Ông giáo khuyết tật và lớp học 4 “không”
Tại Hà Tĩnh có một lớp học đặc biệt, miễn phí cho học sinh nghèo, học sinh ở xa có thể ở lại.
Bán trâu bò để mua bàn ghế cho học sinh học. Ông giáo có tên Đặng Tiến Dũng ở Hà Tĩnh có duyên với nghề dạy học. Trước đó, ông làm đủ công việc như sửa xe, thợ mộc để kiếm sống. Vì nhà nghèo, các con không có tiền đi học bổ trợ, ông Dũng đã học cùng con.
Dạy con thành công vượt qua các kỳ thi, rồi dạy 10 học trò trượt cấp 3 lần lượt thi đỗ cả phổ thông và đại học. Tiếng lành đồn xa, vì thế học trò cứ đến với ông giáo làng. Điểm đặc biệt là lớp học miễn phí cho học sinh nghèo, học sinh ở xa có thể ở lại.
Ở lớp học mà người dạy không nhận là thầy và thầy trò xưng hô với nhau theo cách rất đặc biệt.
Một giờ học tại lớp của ông Dũng
24 năm qua, lớp học ông Dũng được nhiều người biết tới. Căn bệnh bại liệt khiến cho đôi chân của ông không lành lặn. Nhưng cũng chính đôi chân ấy đã giúp ông đứng lớp, để hướng dẫn các cháu nhỏ học bài. Để từ đó, nhiều bạn trẻ đã có những thay đổi tích cực trong cuộc đời.
Trong khoảng sân, không giờ nào vắng tiếng học trò. Ông không phân lớp mà phân loại học sinh theo trình độ để kèm cặp. Riêng ôn thi cuối cấp, ông dành nhiều thời gian hơn.
Học sinh khó khăn, ông không lấy học phí. Học sinh ở xa, ông cho lưu lại trong nhà. Điểm đặc biệt ở lớp học này, đó là hàng ngày ông vẫn dành thời gian đọc, học và giải những bài tập khó. Bài nào khó quá, không tìm ra cách, ông sẽ hỏi con gái.
Lớp học còn có một cái không nữa, đó chính là không căng thẳng, chỉ có niềm vui.
Video đang HOT
Cần Thơ lần đầu xuất hiện lớp 'Bán trú vệ tinh'
Năm học này, ở Cần Thơ xuất hiện mô hình mới: 'Bán trú vệ tinh', nhằm chia sẻ áp lực cho các phụ huynh và trường công...
Những lớp học "đặc biệt"
"Bán trú vệ tinh" không phải là mô hình quá mới lạ, nhưng lần đầu tiên xuất hiện tại Cần Thơ do Trường Quốc Văn Cần Thơ triển khai thực hiện.
Học sinh ăn uống khi đi dã ngoại.
Trên thực tế, mô hình "bán trú vệ tinh" giống như những lớp học thêm được "nâng cấp" toàn diện, chủ yếu hướng khối học sinh cấp 2 và cấp 3.
Hiện nay, các quận trung tâm ở Cần Thơ đang phát triển đến chóng mặt, kéo theo đó là áp lực công việc, khiến các bậc phụ huynh không có thời gian trông giữ con em.
Nếu như tại các trường tiểu học đã có lớp bán trú, thì tại các trường cấp 2, cấp 3, học sinh học một buổi rồi về nhà.
Trong thời gian này, các em sẽ được cha mẹ cho đi học thêm hoặc tự ở nhà ôn tập, vui chơi giải trí. Tuy nhiên, kèm theo đó là những nỗi lo con em sẽ xao nhãng việc học hành, vì không có ai kèm cặp, trông giữ. Thậm chí là lo sợ các em sẽ tham gia vào những việc không lành mạnh khác.
Tiến sĩ Trần Văn Kỳ Nam, Chủ tịch Hội đồng trường Quốc Văn Cần Thơ, cho biết: Nếu các phụ huynh có nhu cầu sẽ đăng ký với trường để con em học lớp bán trú vệ tinh.
Mỗi ngày, khi các em tan học ở lớp chính thức; nhà trường sẽ bố trí xe đón ở tận cổng, rồi đưa về trường bố trí ăn ngủ, và nghỉ ngơi.
Học sinh trường Quốc Văn Cần Thơ tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng tại các điểm du lịch sinh thái.
Sau đó, trường sẽ tổ chức cho các em ôn tập bài vở. Trong đó, nội dung sẽ không tách rời chương trình các em đã học tại lớp trước đó. Chẳng hạn như, buổi sáng, các em được học môn văn, thì buổi chiều trường sẽ ôn tập cho các em môn văn với những bài học lúc sáng, nhằm giúp kiến thức các em được liên tục, liền mạch.
