Ông Đặng Văn Thành: ‘Sacombank chững lại do sự thôn tính không chuyên nghiệp’
Xuất hiện tại lễ kỷ niệm thành lập Sacombank, ông Đặng Văn Thành xúc động khi nói về việc ngân hàng đã bị thôn tính 8 năm trước.
Bất ngờ có mặt và phát biểu tại lễ kỷ niệm 28 năm thành lập Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank tối 20/12, ông Đặng Văn Thành với tư cách người sáng lập, có vài chia sẻ về tổng quan thị trường tài chính ngân hàng cũng như nhìn lại chặng đường phát triển của Sacombank thời gian qua.
Ông cho rằng, trong 28 năm hình thành và phát triển của Sacombank, có một giai đoạn ngắn nhà băng này bị chững lại do “sự thôn tính không chuyên nghiệp”.
Ông Đặng Văn Thành tại lễ kỷ niệm 28 năm thành lập Sacombank. Ảnh: Lệ Chi.
Nhưng sau bao nhiêu “sóng gió”, ông thấy vui mừng khi giờ Sacombank đã phần nào vượt qua được những khó khăn nội tại để dần phục hồi và phát triển chỉ sau chưa đầy ba năm.
Video đang HOT
“Bản thân tôi đứng đây chia sẻ, cảm thấy xúc động thật sự. Tôi bỗng hồi tưởng trở lại 28 năm hình thành và phát triển Sacombank từ những giai đoạn đầu”, ông nói. Người sáng lập Sacombank cho biết, khi thích hợp, sẵn sàng tham gia thị trường ngân hàng. Ông luôn quan niệm rằng, đã là doanh nhân, khi có điều kiện và có thể đóng góp được gì cho đất nước, cho xã hội thì sẵn sàng làm.
Ông Đặng Văn Thành sinh năm 1960, giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank từ ngày 15/7/1995 và là người có công lớn trong việc đưa nhà băng thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn và uy tín tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011 của Sacombank ngày 26/5/2012, ông Thành đã có bài phát biểu chuyển giao trách nhiệm quản trị và điều hành Sacombank.
Trước đó, tin đồn về việc Sacombank bị “thâu tóm” bắt đầu nổ ra vào tháng 7/2011. Trước nguy cơ ngân hàng rơi vào tay một nhóm cổ đông, gia đình ông đã dùng nhiều phương án phòng thủ để ngăn chặn thâu tóm từ đối thủ. Cũng khi đó, xuất hiện hàng loạt động thái mua bán hàng chục triệu cổ phiếu STB xuất phát từ các công ty của người nhà ông Thành.
Nhóm thâu tóm mới chính thức lộ diện vào tháng 2/2012 khi Chủ tịch Eximbank lúc đó là ông Lê Hùng Dũng tuyên bố đã nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ ngân hàng và đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Sacombank. Cuối cùng những nỗ lực của ông Thành đã không thành công. Cuộc thâu tóm dần hạ màn vào tháng 5/2012 và kết thúc bằng cuộc họp đại hội cổ đông của ngân hàng này hôm 26/5. Theo đó, dù vẫn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng ông Thành không còn là đại diện pháp luật của Sacombank.
Sau Đại hội đồng cổ đông, ông Thành cũng đã ủy quyền quản trị Sacombank cho ông Phạm Hữu Phú, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT vì lý do cá nhân. Đến ngày 2/11/2012, ông Thành thôi chức chủ tịch. Sau đó, ông cùng con trai buộc phải rời ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với những thành viên khác trong gia đình, ông tiếp tục thành công trong các lĩnh vực sản xuất khác.
TTC Group do ông lãnh đạo là một tập đoàn đa ngành với hệ sinh thái gồm 4 tổng công ty ngành, một uỷ ban ngành và hơn 150 đơn vị trực thuộc. Các đơn vị thành viên hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, nông nghiệp, giáo dục, du lịch trải dài từ các tỉnh miền Trung, cao nguyên đến miền Tây, miền Đông Nam bộ.
Lệ Chi
Theo VnE
Ngân hàng dồn dập công bố lợi nhuận 2019
Tuy chưa kết thúc năm tài chính 2019, song các nhà băng đã rầm rộ công bố lợi nhuận cả năm.
Cụ thể, Ngân hàng Quốc tế (VIB) ước lãi hơn 4.000 tỷ trong năm 2019, tăng gần gấp rưỡi so với thực hiện năm 2018 và là mức kỷ lục của nhà băng này.
