Ông lớn Glencore chấp nhận nộp phạt 1,5 tỷ USD trong vụ hối lộ chấn động ngành dầu mỏ
Các công tố viên cho biết hãng giao dịch hàng hóa Glencore đã chi hàng triệu USD cho các vụ hối lộ, lót tay để tiếp cận được nguồn dầu thô ở châu Phi.
Trụ sở của Glencore ở Baar, Thụy Sĩ. Ảnh: AP
Theo đó, Glencore sẽ nhận tội và chấp nhận khoản tiền phạt lên đến 1,5 tỷ USD về các cáo buộc hối lộ, tháo túng thị trường. Đây là kết quả của tiến trình điều tra kéo dài ở Mỹ, Anh và Brazil nhằm buộc tội hành vi đưa hối lộ, tham nhũng tại một trong những nhà giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới.
Văn phòng Chống gian lận nghiêm trọng (SFO) – cơ quan đặc trách chống tham nhũng của Anh, ngày 24/5 đã công bố cáo buộc nhằm vào Glencore Energy UK, công ty con của Glencore đặt tại Anh.
Chi nhánh này dã dính líu đến 7 vụ tham nhũng, đưa hối lộ liên quan đến hoạt động tại Cameroon, Guinea Xích đạo, Bờ Biển Nga, Nigeria và Nam Sudan. Cụ thể, giới chức, nhân viên Glencore đã chi 25 triệu USD để hối lộ giới chức địa phương, nhằm có được các giấy phép, điều kiện ưu đãi trong tiếp cận nguồn dầu thô từ các nước này.
Video đang HOT
Tại Mỹ, Glencore đã thừa nhận phạm tội trong hai vụ điều tra hình sự riêng biệt và chấp nhận mức nộp phạt, cưỡng chế tài sản lên đến 1,1 tỷ USD. Một vụ được các công tô viên mô tả là cơ chế hối lộ kéo dài trong 10 năm, liên quan đến tiếp cận nguồn dầu thô ở Nigeria. Vụ còn lại liên quan đến công ty con của Glencore ở Mỹ, thực thể thừa nhận có hành vi thao túng giá xăng dầu tại Mỹ kéo dài trong 8 năm.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland đã gọi đây là vụ thi hành án với mức phạt cao nhất trong lịch sử liên quan âm mưu thao túng giá hàng hóa trên thị trường dầu mỏ. Về phần mình, Glencore bố sẽ bỏ ra khoản tiền nộp phạt 1,5 tỷ USD, trong đó có 1,1 tỷ tiền phạt ở Mỹ, 40 triệu trong vụ ở Brazil và số còn lại là án phạt ở Anh.
Glencore – liên danh giữa Anh và Thụy Sỹ, là một trong những nhà giao dịch hàng hóa, khai thác mỏ lớn nhất thế giới. Cổ phiếu của hãng này trong năm nay đã tăng lên mức cao kể lục kể từ khi phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) 11 năm trước đây. Đà tăng chủ yếu đến từ mức tăng vọt của giá dầu, kim loại màu trên thị trường, giúp Glencore có được kết quả kinh doanh nổi bật.
Nóng: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trung Quốc đang trực tiếp điều tra Alibaba, Jack Ma như ngồi trên đống lửa
Những tháng ngày nghỉ hưu sắp tới, Jack Ma có thể không được nằm thảnh thơi trên bãi biển như dự định.
Tờ Bloomberg dẫn nguồn tin riêng cho biết, Cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc đang trực tiếp cùng nhiều đơn vị khác tham gia vào một cuộc điều tra gần đây về mối liên hệ giữa Alibaba của Jack Ma và các công ty nhà nước Trung Quốc. Thông tin này làm gia tăng rủi ro đối với ông trùm công nghệ Jack Ma và đế chế Internet khổng lồ của ông.
