Ông giáo Mac Dougall, 10 năm dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh tại Việt Nam
Ông Mac Dougall (77 tuổi, nước Anh) đến Việt Nam đã 10 năm và ông dành chừng ấy thời gian dạy tiếng Anh miễn phí cho sinh viên nghèo ở TP HCM và TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Không muốn học sinh không được đi học vì không có tiền
Dù không thể đi lại và phải ngồi xe lăn suốt hơn 20 năm qua nhưng có lẽ bệnh tật không thể làm người đàn ông này gục ngã và từ bỏ niềm đam mê dạy học của mình.
Có thể nói, câu chuyện về Mac Dougall là một tấm gương điển hình về tinh thần khuyến học, một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường. Ông dạy tiếng Anh miễn phí trong khi bản thân ông lại đi thuê nhà, tự chống chọi với bệnh tật và nỗi lo “cơm áo gạo tiền”. Điều may mắn, nhiều sinh viên, bạn trẻ ở phố biển Nha Trang đã luôn luôn ở bên ông, coi ông như người thân của mình.
Ông Mac Dougall trong căn nhà thuê dùng để dạy tiếng Anh miễn phí ở Nha Trang, Khánh Hòa
Khi được hỏi điều gì đã thôi thúc ông làm điều này, Mac Dougall cho biết: Mới đầu ông qua Việt Nam chỉ để đi du lịch nhưng tình cờ phát hiện học sinh, sinh viên Việt Nam lúc viết tiếng Anh thì rất khác so với lúc nói.
“Sau khi đi du lịch một vài nơi ở Việt Nam thì tôi quyết định sẽ dạy tiếng Anh cho học sinh Việt Nam, trong đó tập trung vào kỹ năng nói tiếng Anh”, Mac Dougall nói.
Ông cho hay, tập trung dạy về nghe nói, làm cho học sinh hiểu, dạy về kỹ năng đặt học câu hỏi cho học sinh. “Đó là những điểm yếu của học sinh Việt Nam. Tôi nghĩ, học sinh Việt Nam có một hạn chế là không có người sửa tiếng Anh nên khi nói ra là không biết nói đúng hay nói sai”, ông nói.
Ban đầu ông dạy học Sài Gòn, bởi ở đây có rất nhiều học sinh nghèo, không có đủ điều kiện để đi học, thậm chí có học sinh không có đủ tiền ăn nên đó là lý do ông dạy tiếng Anh miễn phí, không lấy tiền.
Video đang HOT
Ông Mac Dougall cùng các học viên trong lớp học tiếng Anh miễn phí
Lúc qua Việt Nam ở được 2 tuần, ông về lại Anh quốc và đi dạy học từ thiện ở Nam Phi. Sau đó một thời gian, ông quay lại Việt Nam và quyết định mở lớp tiếng Anh miễn phí.
“Lý do chính tôi không thu tiền học phí là vì tôi không muốn học sinh không được đi học vì không có tiền”, Mac Dougall nói thêm.
“Sẽ ở Việt Nam để giúp được nhiều người hơn”
Tính đến năm 2019 là năm thứ 10, Mac Dougall ở Việt Nam. Ông dạy khoảng ba năm rưỡi ở Sài Gòn và thời gian còn lại là ở Nha Trang. Người đàn ông này cho biết, ông đến Nha Trang là vì khí hậu mát mẻ và hơn nữa ở đây cũng có trường đại học thì sẽ có nhiều học sinh, sinh viên cần học tiếng Anh.
“Tính đến bây giờ, tôi không nhận thấy có bất kỳ khó khăn nào khi dạy tiếng Anh ở Nha Trang. Tôi dạy ở nhà nên không phải đi lại, đi ra đường… nên rất an toàn”, Mac Dougall chia sẻ.
Khi được hỏi, đến nay đã 10 năm ông đến Việt Nam dạy học, không biết ông sẽ gắn bó với công việc này bao lâu nữa? Mac Dougall cho biết, ông chưa có dự định quay về Anh trong thời gian tới.
“Tôi cảm thấy ở đây sẽ giúp được nhiều người hơn khi mà nhiều học sinh đến học và tiến bộ lên từng ngày. Với lại, khí hậu ở Nha Trang rất tốt, thức ăn cũng tốt và tôi rất thích văn hóa, con người ở đây”, ông thổ lộ thêm.
Căn nhà thuê của ông Mac Dougall trên đường Bà Triệu, TP Nha Trang
Chia sẻ về kỷ niệm trong thời gian ở Việt Nam dạy học 10 năm qua, ông cho biết có nhớ đến một học sinh ở Quảng Ngãi có giọng nói rất khó nghe.
