Ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông: Học sinh đi học lại từ tháng 3 là hợp lý
Ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) – từ cơ sở khoa học và thực tiễn đưa ra nhận định: Cho học sinh quay trở lại trường từ tháng 3 là hợp lý.
Ảnh minh họa/internet
Đã tạo ra được “vành đai” ngăn bệnh hiệu quả
Ông Đặng Tự Ân cho rằng, người mắc Covid-19 thông thường phải có nguồn lây bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Việt Nam làm rất tốt khâu cách ly, khoanh vùng những đối tượng có khả năng mang mầm bệnh về nước. Tất cả 16 ca mắc Covid-19 đều có nguyên nhân, liên quan tới vùng tâm dịch là tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).
Hàng ngàn người từ Trung Quốc về Việt Nam, có nguy cơ ủ bệnh đều phải cách ly ở các bệnh viện dã chiến. Sau 14 ngày sống cách ly tại bệnh viện, được xét nghiệm cho kết quả tốt, tất cả đều cho kết quả âm tính với Covid-19. Đặc biệt, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là có đủ năng lực chuyên môn và điều kiện y khoa chữa khỏi thành công các ca bị nhiễm Covid-19.
Giáo viên đoàn kết, không ngại khó, cùng nhau soạn bài hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Học sinh tự giác, tự học làm theo hướng dẫn của các thày cô trong những ngày nghỉ học không tới trường. Vượt khó đi lên, dám chịu đương đầu, biến cái không may thành cơ hội để ổn định và phát triển, là những phẩm chất tốt đẹp của người Việt, học sinh và giáo viên Việt Nam.
Đến thời gian này, phải nói là chúng ta đã tạo ra được “vành đai” ngăn bệnh hiệu quả và chữa được khỏi bệnh cho những ca nguy hiểm mắc dịch Covid-19. Khẳng định điều này, ông Đặng Tự Ân cho biết thêm, những trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu dịch Covid-19 sẽ được xác định chính xác mắc bệnh Covid-19 chỉ trong khoảng 3-4 giờ.
Đây là thành công của y học Việt Nam trong việc chữa sớm và chữa được cho người bệnh Covid-19. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, Covid-15 sẽ kém độc lực trong môi trường với mức trên 24 độ. Thực tế hiện nay các tỉnh Miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long đang có thời tiết nóng, nhiệt độ bình quân đều trên 30 độ. Tổ chức Y tê thế giới cũng khuyến cáo Việt Nam nên cân nhắc thực tế để cho học sinh đi học trở lại vào thời gian tới.
“Sau nhiều lần tổ chức vệ sinh lớp học, tiến hành các biện pháp phòng dịch cần thiết, toàn trường được phun thuốc tiêu trùng, khử độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đây sẽ là thực tế bảo đảm cho các trường yên tâm với môi trường ít có khả năng nuỗi dưỡng Covid-19.
Bên cạnh đó, học sinh THCS, THPT đã trưởng thành biết tự lo cho bản thân và biết cách phải làm như thế nào để tránh dịch bệnh. Học sinh tiểu học, mầm non vốn đã làm quen và học thuộc bài học về vệ sinh thân thể và môi trường lớp học. Thầy và trò sẽ hành động đồng bộ, hiệu quả cùng phòng ngừa, chống được bệnh Covid-19″ – ông Đặng Tự Ân cho hay.
Nghỉ học quá dài sẽ gây khó khăn lớn
Ông Đặng Tự Ân cũng cho biết: Kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT được thiết kế chi tiết cho từng tuần; trong đó có những tuần trống nhằm giúp các địa phương chủ động lên kế hoạch thời gian năm học.
Mặt khác, tuy nhiều trường trong thời gian nghỉ học chống dịch, vẫn duy trì hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, nhưng vẫn phải học bù khi học sinh toàn quốc trở lại trường. Nếu tiếp tục cho học sinh nghỉ học tiếp tháng 3 sẽ phải tổ chức học trong hè. Điều này là rất khó khăn bởi thầy trò phải dạy học trong nắng nóng khắc nghiệt.
