Ông già đồng nát 35 năm mót đá xây nhà 5 tỷ
Có những nông dân hay người làm nghề đồng nát lại xây được những ngôi nhà độc đáo mà nhiều kiến trúc sư phải ‘chắp tay’ bái phục.
Gắn 9.000 đĩa cổ lên tường nhà
Vĩnh Phúc xưa nay nổi tiếng là đất có nhiều người buôn và chơi đồ cổ. Song dùng đồ cổ để gắn lên tường nhà thì chỉ có ông Nguyễn Văn Trường (SN 1961, ở Chấn Hưng, Vĩnh Tường).
Sau khi xuất ngũ, ông Trường về quê làm nghề sơn bàn ghế kiếm sống. Trong một lần đi sơn bàn ghế cho một ông lão buôn bán đồ cổ nổi tiếng trong huyện, tận mắt chứng kiến những món đồ độc đáo mà ông lão sưu tầm được khiến ông Trường rất thích. Từ đó, ông quyết định chuyển sang nghề buôn bán đồ cổ.
Phía trước cổng ngôi nhà gắn hàng ngàn đĩa cổ
Kỳ lạ thay, mua được bao nhiêu ông Trường cất hết trong nhà mà không chịu bán lại, hết vốn ông vay mượn tiền hàng xóm, anh em, len lỏi khắp các xã, huyện lân cận để tìm kiếm đồ cổ.
Gần 20 năm sưu tầm đồ cổ với muôn vàn khó khăn, gánh nặng cơm áo gạo tiền, sự phản đối của gia đình, sự xuất hiện tràn lan của đồ giả cổ… nhưng chưa bao giờ ông Trường chán nản, bỏ cuộc, thậm chí, niềm đam mê đồ cổ ngày càng ngấm vào máu, ăn sâu vào con người ông.
Ông Trường trong ngôi nhà độc đáo của mình.
Đến năm 1998, khi căn nhà cấp 4 cũ kỹ không còn chỗ để cất giữ đồ cổ, nhà lại nghèo không có tiền để mua tủ kính trưng bày nên ông Trường nghĩ ra cách gắn hết số đĩa cổ và toàn bộ cổ vật lên tường nhà. Đến nay, ông Trường đã gắn lên tường, cổng và hòn non bộ nhà mình gần 9.000 chiếc đĩa cổ, 120kg xèng, 30kg tiền xu, khuy áo… tạo cho ngôi nhà một vẻ đẹp độc đáo và kỳ dị. Nhiều người đã trả tiền tỷ để mua ngôi nhà nhưng ông Trường nhất quyết không bán.
Ông già đồng nát 35 năm mót đá xây nhà 5 tỷ
Người dân tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thường nhắc tới ông Huỳnh Hộ là một người “càn dở”. Ông đã từ chối cuộc sống nhàn nhã tuổi già mà tự “hành xác” để mỗi ngày vẫn bán sức lao động trên chiếc xe bò cũ nát.
Video đang HOT
35 năm qua, ông Hộ đi nhặt vật liệu xây dựng để xây nên “biệt thự” tiền tỷ
Gần 35 năm qua, ông cần mẫn đi nhặt nhạnh từng hòn đá, viên gạch, mảnh ngói và bươn chải mưu sinh để dồn tiền mua xi măng về xây căn “biệt thự” cao 2 tầng “nguy nga” và đầy “bí ẩn”. Ngôi nhà này tự tay ông thiết kế và xây dựng. Ông không thuê bất kỳ một người thợ nào.
Căn “biệt thự” xây bằng đồ nhặt của ông Hộ 35 năm vẫn chưa xong
Sống giữa con phố sầm uất nhất nhì phố huyện, ngôi nhà của ông Hộ thật khác biệt. Nó có hai tầng lởm chởm đá và cát. Nóc nhà được ông Hộ che chắn bằng gỗ, gạch đá chen lẫn dưới sàn, cột nhà có lẫn sắt, đá chênh vênh, không theo một trật tự nào. Tầng một là nơi ông ngủ, tầng hai là nơi sinh hoạt và xem ti vi. Khu đằng sau tầng hai, ông dành một không gian rất thoáng để phơi quần áo. Trong ngôi nhà với không khí ẩm thấp, chỉ có một bóng đèn chữ u để thắp sáng quanh năm.
Người dân cho hay, ngôi nhà của ông Hộ nằm ở vị trí đắc địa, có nhiều người đến trả giá cả 5-6 tỷ nhưng ông quyết không bán.
