trị tài sản là 2,3 triệu tỉ đồng. Đó là một khối tài sản khổng lồ.
Sau khi tiếp nhận SCIC, ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để chỉ đạo SCIC tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được vị trí, vai trò, nhiệm vụ được giao, tiếp tục sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt.
P.V
Theo plo.vn
Bộ Tài chính gỡ vướng cho doanh nghiệp trong thực thi chính sách
Tạo "kênh" thông tin phản hồi về thực tiễn triển khai, thực hiện pháp luật, chính sách tài chính qua đối thoại sẽ giúp cơ quan xây dựng chính sách sớm hoàn thiện, sửa đổi kịp thời những bất cập.
Video đang HOT
Bộ Tài chính là Bộ đa ngành, đa lĩnh vực có phạm vi quản lý rộng với số lượng văn bản quy phạm pháp luật rất lớn thuộc nhiều lĩnh vực và nhiều văn bản liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Do đó, công tác xây dựng và triển khai thi hành pháp luật tài chính, phổ biến pháp luật được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính). Ảnh: Thùy Dương/BNEWS/TTXVN
Phóng viên: Trong những năm gần đây, Ngày Pháp luật Việt Nam đã trở thành ngày hội được tổ chức hàng năm nhằm nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Xin ông chia sẻ cách làm của Bộ Tài chính trong triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam?
Vụ trưởng Ngô Hữu Lợi: Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác phổ biến pháp luật nên Bộ Tài chính đã triển khai Ngày Pháp luật Tài chính từ năm 2010, trước 3 năm so với Ngày pháp luật Việt Nam.
Từ năm 2013, khi triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam, Bộ Tài chính đã gắn Ngày Pháp luật tài chính với Ngày Pháp luật Việt Nam để triển khai đồng thời trong kế hoạch chung; trong đó, quy định cụ thể về nội dung, chủ đề, thời gian và hình thức triển khai.
Do gắn việc triển khai Ngày Pháp luật tài chính với Ngày Pháp luật Việt Nam nên thời gian được triển khai xuyên suốt từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 11 hàng năm; trong đó, có hai tuần cao điểm phổ biến, tuyên truyền, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Hàng năm, việc xây dựng kế hoạch triển khai Ngày Pháp luật của Bộ Tài chính được thực hiện từ rất sớm nhằm kịp thời ban hành kế hoạch từ đầu tháng 8; trong đó, chủ đề của Ngày Pháp luật được lựa chọn rất kỹ lưỡng trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và gắn với nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật tài chính của năm, nhất là hoàn thiện thể chế tài chính gắn với cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý nên việc thực hiện cả 2 Ngày Pháp luật này đã hỗ trợ cho nhau và phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành Tài chính.
Trên cơ sở kế hoạch của Bộ, các Tổng cục Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước... kịp thời có văn bản triển khai đến các đơn vị trong hệ thống nên Ngày Pháp luật tài chính được lan tỏa đến các đơn vị trong toàn ngành và cơ quan tài chính ở các địa phương.
Phóng viên: Thưa ông, việc triển khai Ngày Pháp luật tài chính và Ngày Pháp luật của Bộ Tài chính đạt kết quả như thế nào?
Vụ trưởng Ngô Hữu Lợi: Do Ngày Pháp luật tài chính và Ngày Pháp luật Việt Nam được thực hiện trong thời gian khá dài nên Bộ Tài chính đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Trong công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, số lượng văn bản quy phạm pháp luật mà Bộ Tài chính chủ trì xây dựng rất lớn (trung bình mỗi năm trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và thông qua 4 - 5 dự án luật; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 40 - 45 Nghị quyết, Quyết định và ban hành khoảng 200 Thông tư).
Trong những năm qua, Bộ Tài chính luôn hoàn thành yêu cầu đề ra, đặc biệt tỷ lệ hoàn thành chương trình công tác của Chính phủ về xây dựng các Nghị định, Quyết định luôn rất cao (khoảng 95%).
Từ kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế đã tạo cơ sở pháp lý cho việc cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý, góp phần thúc đẩy chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Những kết quả đó đã được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và Bộ Tài chính nhiều năm liên tục đứng ở tốp đầu trong số các Bộ, ngành về xếp hạng cải cách hành chính (Par-Index).
Việc thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam nói chung và Ngày Pháp luật tài chính nói riêng đã giúp cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của ngành Tài chính đạt kết quả toàn diện thông qua việc triển khai đồng bộ các hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật về hoạt động dân sự, kinh tế...; các buổi tập huấn, tọa đàm, trao đổi, nhất là các hội nghị đối thoại doanh nghiệp được đẩy mạnh với gần 2.000 hội nghị/năm được tổ chức ở các cấp.
Phóng viên: Bộ Tài chính hiện áp dụng thành công mô hình đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Xin ông cho biết rõ hơn về mô hình này?
Vụ trưởng Ngô Hữu Lợi: Do pháp luật tài chính, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan có tác động trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp nên việc đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp được Bộ Tài chính triển khai từ rất sớm. Ngay từ năm 2004 đã có Quy chế tổ chức đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp.
Qua các năm triển khai, mô hình này khẳng định tính đúng đắn và ngày càng phát huy hiệu quả nên Bộ Tài chính đã triển khai sâu rộng trong hệ thống các cơ quan thuế, hải quan từ Trung ương đến địa phương.
Hàng năm, ngành Tài chính đều tổ chức 2 cuộc đối thoại doanh nghiệp ở phạm vi cả nước thu hút hàng nghìn doanh nghiệp tham gia và khoảng 2.000 hội nghị đối thoại doanh nghiệp ở cấp tỉnh do các Cục thuế và Hải quan tổ chức.
Thông qua các cuộc đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong thực thi chính sách; doanh nghiệp được cập nhật và nắm rõ hơn về các văn bản quy phạm pháp luật. Qua đó, tạo "kênh" thông tin phản hồi về thực tiễn triển khai, thực hiện pháp luật, chính sách tài chính để giúp cơ quan xây dựng chính sách sớm hoàn thiện, sửa đổi kịp thời những bất cập.
Phóng viên: Trong thời gian tới, Bộ Tài chính có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam nói chung và Ngày Pháp luật tài chính nói riêng?
Vụ trưởng Ngô Hữu Lợi: Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật của ngành Tài chính còn rất nặng nề. Để nâng cao hiệu quả Ngày Pháp luật, ngành Tài chính cần thực hiện các giải pháp thiết thực, cụ thể thông qua việc phát huy các mô hình; đồng thời không ngừng nghiên cứu, đổi mới để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
Cụ thể, đa dạng hóa các hình thức phổ biến pháp luật, nhất là các hình thức mới để phát huy hiệu quả của hệ thống công nghệ thông tin.
Đối với những mô hình đã khẳng định hiệu quả, nhất là mô hình đối thoại doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới hình thức, cách làm để vừa kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, vừa giúp doanh nghiệp hiểu và nắm bắt chính sách kịp thời. Qua đó, nâng cao tính tuân thủ pháp luật và không chỉ góp phần đưa chính sách, pháp luật tài chính vào cuộc sống mà còn khai thác hiệu quả "kênh" thông tin phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp về chính sách, pháp luật tài chính./.
Theo bnews.vn
Tiếp tục cổ phần hoá hàng loạt Tập đoàn, Tổng công ty ngay trong năm 2019 Ngay trong năm 2019 sẽ có hàng loạt đơn vị phải triên khai cô phân hóa nhiêu doanh nghiệp với giá trị lớn. Ảnh minh họa. Liên quan tới kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, giai đoạn 2017-2020 cổ phần hóa 127 doanh...