“Nghỉ học ít ngày thì còn có thể điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Một khi nghỉ học dài ngày, vài ba tháng, thì chắc chắc phải làm lại kế hoạch giáo dục mới. Nếu điều này xảy ra sẽ gây khó khăn rất lớn vì Giáo dục gắn liền với xã hội và cả chính trị, kinh tế” – ông Đặng Tự Ân nhấn mạnh thêm.
Dịch Covid-19 đã là dịch toàn cầu, chúng ta sẽ không chủ quan vì diễn biến của nó rất khó lường, nhất là nó liên qua trực tiếp tới sức khỏe con người, tới sinh mạng của hàng triệu trẻ em. Nhưng chúng ta cũng phải có niềm tin, tin vào sức mạnh của cả cộng đồng để chiến thắng được mối nguy hiểm chết người của dịch Covid-19.
Video đang HOT
Cho biết điều này, ông Đặng Tự Ân cho rằng, không lo sợ và ngồi yên mà cần phải suy nghĩ, hành động tích cực để có thể cho học sinh cả nước trở lại trường đi học vào đầu tháng 3. Hãy làm mọi biện pháp phát hiện, phòng ngừa, cách ly triệt để nếu có học sinh mắc bệnh và cứu chữa tận tâm, khoa học những ca mắc Covid-19. Khi ấy chúng ta vẫn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2019-2020.
Những bài học quý
Những trải nghiệm mà giáo viên và học sinh có được trong dịch Covid-19, theo ông Đặng Tự Ân là cực kỳ quý báu và sống động giúp cho các nhà trường khai thác, xây dựng nội dung các chủ đề, bài giảng giáo dục học sinh, cụ thể về các giá trị sống, kĩ năng sống và kiến thức khoa học về dịch bệnh.
Chủ đề về các giá trị sống trong mùa dịch, ông Đặng Tự Ân gợi ý: Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo chống dịch và đặt quyết tâm thắng dịch, mặc dù có thể tổn thất về kinh tế. Sức khỏe và mạng sống con người là trên hết. Toàn dân tham gia chống dịch như chống giặc. Người dân sẵn sàng vào bệnh viện dã chiến, sống cách ly xã hội 14 ngày với số lượng hàng ngàn người nghi lây nhiễm.
“Nghỉ học ít ngày thì còn có thể điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Một khi nghỉ học dài ngày, vài ba tháng, thì chắc chắc phải làm lại kế hoạch giáo dục mới. Nếu điều này xảy ra sẽ gây khó khăn rất lớn vì Giáo dục gắn liền với xã hội và cả chính trị, kinh tế”
Ông Đặng Tự Ân
Hàng ngàn bác sĩ, y tá bị nhiễm bệnh, có người đã tử vong, nhưng vẫn miệt mài ngày đêm giành lại cuộc sống cho người bệnh. Những phi công dũng cảm tình nguyện chở hàng hóa viện trợ cho người dân đang sống trong vùng tâm dịch. Tình cảm quốc tế cao cả, không kỳ thị, “tránh vi rút nhưng không tránh người bệnh”.
Giáo viên đoàn kết, không ngại khó, cùng nhau soạn bài hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Học sinh tự giác, tự học làm theo hướng dẫn của các thày cô trong những ngày nghỉ học không tới trường. Vượt khó đi lên, dám chịu đương đầu, biến cái không may thành cơ hội để ổn định và phát triển, là những phẩm chất tốt đẹp của người Việt, học sinh và giáo viên Việt Nam.
Với các kỹ năng sống, ông Đặng Tự Ân cho rằng, có thể thực hiện chủ đề tổng kết đánh giá, phản biện các kỹ năng sống, các kỹ năng mềm mà giáo viên, học sinh đã từng được trải qua khi chống dịch Covid-19; Phòng chống dịch kết hợp với phụ giúp gia đình và duy trì học tập; Kỹ thuật rửa tay, giữ gìn môi trường lớp học theo quy định của y tế cộng đồng và kiến thức khoa học. Những kỹ năng đã học, được tiếp tục củng cố và nâng lên qua trải nghiệm, như phương pháp tự học, học nhóm, học hợp tác và học qua môi trường CNTT.
