‘Ông lớn’ ngân hàng đồng loạt xin tăng vốn điều lệ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu phối hợp với Bộ KH&ĐT tháo gỡ vướng mắc về pháp lý để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng thương mại nhà nước (trừ các ngân hàng thương mại mua bắt buộc).
Agribank – một trong những “ông lớn” ngân hàng đồng loạt xin tăng vốn điều lệ. ảnh minh hoạ
Đó là kiến nghị được NHNN đưa ra tại hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định 1058 của Thủ tướng về phê duyệt đề án tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 vừa diễn ra.
Theo NHNN, quy mô hệ thống TCTD tăng, tổng tài sản hệ thống TCTD đạt 11,81 triệu tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2018. Số vốn cho vay thị trường đạt 7,61 triệu tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2018, huy động vốn từ thị trường 1 đạt 8,96 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực tài chính thông qua vốn điều lệ của ngân hàng thương mại nhà nước gặp khó khăn. Tổng vốn đầu tư bổ sung cho các ngân hàng này khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel 2 trong khi nguồn lực nhà nước có thể sử dụng được để tăng vốn cho các ngân hàng cũng hạn chế. Việc triển khai cơ cấu lại 3 ngân hàng mua bắt buộc khó khăn, phức tạp chưa có tiền lệ, phải phối hợp chặt chẽ và lấy ý kiến của bộ ngành và phụ thuộc đàm phán với nhà đầu tư.
Trước những vướng mắc này, NHNN kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu phối hợp với Bộ KH&ĐT tháo gỡ vướng mắc về pháp lý để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng thương mại nhà nước (trừ các ngân hàng thương mại mua bắt buộc). Tiếp tục các giải pháp xử lý nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trung ương, địa phương và nợ xấu của DNNN, nợ xấu cho vay theo chương trình dự án chỉ định của Chính phủ.
Ông Phạm Quang Dũng, Thành viên HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), về nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại nhà nước. Để đáp ứng chuẩn mực Basel 2, các NHTM nhà nước như VCB đang thiếu nguồn vốn lớn. Vì vậy, VCB kiến nghị tạo điều kiện cho NHTM nhà nước tăng vốn điều lệ bằng lợi nhuận sau thuế, thặng dư vốn cổ phần và được phát hành thêm. Có cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài, tăng giới hạn của nhà đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), mặc dù chủ động phát hành trái phiếu để bổ sung vốn cấp 2 nhưng hiện tại gần hoàn thành quy định tối đa. Nếu không được bổ sung cấp bách, những tháng đầu năm 2020, Agribank không thể tiếp tục đầu tư tín dụng cho nền kinh tế do vướng vào tỷ lệ an toàn theo Basel 2.
“Chúng tôi đề nghị liên Bộ Tài chính – KH&ĐT có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thuế rõ ràng và cụ thể để thực hiện Nghị quyết 42 về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo và nghĩa vụ nộp thuế. Liên bộ xem xét, bổ sung trường hợp sang tên, đăng lý quyền sử dụng, quyền sở hữu bất động sản liên quan đến xử lý nợ xấu của TCTD vào trường hợp tạm thời chưa thu thuế”, NHNN kiến nghị.
QUỲNH NGA
Theo Tienphong.vn
Ngân hàng tăng vốn - Không phải ai cũng thuận lợi
Trong khi một số ngân hàng đang tích cực tăng vốn và gặp nhiều thuận lợi, thì vẫn có không ít nhà băng chật vật với câu chuyện tăng vốn trong suốt những năm qua.
Không ít nhà băng chật vật với câu chuyện tăng vốn trong suốt những năm qua. Nguồn: internet
Ngày 25/9/2019, Ngân hàng Nam Á được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ hơn 3.353 tỷ đồng lên hơn 3.890 tỷ đồng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông của Nam A Bank thông qua tại Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm, gồm các hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 16%, chào bán cổ phiếu riêng lẻ, chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động...