"Đặc biệt, nếu phụ huynh có nhu cầu, trường sẽ tổ chức cho các em tham gia các lớp ngoại khóa, về nguồn, chẳng hạn như tham qua các điểm du lịch, vườn trái cây, tham gia các trò chơi dân gian... để các em được rèn luyện trao dồi thêm kỹ năng. Qua đó, gợi mở, kích thích kỹ năng, giúp học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm thực tiễn", ông Nam nói.
Phụ huynh đồng thuận
Anh Dũng, là một cán bộ ở Cần Thơ cho biết: Con anh học cấp 2 ở quận Ninh Kiều vào buổi sáng. Mỗi ngày, sau khi đón con về nhà, cả 2 vợ chồng đều phải dí đầu vào công việc, không có thời gian chăm sóc con.
Một dãy phòng nghỉ ngơi khang trang được sử dụng triển khai mô hình bán trú vệ tinh của Trường Quốc Văn Cần Thơ.
"Sau khi tìm hiểu lớp bán trú vệ tinh, tui đã đăng ký cho con mình theo học. Nó giúp chia sẻ gánh nặng thời gian cho gia đình, và con em cũng được tham gia môi trường giáo dục lành mạnh", anh Dũng chia sẻ.
Tương tự, chị Lê Thị Thảo (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), cho hay: "Hiện nay, việc cho con em đi học thêm bên ngoài thường dẫn tới nhiều nỗi lo. Có khi cháu nó trốn học và tụ tập với bạn bè để lêu lỏng. Mô hình học thêm này sẽ an tâm hơn, vì có quy chuẩn, lại được tổ chức ại một trường học đã có uy tín. Tui cũng vừa đăng ký cho con mình theo học".
Ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng Phòng Chính trị, Tư tưởng (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ) cho biết: Xuất phát từ nhu cầu thực tế, thời gian qua, tại Cần Thơ đã có một số nơi tổ chức mô hình bán trú, chẳng hạn như, sau khi tan học, phụ huynh gửi con cho giáo viên chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, những mô hình này chỉ mang tính nhỏ lẻ, tự phát. Và đây là lần đầu tiên, mô hình được Trường Quốc Văn Cần Thơ triển khai có tổ chức, bài bản và quy chuẩn.
Học sinh Trường Quốc Văn Cần Thơ chơi thể thao rèn luyện sức khỏe sau giờ học.
Hiện nay, nhu cầu cho con em học bán trú đối với một số phụ huynh là có thật, nhưng mô hình bán trú chỉ mới tổ chức được ở cấp tiểu học. Và hầu hết các em học sinh THCS và THPT đều học 1 buổi/ngày.
Do đó, một số phụ huynh do bận nhiều việc không có thời gian quản lý con em mình trong các buổi không đến trường. Nhiều em đi chơi, nghiện điện thoại, chơi game, chơi các trò chơi thiếu lành mạnh...
Mô hình bán trú vệ tinh này là một điểm tích cực, giữa bối cảnh TP chưa thể tổ chức học bán trú cho cấp THCS và THPT. Qua đó, giúp phụ huynh an tâm làm việc, nội dung các buổi học ngoài giờ này cũng giúp các em ôn tập và tổ chức những trò chơi, rèn luyện kỹ năng, giúp các em giảm tress.
Thời gian tới, Sở sẽ tổ chức kiểm tra để xem xét và có ý kiến để cơ sở từng bước hoàn thiện, thực hiện đúng quy định của ngành về công tác tổ chức, đưa mọi thứ đi vào nề nếp.
Mô hình "Bán trú vệ tinh" đã xuất hiện tại TP HCM từ nhiều năm qua, khi các trường công lập quá tải, không thể tổ chức đủ lớp bán trú. Chính vì vậy, những ngôi trường tư thục trở thành lớp bán trú vệ tinh và phụ huynh đưa đón con ngay tại đây. Sau thời gian triển khai, mô hình này đã góp phần giải quyết được nhu cầu về chỗ gửi con cho phụ huynh, cũng vừa chia sẻ gánh nặng với trường công...
Mang tiếng Anh đến với học sinh Hrê Mùa hè năm nay, ở xã Hành Dũng (Nghĩa Hành) diễn ra một lớp học đặc biệt mà cả người dạy và người học đều phấn khởi rôm rả tiếng cười. Đó là lớp học tiếng Anh dành cho học sinh (HS) người dân tộc Hrê. Lớp học do Đoàn xã Hành Dũng tổ chức dạy miễn phí cho HS có hoàn cảnh...