Dịp này, giáo viên cũng có thể cung cấp các kiến thức khoa học dịch bệnh như: Virus và cơ chế lây bệnh qua virus; vắc xin và phòng dịch; so sánh các đại dịch trên thế giới như: cúm mùa Mỹ, Sars, H1N1, Ebola, Mers; thảo luận và ghi nhớ về “Cẩm nang hỏi-đáp thông tin về dịch Covid-19″…
Hải Bình (ghi)
Theo giaoducthoidai
Vì sao chưa gút thời gian đi học lại?
Việc cho học sinh đi học lại của cả nước nhùng nhằng không chốt được, Bộ GD-ĐT nói gì? Nếu địa phương cho học sinh nghỉ hết tháng 3, các em có kịp học không khi Bộ đã chốt thời gian kết thúc năm học và thi THPT quốc gia?
Hai chị em Khánh Giang, lớp 8 Trường THCS Đoàn Thị Điểm và Duy Khánh, lớp 3 Trường tiểu học Trương Quyền (quận 3, TP.HCM) học bài ở nhà trong thời gian nghỉ học - Ảnh: TỰ TRUNG
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, phó vụ trưởng Vụ GD trung học (Bộ GD-ĐT) chia sẻ với Tuổi Trẻ về băn khoăn cho rằng Bộ GD-ĐT "khóa đuôi" kế hoạch năm học vào cuối tháng 7-2020 sẽ khó nếu có nơi chưa muốn cho học sinh trở lại trường vào đầu tháng 3.
Ông Thành cho biết: "Bộ GD-ĐT chỉ ban hành khung thời gian năm học, bao gồm thời điểm sớm nhất tựu trường va kết thúc năm học, thời gian xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, xét tốt nghiệp THCS, thi THPT quốc gia... Căn cứ vào khung này, chủ tịch UBND các tỉnh thành quyết định kế hoạch năm học cụ thể của từng địa phương".
* Dư luận đang bức xúc khi vấn đề đi học trở lại của học sinh cả nước bị nhùng nhằng không chốt được. Với Bộ GD-ĐT, ông giải thích gì về việc này?
- Dịch COVID-19 là tình huống đặc biệt nên Bộ GD-ĐT phải xin ý kiến Chính phủ và đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh thành cân nhắc cho học sinh nghỉ học, thời điểm thích hợp cho học sinh đi học trở lại.
Bộ GD-ĐT không phải cơ quan chuyên môn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh, các địa phương cần căn cứ vào tình hình thực tế và khuyến cáo của Bộ Y tế, các cơ quan chuyên môn để ra quyết định khi nào cho học sinh trở lại trường.
Bộ GD-ĐT đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh thành xét thấy việc kiểm soát dịch tốt, có thể yên tâm thì cho học sinh đi học trở lại vào ngày 2-3 nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp để bảo đảm an toàn cho học sinh. Nếu cần thêm thời gian chuẩn bị, có thể cho học sinh đi học lại muộn hơn.
Về trách nhiệm của mình, Bộ GD-ĐT đã tính toán điều chỉnh khung thời gian năm học, là cơ sở cho các tỉnh thành xem xét để quyết định thời gian cho học sinh trở lại trường và xây dựng kế hoạch dạy bù, triển khai công việc cụ thể của năm học.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, phó vụ trưởng Vụ GD trung học (Bộ GD-ĐT)
* Nếu mỗi tỉnh thành quyết định mốc thời gian cho học sinh đi học lại khác nhau, thậm chí đầu tháng 4-2020, sẽ gặp khó bởi Bộ GD-ĐT đã "chốt" các mốc thời gian quan trọng trong kế hoạch năm học?
- Các mốc thời gian vừa được điều chỉnh cũng đã "kịch khung" rồi. Vấn đề của chúng ta bây giờ là không còn thời gian nữa. Nếu tiếp tục lùi, sẽ khó khăn cho kế hoạch năm học sau - năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu đối với lớp 1.
Tuy nhiên khi điều chỉnh khung thời gian, Bộ GD-ĐT cũng bàn bạc kỹ, dựa trên phân tích tình hình của các tỉnh thành, ý kiến của cơ quan chuyên môn về tình hình dịch bệnh. Với các mốc thời gian mới trong kế hoạch năm học, các địa phương cho học sinh đi học trở lại ở các thời điểm khác trong tháng 3-2020 có thể khắc phục được.
