Ông giáo làng nghiệp dư
Không được đào tạo để trở thành nhà giáo, cũng không có bất kỳ chứng chỉ sư phạm nào. Vậy mà hơn chục năm qua, bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm và tình yêu với lớp trẻ, ông Nguyễn Xuân Điền ở xã Đình Cao (Phù Cừ, Hưng Yên) đã ôn thi ĐH cho hàng ngàn học sinh.
Trong số những học trò được ông Điền ôn thi, nhiều em đã công thành danh toại. Đến Phù Cừ hỏi nhà ông Điền, dân trong huyện không ai không biết, họ kính trọng gọi ông là “thầy Điền” dạy chữ.
Vừa bước đến cổng nhà, chúng tôi đã nghe tiếng giảng bài của người đàn ông ngoại ngũ tuần. Dáng người cao gầy, mái tóc điểm bạc, mặt vẫn bám bụi phấn, ông kể về chuyện đời chuyện nghề, về cái duyên đứng trên bục giảng và cũng là tấm lòng dành cho học sinh vùng quê.
Ông Nguyễn Xuân Điền sinh năm 1959, ngay từ nhỏ đã rất ham học. Sau này ông làm việc trong một công ty may ở Hưng Yên. Công việc bận bịu nên ít có thời gian kèm con học. Đến khi đứa con trai út của ông sắp thi vào lớp 10, ông kiểm tra mới biết kiến thức bị trống quá nhiều. Từ đó, ông sắp xếp thời gian kèm con học. Bốn tháng sau, con ông thi đỗ vào lớp 10 với điểm số gần như tuyệt đối. Thấy bố mình dạy dễ hiểu, cậu con út rủ mấy anh em trong họ đến học cùng. Cứ như thế, ông kèm chúng suốt từ lớp 10 cho đến lúc ôn thi đại học.
Lớp học của thầy Điền.
Năm 2000, cả làng ngỡ ngàng khi cả bốn đứa con, cháu ông dạy đều đỗ đại học. Từ đó, phụ huynh trong làng rồi trong xã dẫn con em mình đến nhờ ông dạy. Cứ thế, sau hàng chục năm với phận thầy giáo làng nghiệp dư, ông đã dạy cho hàng ngàn con em học sinh nông dân xa gần.
Năm học 2003, lớp ông dạy có đến trên 30 em đỗ đại học. Tiếng lành đồn xa, có học sinh tận Sơn La, Lai Châu, thậm chí cả Đồng Nai, Bình Phước cũng lặn lội tìm đến với ông. Đình Cao trước đây vốn là “làng nghèo chữ”, còn bây giờ đã thành làng hiếu học bởi có nhiều em đỗ đạt. Họ khẳng định, công ấy thuộc về thầy Điền.
Khi hỏi về số học sinh do ông ôn luyện thi đỗ đại học, ông nhẩm tính sơ sơ cũng đến gần 500 em. Trong số đó, không ít học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi, như Trần Văn Điệp (quê ở Quảng Ninh) thi được 28 điểm vào trường Học viện Kỹ thuật quân sự; Nguyễn Trung Tín được 29 điểm vào Đại học GTVT…
Những năm 2006 – 2007, ông phải dạy liền hai ca sáng và chiều. Nhiều khi các em chưa hiểu hết bài tập, buổi tối ông lại vui vẻ đứng lớp giảng cho đến khi các em hiểu hết vấn đề mới thôi. Bây giờ sức khỏe cũng yếu đi nhiều nên ông chỉ có thể dạy một lớp với 30 em. Nhưng ông khẳng định: “Tình yêu và lòng nhiệt tình dành cho các em thì chưa bao giờ cạn”.
Video đang HOT
Kỷ niệm sâu sắc nhất trong ngần ấy năm làm thầy giáo làng là vào năm 2005, em Lò Văn Quân ở Bắc Kạn, nhà nghèo bố mất sớm nhưng ham học. Em xin mẹ xuống xuôi học thầy Điền được ba tháng thì hết tiền sinh hoạt. Thấy em gia cảnh khó khăn lại chịu khó nên ông khuyên cố gắng ở lại, tiền ăn ở học hành sẽ do thầy tài trợ. Công sức của hai thầy trò được đền đáp khi Quân thi đỗ vào trường Đại học GTVT với số điểm khá cao. Giờ Quân nhận thầy Điền làm bố nuôi và thường xuyên về Hưng Yên thăm thầy.
Theo đánh giá của thầy Điền, đề thi đại học qua các năm hầu hết là kiến thức trong sách giáo khoa, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản thì các em có thể đạt 7 – 8 điểm/môn là chuyện bình thường. Phương pháp dạy của ông là truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản, từ đó vận dụng để giải các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Cứ học hết một khóa, ông lại cho các em thi thử để đánh giá năng lực học tập của từng em. Sau đó phân loại, đưa ra lời khuyên để các em lựa chọn trường cho phù hợp.