Lão nông gàn 25 năm xây nhà quái dị
Hơn 25 năm qua, lão nông đặc biệt Nguyễn Văn Cường (SN 1958, trú tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An) đã một mình tạo nên căn nhà kỳ quái nằm ngay ở ngoại ô phố huyện. Ngôi nhà được thiết kế theo hình thức khá lạ, gồm 4 tầng lớn và một hình chóp có 5 tầng nhỏ.
Người “kiến trúc sư” đặc biệt Nguyễn Văn Cường và ngôi nhà kỳ quái do ông tự thiết kế
Theo lời chủ nhân của ngôi nhà thì một mình ông tự xây ngôi nhà. Ông tự đóng gạch, tự xây, đổ trần, đổ cột và đặc biệt là trong quá trình xây không sử dụng dàn giáo, cốp pha mà chỉ dùng dây đu. Đến nay căn nhà này vẫn chưa hoàn thiện.
Ngôi nhà gồm 4 tầng lớn và 1 hình chóp phía trên có 5 tầng nhỏ.
Người ta thường gọi ông là “khùng” vì tự dưng một mình xây căn nhà kỳ quái này. Tuy nhiên có nhiều người lại thích thú, cảm thấy thán phục tài của ông. Ông Cường khẳng định ngôi nhà của mình có thể chịu đựng gió giật cấp 11-12. Nhưng theo nhiều thợ xây kinh nghiệm thì căn nhà này rất nguy hiểm.
Ông lão 15 năm tự chở gạch xây nhà
Người ta gọi cụ Vũ Thế Hinh (SN 1946, P.Tân Kiểng, Q.7, TP.HCM) là con người kì lạ, bởi quan niệm và triết lí sống của cụ rất khác người. Cụ sống biệt lập với mọi người, tự xây am sống đời tu hành, “khước từ” mọi tiện nghi mà thế giới hiện đại mang lại.
Cụ Hinh bên gốc bồ đề do mình trồng.
Năm 1994, cụ Hinh xin nghỉ hưu non. Từ đó, cụ dành toàn bộ thời gian và tiền bạc để xây lên ngôi nhà “tu tại gia” mà suốt bao năm cụ ao ước. Cụ dựng tạm một căn lều ngay bên cạnh công trình căn nhà mơ ước để tiện thi công theo cách chẳng giống ai.
Căn nhà “huyền bí” của cụ Hinh.
Để có tiền xây dựng “cõi riêng tu hành”, cụ cặm cụi làm việc và dành dụm từng đồng bạc lẻ. Có tiền cụ lại mua vật liệu về xây, xây hết tiền lại kiếm. Mỗi ngày 8 giờ đồng hồ, cụ tự trộn xi măng, bê tông rồi xây một mình. Cụ tự tay thiết kế một dàn ròng rọc chuyên chở nguyên vật liệu lên cao. Người ta xây có đông người thì kẻ trên, người dưới tung hứng nhịp nhàng là xong mảng tường, nhưng vì chỉ có một mình nên lão cứ phải leo lên, trèo xuống mệt nghỉ mà vẫn chưa đưa lên hết số gạch đá cần thiết. Cứ thế, chẵn 15 năm cụ mới hoàn thành căn nhà.
Căn nhà tự xây của cụ Hinh được mọi người đánh giá là một công trình độc đáo, công phu.
Theo Datviet
Người thương binh hơn 20 năm mơ một mái nhà trên cạn
Ngôi nhà tuềnh toàng, xiêu vẹo nơi mé kênh là chỗ trú ngụ của 8 thành viên trong gia đình người thương binh nghèo. Suốt hơn 20 năm qua họ đã sống trong nỗi phập phồng vì nó có thể sập bất cứ lúc nào.
Hơn hai chục năm qua, thương binh Nguyễn Văn Nhượng vẫn tá túc trong căn nhà tạm bợ như thế này. Ảnh: Nguyên Vũ.
Con đường đất ở ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành (Tây Ninh) dẫn vào nơi ở của thương binh 2/4 Nguyễn Văn Nhượng chỉ vừa đủ cho một chiếc xe máy lưu thông. Hai bên đường là kênh rạch, lác đác có vài căn nhà tạm mà một phần diện tích của chúng là bờ kênh còn lại nằm nhô hẳn ra mặt nước của rạch.
Ngôi nhà tuềnh toàng của ông Nhượng cũng thuộc dạng như thế nhưng nằm cuối con đường đất nhỏ của xóm nghèo này. Vật liệu để chủ nhân dựng căn nhà nằm chênh vênh ven bờ kênh Tây Ninh chỉ là những tấm gỗ rẻ tiền và những mảnh vải nhựa loang lổ. Do không có đất nên ông Nhượng phải phải dựng nhà dựa trên những chiếc cọc được đóng dưới kênh làm trụ đỡ cho nơi ở của 8 thành viên. Họ đã sống như thế suốt hơn 20 năm qua.