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) đang xét sức ảnh hưởng của Alibaba và phạm vi những giao dịch của công ty này với các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
CCDI vốn là cơ quan phụ trách những vấn đề tham nhũng liên quan tới những quan chức cấp cao. Được biết, cơ quan này đã tham gia vào những chất vấn gửi tới các công ty nhà nước vào tháng 2 như một phần trong quá trình điều tra về Cựu Bí thư Hàng Châu là Zhou Jiangyong. Cả Ant và Alibaba đều có trụ sở tại Hàng Châu.
Các công tố viên Trung Quốc trong tuần này đã buộc tội Zhou nhận hối lộ "khổng lồ", mặc dù tuyên bố từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao không nêu tên Ant hoặc bất kỳ công ty nào khác có liên đới. Một nguồn tin của Bloomberg nói rằng mặc dù các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước đã gửi báo cáo của họ về bất kỳ sự liên đới nào với Ant, nhưng vẫn chưa có quyết định tiếp theo của các nhà lãnh đạo cấp cao về bất kỳ hành động bổ sung nào.
Vào tháng 1, Zhou xuất hiện trong một bộ phim tài liệu truyền thông nhà nước tuyên bố ông này đã sử dụng ảnh hưởng của mình tại Hàng Châu - trung tâm công nghệ Trung Quốc để giúp các doanh nghiệp của em trai mình phát triển. Một trong những công ty đó đã nhận được đầu tư từ một công ty do Ant kiểm soát, theo một báo cáo phương tiện truyền thông địa phương vào tháng 8. Cả Ant và Jack Ma đều không bị buộc tội có sai trái liên quan đến vụ án.
Ant hiện không phản hồi về vấn đề này.
Cổ phiếu của Alibaba đã giảm 4,7% trên sàn Hong Kong, mức cao nhất trong số các cổ phiếu thuộc chỉ số Hang Seng.
Ant và cả công ty mẹ Alibaba Group Holding đều nằm trong số các công ty đang tìm cách xoa dịu các nhà quản lý do lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của các gã khổng lồ công nghệ. Hơn một năm trước, chính phủ Trung Quốc đã đình chỉ thương vụ IPO dự kiến đạt 37 tỷ USD của Ant vào ngay trước thời điểm chuẩn bị thực hiện, khởi động một cuộc đàn áp sâu rộng nhằm kiềm chế các tập đoàn công nghệ.
Guo Shuqing, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết và Ngân hàng Trung Quốc, cho biết trong tháng này rằng chiến dịch chấn chỉnh tổng thể của Bắc Kinh đối với Ant và 13 nền tảng fintech khác của Trung Quốc vẫn chưa kết thúc, mặc dù nỗ lực tự thanh tra của họ đã hoàn thành "suôn sẻ".
Bắc Kinh trước đó đã thúc ép Alibaba bán bớt tài sản trong danh mục đầu tư truyền thông rộng rãi của mình, bao gồm cả cổ phần chính của họ trong mạng xã hội Weibo và nền tảng phát trực tuyến Youku. Việc này là nhằm hạn chế ảnh hưởng của công ty đối với mạng xã hội ở Trung Quốc.
Trước những đòn trừng phạt của chính phủ, các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã điêu đứng suốt hơn 1 năm qua. Tencent Holdings và Alibaba Group đã chứng kiến vốn hóa mất 1 nghìn tỷ USD kể từ khi cổ phiếu của họ trên sàn Hong Kong lao dốc từ 13 tháng trước.
Nothing Phone: "Kẻ ngoại đạo" giới Android sẽ khiến các ông lớn phải dè chừng? "Chiếc điện thoại sẽ không giống như bất cứ thứ gì bạn từng thấy". Đó là nội dung được đăng tải trên Twitter bởi doanh nhân công nghệ Carl Pei, một trong những bộ não đại tài đứng sau thương hiệu OnePlus đình đám hiện nay. Nothing là một công ty công nghệ mới được Carl Pei thành lập sau khi nói lời...