Thầy Điền chia sẻ, các em nên căn cứ vào lực học của mình cũng như năng khiếu với ngành mình mơ ước để đăng ký thi đại học. Hiện có tình trạng nhiều em đua nhau lên thành phố vào lò luyện thi. Lớp đông, phòng chật mà thời gian luyện thi gấp rút sẽ khó đạt được kết quả. Bởi vậy học sinh nên nắm chắc kiến thức cơ bản và tự ôn luyện theo phương pháp khoa học.
Theo Dân Trí
Báo động về chất lượng nhân lực ngành giáo dục
Vừa qua, Diễn đàn Dân trí nêu lên chủ đề trao đổi về công việc và đời sống của nhà giáo thu hút được nhiều ý kiến tham gia. Thực tiễn nhiều năm gần đây cho thấy ngành sư phạm ngày càng giảm sức hấp dẫn và không còn thu hút được những HS giỏi.
Một vị là Phó Chủ tịch UBND huyện gặp tôi, tâm sự: "Tôi thấy bây giờ HS giỏi không thi vào trường sư phạm, tình hình rất đáng buồn". Tôi nói: "Thì người giỏi làm ở lĩnh vực nào cũng tốt chứ bác", anh đáp: "Đã đành là vậy, nhưng nếu người giỏi làm giáo dục thì sẽ có ích nhiều hơn cho xã hội, đào tạo được nhiều HS giỏi cho thế hệ tương lai".
Mùa tuyển sinh năm nay, hai xu hướng đã thấy ở nhiều năm gần đây, ngày càng trở nên rõ nét: đó là có rất ít HS đăng ký thi vào khối C và các trường sư phạm. Năm 2010, cả nước chỉ có khoảng 5% thí sinh thi vào khối C, tình hình năm nay cũng tương tự.
Thầy Phan Hoà, Phó Hiệu trưởng THPT Lê Viết Thuật (Nghệ An) cho biết: "Chỉ những HS không theo học được các khối khác mới học khối C". Những HS thi khối C chủ yếu thi vào các ngành Luật, Báo chí. Còn những thí sinh khá giỏi học khối A,B,D...hầu như không lựa chọn ngành sư phạm.
Năm học 2010, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An) chỉ có một bộ hồ sơ nộp vào trường sư phạm. Ở các trường THPT lớn trên địa bàn TP Vinh, tỷ lệ HS khối 12 nộp đơn vào các trường sư phạm cũng rất thấp. Điểm trúng tuyển của một số khoa các trường sư phạm chỉ ở mức điểm sàn.
Năm 2010, điểm chuẩn các ngành sư phạm của trường ĐH Vinh thấp đến mức đáng báo động: Toán : 15 điểm; Vật lý: 13 điểm; Hoá: 14,5 điểm; Sinh: 14 điểm; Văn: 17 điểm; Sử: 15 điểm...Trong điều kiện đề thi tuyển sinh ĐH có khoảng 70% là kiến thức cơ bản trong chương trình, một số môn thi theo hình thức trắc nghiệm, với mức điểm đó, ngành sư phạm chỉ "vớt vát" được những HS học lực trung bình, hoặc yếu.
Nguyên nhân HS không mặn mà với ngành sư phạm, vốn được coi là "nghề cao quý" bao gồm cơ hội việc làm khó khăn, chế độ đãi ngộ thấp, môi trường làm việc không tốt và cơ hội thăng tiến không cao. Một nguyên nhân nữa là vị thế xã hội của nhà giáo trong xã hội không được coi trọng.
Theo thông tin của Sở Nội vụ, hiện nay, ngành giáo dục Nghệ An có 1.863 cán bộ, GV, nhân viên dôi dư (bậc tiểu học dôi dư 717 GV, THCS hơn 1.100 cán bộ, nhân viên, GV). Bậc THPT cũng đã bão hoà GV, nhiều trường đã dôi dư. Có môn GV chỉ dạy khoảng 10 tiết/tuần, so với định mức tiêu chuẩn 17 tiết/tuần.
GV dôi dư khiến cho những SV sư phạm mới ra trường không còn cơ hội tìm việc làm trong tỉnh. Hầu hết SV sư phạm đều muốn có việc làm ở gần nhà, vì sẽ tận dụng được sự giúp đỡ của gia đình. Còn đi lập nghiệp ở các địa phương khác là điều bất đắc dĩ.
Thu nhập của GV nói chung, và GV mới ra trường rất thấp so với mặt bằng giá cả hiện nay. Lương GV mới ra trường chỉ ở mức từ 1,5 đến dưới 2 triệu đồng/tháng, nếu không có các nguồn thu nhập khác thì không đủ sống. Đời sống GV ở các vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn. Lương GV được trả theo thâm niên, yếu tố năng lực, hiệu quả công tác không được tính đến. GV buộc phải dạy thêm, làm thêm để tăng thu nhập.
Chỉ có một số GV các môn Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ...mới có HS đăng ký học thêm. Còn việc làm thêm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giảng dạy. Trong khi đó, học những ngành KHTN - KT, Ngoại ngữ ra trường làm việc ở các công ty, doanh nghiệp có thể có mức lương cao hơn nhiều lần.