Ngày 10/10/2019 vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cũng thông báo hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 7.688 tỷ đồng lên 9.369 tỷ đồng, lọt vào top 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, sau khi chào bán 168 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Đến ngày 11/10/2019, Thống đốc NHNN cũng có quyết định sửa đổi nội dung giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Theo đó, vốn điều lệ của OCB được chấp thuận tăng từ 6,599 tỷ đồng lên 7,899 tỷ đồng. OCB tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành gần 130 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 20%.
Trong cùng ngày, NHNN ban hành quyết định sửa đổi nội dung về vốn điều lệ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Theo đó, vốn điều lệ của VIB được sửa đổi từ 7,835 tỷ đồng lên 9,245 tỷ đồng. Trước đó, ngân hàng này đã phát hành hơn 141 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/CP cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ phát hành gần 18% để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Việc các ngân hàng chạy đua tăng vốn cuối năm nằm trong kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn Basel 2. Theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến muộn nhất đến năm 2020 cơ bản các ngân hàng thương mại phải có mức vốn tự có đáp ứng chuẩn mực của Basel 2. Trong đó, ít nhất 12-15 ngân hàng áp dụng thành công Basel 2.
Kể từ đầu năm sau, các ngân hàng phải đáp ứng được hệ số an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn mới của Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Theo NHNN, hiện nay, hệ số CAR của nhiều ngân hàng đã đạt trên 9% nhưng nếu tính theo cách mới quy định tại Thông tư 41 thì con số này chỉ là 6-7%, trong khi tiêu chuẩn các ngân hàng phải duy trì hệ số CAR tối thiểu là 8%.
Ngoài việc tăng vốn điều lệ, thời gian qua các nhà băng cũng tích cực phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn tự có cấp 2, gồm cả trái phiếu nội tệ và ngoại tệ. Số liệu thống kê 9 tháng đầu năm cho thấy các ngân hàng thương mại là chủ thể phát hành nhiều trái phiếu nhất với tổng giá trị phát hành lên tới 75.936 ty đông, chiêm tỷ trọng 49% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công.
Trong khi đó, không ít nhà băng vẫn đang chật vật xoay sở tăng vốn trong suốt thời gian qua. Theo thống kê của NHNN tính đến 30/6/2019 vẫn còn một số ngân hàng có vốn điều lệ chỉ vừa trên mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng. Đơn cử như ngân hàng Bảo Việt 3.150 tỷ đồng, ngân hàng Bản Việt 3.171 tỷ đồng, ngân hàng Kiên Long 3.237 tỷ đồng, ngân hàng Sài Gòn Công Thương 3.080 tỷ đồng, ngân hàng Việt Á 3.500 tỷ đồng, ngân hàng PGBank 3.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, những ngân hàng dù đã lên sàn nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn. Như trường hợp của ngân hàng Bắc Á dù đã niêm yết từ cuối năm 2017, vốn điều lệ của ngân hàng này vẫn khó tăng mạnh như kỳ vọng. Giữa tháng 9 vừa qua, Bắc Á đã phải phát hành 100 triệu cổ phiếu, tương đương 1.000 tỷ đồng để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế giữ lại.
Trước đó vào năm 2018, NH này cũng đã từng đặt mục tiêu tăng vốn từ 5.462 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và đã được đại hội cổ đông thông qua. Tuy nhiên sau đó, vốn điều lệ quy định trên giấy phép hoạt động của BacABank chỉ được nâng lên 5.500 tỷ đồng.
Với việc cổ phiếu giao dịch không mấy tích cực nên khó gọi thêm vốn, BacABank chỉ có thể phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Song phát hành cho cổ đông hiện hữu như vậy, giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm tương ứng nên cổ đông cũng sẽ cân nhắc.
Gia Lê
Theo doanhnhansaigon.vn
Ngân hàng nỗ lực tăng vốn theo tiêu chuẩn mới "Nếu áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ đầu năm 2020, nhiều khả năng hệ số an toàn vốn (CAR) của không ít ngân hàng sẽ giảm xuống thấp hơn 8% - tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Điều này khiến các ngân hàng đang phải rất nỗ lực để tăng được vốn", chuyên gia ngân hàng, TS Nguyễn...