Còn theo công bố của Sacombank, kết thúc năm 2019, các chỉ tiêu hoạt động chính của Ngân hàng đều vượt kế hoạch. Cụ thể, lợi nhuận dự kiến đạt 3.180 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch đã cam kết với đại hội đồng cổ đông.
Tổng tài sản Sacombank dự kiến đạt 457.000 tỷ đồng, huy động đạt 413.000 tỷ đồng, cho vay đạt hơn 296.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm xuống dưới 2%.
Đến hết ngày 30/11/2019, bức tranh lợi nhuận của ABBank cũng khá khả quan khi đạt 1.107 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt 91% kế hoạch năm. Tổng tài sản đạt 94.259 tỷ đồng, tăng 4.021 tỷ đồng so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1,8%.
Tại VietBank, so với mục tiêu lợi nhuận tối thiểu 500 tỷ đồng trước thuế Ngân hàng đặt ra đầu năm nay, đến nay đã vượt. Kết thúc 3 quý đầu năm nay, VietBank thu về 429 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Ngân hàng dự kiến sẽ đạt mức lợi nhuận trên 650 tỷ đồng trước thuế sau khi trừ chi phí dự phòng rủi ro.
Trong khi đó, lãnh đạo Nam A Bank cho biết, chỉ tiêu lợi nhuận của nhà băng này là 800 tỷ đồng trước thuế năm 2019, đến nay đã hoàn tất kế hoạch HĐQT giao. 9 tháng đầu năm 2019, Nam A Bank đạt 574 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Thu nhập lãi thuần và lãi hoạt động dịch vụ của NamABank tăng trưởng khá mạnh trong 9 tháng, đạt lần lượt 1.500 tỷ và 58 tỷ, tăng 25,5% và 69,4% so với cùng kỳ.
Agribank đạt lợi nhuận trước thuế 10.350 tỷ đồng chỉ sau 10 tháng đầu năm nay, vượt kế hoạch cả năm đề ra là 10.000 tỷ đồng trước thuế. Tính đến hết tháng 10/2019, tổng tài sản của Agribank đạt 1,4 triệu tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt 1,29 triệu tỷ đồng; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1,056 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 68,3%, tương đương 722.039 tỷ đồng. Theo kế hoạch dự kiến, năm 2019, Agribank sẽ đạt lợi nhuận tối thiểu 11.000 tỷ đồng.
Đại diện một ngân hàng có vốn nhà nước khác cũng cho hay, ước tính cả năm nay, tổng vốn huy động của nhà băng này đạt 1,135 triệu tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt khoảng 1,09 triệu tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế cả năm đạt trên 10.000 tỷ đồng hoặc vượt chỉ tiêu.
Trong khi đó, Vietcombank được dự báo sớm cán đích lợi nhuận năm nay khi 9 tháng đầu năm đã đạt 17.250 tỷ đồng trước thuế, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 85,4% kế hoạch năm 2019. Với đà tăng trưởng lợi nhuận này, kết quả hoạt động của Vietcombank (VCB) được cho là sẽ vượt chỉ tiêu 20.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đưa ra cho cả năm nay.
ACB, MB cũng cho biết, khả năng vượt chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra cả năm 2019 lần lượt gần 7.300 tỷ đồng trước thuế và lợi nhuận hợp nhất của MB dự kiến đạt 10.000 tỷ đồng. Lãnh đạo OCB cũng cho biết, với mục tiêu lợi nhuận cả năm nay ở mức 3.200 tỷ đồng trước thuế, Ngân hàng có cơ sở hoàn tất. 9 tháng đầu năm, OCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và ước quý IV/2019 đạt mức cao.
Mặc dù đạt lợi nhuận khả năng trong năm nay, song lãnh đạo các nhà băng cũng cho biết, không ít áp lực cho năm sau khi vốn điều lệ tăng, song mục tiêu tín dụng giảm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính-tiền tệ, việc giảm mục tiêu tín dụng là cần thiết để các doanh nghiệp giảm dần phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, nhất là với các doanh nghiệp bất động sản.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Ngân hàng giảm nhẹ giá USD Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng trở lại trong khi giá USD tại một số ngân hàng sáng nay quay đầu giảm nhẹ. Ảnh minh họa. Sáng nay (19/12), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.163 VND/USD, tăng 5 đồng so với mức công bố phiên liền trước. Với biên độ /-3% đang được áp...