Môi trường của ngành giáo dục, mặc dù đã được cải thiện, song vẫn còn không ít những bất cập. Một số cán bộ quản lý chưa thực sự có sức thuyết phục về đức lẫn tài, những tiêu cực trong khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá GV vẫn chưa thực sự chấm dứt.
Những yếu tố tiêu cực của cơ chế thị trường tác động đến nhà trường làm một bộ phận HS xuống cấp về đạo đức, vị thế của nhà giáo không được đề cao. Những yếu tố ấy khiến cho ngành sư phạm không còn sức hấp dẫn. Các GV cũng không định hướng cho con cái nối nghiệp.
Nhà giáo C.V, một GV giỏi ở TP Hà Tĩnh tâm sự: "Tôi phải thật lòng khuyên học sinh của mình HS là sau khi tốt nghiệp cố tìm việc gì đó mà làm, chứ đừng theo nghề sư phạm". Thầy BVN, GV Ngữ văn ở Gia Lai chia sẻ: "Một bộ phận không nhỏ GV ý thức cầu thị vươn lên rất yếu, chủ yếu là đối phó với các thủ tục thanh tra, kiểm tra của trường, của Phòng, của Sở. Các phong trào trong nhà trường như thao giảng dự giờ, viết sáng kiến kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy... thường rơi vào hình thức, khuôn sáo. Vào biên chế rồi, lương cứ "đến hẹn lại lên", nên nhiều GV không có động lực phấn đấu. Nhiều GV Ngữ văn mà hầu như không đọc thêm sách báo gì, kiến thức cứ ngày một teo lại, rồi rơi vào lạc hậu, bảo thủ".
Không ít cuộc họp tổ chuyên môn nhưng lại không bàn đến một nội dung gì liên quan đến chuyên môn. Việc các GV trao đổi, tranh luận say sưa về chuyên môn đang ngày càng trở nên hiếm hoi.
Chất lượng đội ngũ GV đang trong tình trạng báo động bởi hai nguyên nhân: đội ngũ hiện tại thiếu động lực phấn đấu và thiếu hụt nguồn bổ sung có chất lượng cao.
Một hiện tượng nữa là một số Gv có năng lực đã chuyển công tác đến những vị trí có thu nhập cao hơn, hoặc môi trường làm việc tốt hơn. Hiện tượng này diễn ra từ bậc đại học cho đến phổ thông.
Như vậy, nhân lực ngành sư phạm nói chung và nhân lực ngành sư phạm các môn KHXH nói riêng đang ở trong một giai đoạn rất khó khăn. Và hệ quả dây chuyền tất yếu sẽ đến: chất lượng đầu vào các trường sư phạm thấp thì chất lượng đầu ra cũng không thể cao, cho dù môi trường đào tạo tốt.
Mấy năm gần đây, không ít GV kì cựu phàn nàn về chất lượng của đội ngũ sinh viên thực tập và những GV mới ra trường. Có những GV ngành KHXH nhưng viết một văn bản còn sai cả chính tả, ngữ pháp. GV yếu kém thì cũng không thể đổi mới phương pháp giảng dạy.
Và không có đội ngũ GV giỏi thì cũng không thể có HS giỏi. Không có HS giỏi, tương lai giáo dục, tương lai đất nước sẽ ra sao, đó là một trăn trở lớn của những người có tâm huyết. Bài toán nan giải này, chỉ mỗi ngành giáo dục không giải được, mà cần có những quyết sách, chiến lược của Nhà nước.
Trần Quang Đại
Hà Tĩnh
LTS Dân trí-Bài viết trên đây của một nhà giáo phản ánh đúng tình hình đáng lo ngại về chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như trình độ yếu kém của những thí sinh được tuyển chọn vào ngành sư phạm.
Cái gốc của vấn đề vẫn là ở chế độ, chính sách đối nghề sư phạm chưa tạo ra động lực phấn đấu đối với đội ngũ giáo viên cũng như chưa tạo sức hấp dẫn để thu hút nhiều học sinh giỏi thi vào ngành sư phạm.
Nếu để kéo dài tình trạng đó thì e rằng nền giáo dục của nước nhà ngày càng sa sút và sự tụt hậu ngày càng xa đối với nền văn minh thế giới là điều khó tránh khỏi. Suy nghĩ nghiêm túc để tìm ra giải pháp về vấn đề này là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo và quản lý đất nước ở tầm vĩ mô chứ không chỉ riêng của Bô Giáo dục và Đào tạo.
Theo Dân Trí
ĐH vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận? Hoạtộng vìn hay phin; sở hữu nhà trưng: nhà giáo hay chủầu tư? Đâyn "nóng" của các hiện nay. Ngày 25/5, tại Hà Nội, Hiệp hộngại học ngoài công lập (NCL)ã tổ chức Hội thảo khoa học "Mô hìnhại học tưc ở Việt Nam" với mụcích có cái nhìna chiu v mô hìnhại học tưc mà các nhà tâm huyết giáo dụcã cố...