Người đàn ông 49 tuổi tỏ vẻ bối rối khi có khách đến thăm nhà. Mãi sau ông mới tìm được khoảng trống dưới sàn để làm nơi tiếp khách. Nở nụ cười hiền, ông bảo: "Hôm nay nắng ráo là thế, chứ gặp lúc mưa bão nhà tôi cứ rung rinh theo từng cơn gió mạnh. Còn nước dưới sông mà vỗ mạnh thì cũng run bởi chỉ cần 2 chân trụ đỡ của căn nhà bị gãy thì cả gia đình tôi sẽ lọt thỏm xuống dòng kênh".
Ông Nhượng nhập ngũ năm 1985, chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Trong một lần đánh trận, ông bị thương nặng ở phần dưới hông nên được đưa về nước điều trị. Từ ngày xuất ngũ, người thương binh hạng 2/4 mưu sinh bằng nghề đánh cá ở các kênh rạch của vùng Tây Ninh. Căn nhà nơi gia đình ông sinh sống được cất từ những năm 1978. Khi trở về từ chiến trường nó đã xiêu vẹo, hư hỏng nên ông đành cất tạm ngôi nhà gỗ ngay tại vị trí cũ, cũng nằm dọc mé kênh. Những tưởng chỉ là nơi ở tạm nhưng suốt hơn 20 năm qua cả 8 thành viên trong gia đình vẫn tá túc tại đây bởi họ không có mảnh đất nào để ở hay canh tác nông nghiệp.
"Từ chiến trường trở về tôi cũng được chính quyền hỗ trợ 4 triệu đồng nhưng cũng gặp nhiều chuyện phải chi tiêu. Cuộc sống của cả gia đình đành phụ thuộc vào nghề cá. Nhưng mỗi lần lội sông chân tôi lại đau nhức, nhất là mùa lạnh. Giờ mình đã lớn tuổi, chỉ mong chính quyền cấp cho mảnh đất để ở, ổn định cuộc sống", ông Nhượng chùng giọng.
Theo Hội Cựu chiến binh xã Thanh Điền, hiện toàn xã chỉ có 7 hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó 5 ấp không có hội viên thuộc Hội cựu chiến binh xã là hộ nghèo, mà trong đó có ấp Thanh Phước - nơi sinh sống của thương binh Nguyễn Văn Nhượng, một người không có đất ở lẫn đất sản xuất, mà theo cách nói đời thường là "không mảnh đất cắm dùi". Điều này đồng nghĩa, ông Nhượng không được hưởng chính sách từ hộ nghèo.
Hàng tháng, ông chỉ được lãnh tiền chế độ thương binh 2/4 và tiền bán cá đánh bắt được. Mà nguồn thu nhập từ nghề cá ở đây cũng khá bấp bênh.Vợ của ông Nhượng chỉ ở nhà phụ giúp gia đình và chăm sóc cho chồng những lúc trời trở gió khiến vết thương năm xưa hành hạ đau buốt. 6 đứa con của ông bà đều dở dang học hành khi vừa sang đầu cấp hai. Rồi chúng cũng theo nghề cá của cha, men theo các con rạch mà đánh bắt từng con cá rồi mang ra chợ bán.
Con cá đánh bắt dưới kênh rạch là nguồn thu nhập chính của gia đình thương binh Nguyễn Văn Nhượng. Ảnh: Nguyên Vũ.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến bình xã Thanh Điền, huyện Châu Thành cho biết nguồn quỹ của Hội tính đến cuối tháng 5 năm nay chỉ trên 44 triệu đồng. Với số tiền này, chỉ có thể thăm nom hội viên lúc ốm đau, hay tặng quà ngày lễ tết chứ không thể giúp vốn cho hội viên làm ăn hay xây nhà.
Cũng theo ông Tiến, hiện Hội cựu chiến binh xã Thanh Điền còn có một nguồn vốn khác là "Vốn xoay vòng giúp nhau làm kinh tế" do hội viên đóng góp, không tính lãi, với tổng số tiền tính đến thời điểm này là 153 triệu đồng. Nhưng do số lượng hội viên Hội cựu chiến binh xã lên đến 170 người, nên chia ra bình quân mỗi người được nhận nguồn vốn này cũng không được bao nhiêu.
Vậy là, dù gia đình ông Nhượng đã sống tạm bợ tại bờ kênh Tây Ninh với phập phồng nỗi lo sập nhà khi nước lớn suốt hơn 20 năm qua, song ước mơ về một căn nhà trên bờ đất khô ráo vẫn tiếp tục là mơ ước.
Theo VNE