Anh ta nói tiếng Việt với các học viên trong lớp thì không ai hiểu và nói tiếng Anh thì cũng không ai hiểu. Nhưng anh ta học rất chăm chỉ và đến bây giờ anh ta đã thành đạt, làm việc cho một công ty nước ngoài.
“Tôi nghĩ, ở đây giống như một câu lạc bộ tiếng Anh, chứ không phải một lớp học gì. Mọi người thích đến lúc nào thì đến lúc đó, trong khung giờ mà tôi đưa ra”, Mac Dougall nói.
Lớp học của Mac Dougall thu hút khá đông người đến học, trong đó có những người hay làm việc với khách nước ngoài. “Đến với lớp học, tôi được giao tiếp nhiều nên luyện được kỹ năng nói nhiều. Phương pháp dạy của thầy dễ hiểu, cái gì không hiểu thì thầy giảng rất rõ, dùng những từ đơn giản để giải thích những từ khó”, chị Ngô Hoàng Lan, một học viên trong lớp chia sẻ.
Viết Hảo
Theo Dân trí
Bốn lý do khiến tiếng Anh khó đánh vần
Một chữ cái trong tiếng Anh có thể đọc thành nhiều âm, một âm lại có nhiều cách viết khiến trẻ em Mỹ học đọc vất vả hơn.
Tiếng Việt về cơ bản có thể nhìn vào mặt chữ và đọc chính xác. Đó là lý do học đánh vần là bước rất quan trọng khi dạy trẻ nhỏ tập đọc ở Việt Nam.
Tiếng Anh cũng có những quy tắc nhất định để đánh vần, do đó người Mỹ vẫn dạy "phonics" - quy tắc đánh vần - cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ em Mỹ học đọc vất vả hơn trẻ Việt Nam, vì tiếng Anh có nhiều khác biệt giữa chữ viết và phát âm.
Ảnh: Flickr
Khác biệt dễ thấy nhất là một chữ có thể đọc thành nhiều âm. Ví dụ, chữ "s" trong từ "sign" có âm /s/, trong từ "pleasure" có âm //, trong "resign" lại là âm /z/, còn trong "pressure" thì là âm //. Do đó, nếu đơn giản nhìn vào mặt chữ để "luận", thì người đọc rất dễ mắc sai lầm.
Khác biệt thứ hai là một âm có thể được viết theo nhiều cách, ví dụ âm /i/ trong từ "sEE", "sEA", "scEne", recEIve", thIEf, "amOEba" hoặc "machIne".
Lý do thứ ba khiến tiếng Anh khó đánh vần là đôi khi một chữ cái đại diện cho một tổ hợp âm, ví dụ trong "exit" (chữ "x" phát âm là /ks/) hoặc use (chữ "u" phát âm là /ju/). Hiện tượng này, đặc biệt với chữ "x", khiến người học thường gặp lúng túng hay nhầm lẫn trong phát âm.
Cuối cùng, một số chữ trong tiếng Anh hoàn toàn không được phát âm, ví dụ như KnoW, douBt, thouGH, iSland, climB.
Vì những khó khăn trên, học sinh Mỹ khi tập đọc thường phải kết hợp giữa phương pháp "phonics" và "whole word", có nghĩa là vừa dùng "đánh vần" để hỗ trợ, nhưng vẫn phải học thuộc cả mặt chữ.
Đối với người Việt Nam, đặc biệt là thầy cô giáo dạy tiếng Anh, khi học ngôn ngữ này cần lưu ý về những khác biệt. Cách đơn giản nhất là nếu gặp từ mới thì cần tra từ điển, nghe và bắt chước.
Hiện nay, từ điển online đều có phần phát âm để người học có thể nghe được, ví dụ từ điển online của Cambridge. Từ là nội dung đơn giản và căn bản nhất trong phát âm. Nếu phát âm chính xác được từ khóa trong câu, đó là một khởi đầu tốt.
Quang Nguyen
Theo VNE
Hiệu trưởng và 1001 cách tương tác thú vị với học trò Không chỉ làm công tác quản lý hay chỉ gặp học trò khi... chào cờ hay lên phòng hiệu trưởng, cũng không phải chỉ những lời răn đe, cảnh báo. Không ít hiệu trưởng ở TPHCM có những "cách" để tương tác với học trò. Thầy hiệu trưởng suốt 7 năm đứng đón học trò Suốt 7 năm qua, thầy Nguyễn Văn Hùng,...