Theo quyết định của hầu hết các tỉnh thành, học sinh sẽ nghỉ hết tháng 2-2020. Có nghĩa tổng thời gian nghỉ phòng dịch là 1 tháng. Bộ GD-ĐT cũng quyết định lùi các mốc thời gian quan trọng của năm học 1 tháng.
Trên thực tế, các nhà trường vẫn còn quỹ thời gian dự phòng. Theo khung kế hoạch thời gian năm học, mỗi học kỳ có 1 tuần dự phòng; thời điểm kết thúc học kỳ 2 (hoàn thành chương trình) trước ngày 25-5, kết thúc năm học ngày 31-5.
Thời gian 1 tuần cuối này được sử dụng vào việc hoàn tất sổ điểm, hồ sơ học bạ cho học sinh phục vụ việc xét hoàn thành chương trình bậc học, xét tốt nghiệp, chuẩn bị hồ sơ cho học sinh chuyển cấp, thi THPT quốc gia.
Trong tình hình hiện nay, nếu địa phương cho học sinh nghỉ thêm 1-2 tuần trong tháng 3, ngoài thời gian lùi lại 1 tháng quy định chung trên toàn quốc, vẫn có thể tính toán để tận dụng 1 tuần dự phòng và 1 tuần cuối năm nói trên trong kế hoạch năm học để dạy bù.
Việc hoàn tất hồ sơ sổ sách phải bố trí linh hoạt để ưu tiên thời gian cho việc dạy học đủ chương trình.
* Nhưng nếu có nơi vẫn đề nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3, vậy cách nào để thực hiện đúng kế hoạch năm hoc ma bộ đề ra?
- Quan điểm của Bộ GD-ĐT là ưu tiên trên hết đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng học sinh và thầy cô giáo. Nếu các địa phương không yên tâm về dịch bệnh, căn cứ vào tình hình thực tế và khuyến cáo của cơ quan chuyên môn thì chủ tịch UBND các tỉnh thành có thể cho học sinh nghỉ thêm.
Tuy nhiên, nếu địa phương cho học sinh đi học muộn hơn thì phải xây dựng kế hoạch dạy bù cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để bảo đảm hoàn thành chương trình theo khung kế hoạch thời gian chung.
Ví dụ nhà trường cho học sinh học 1 buổi/ngày (vì chương trình giáo dục hiện hành thiết kế dạy học 1 buổi/ngày), giơ có thể sử dụng một số buổi 2 trong ngày để bố trí dạy học bù nếu có thể khắc phục được khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực (phòng học, giáo viên).
Về vấn đề này, UBND các tỉnh sẽ có chỉ đạo và hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà trường theo tinh thần "chống dịch như chống giặc".
Ngoài ra, các địa phương nếu phải cho học sinh đi học trở lại muộn hơn trong tháng 3 cũng cân nhắc việc có thể cho học sinh lớp 12 đi học trở lại sớm hơn học sinh các lớp dưới.
Học sinh khối 12 cần có đủ thời gian ôn tập thi THPT quốc gia. Hơn nữa, sang năm 2020, học sinh lớp 12 đã bước sang tuổi 18, có khả năng tự bảo vệ mình và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn khi trở lại trường học, cũng như trên đường đi học từ nhà đến trường. Cùng với các biện pháp phòng ngừa của nhà trường, học sinh lớp lớn có thể an toàn trở lại trường nếu không có phát sinh đặc biệt so với hiện nay.
Cách xử lý linh hoạt đó có thể giúp khắc phục khó khăn chung. Còn nếu đòi hỏi một quyết định chung cho cả nước nhưng hoàn hảo sẽ rất khó. Với các tỉnh vùng khó khăn, việc nghỉ học kéo dài sẽ còn những hệ lụy về sau khi phải đối diện với thời tiết khắc nghiệt, thiên tai trong mùa hè.
Khánh Hòa sẵn sàng, nhiều nơi đợi phút chót!
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, thời gian tới nếu không có gì thay đổi, học sinh toàn tỉnh sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3. Ngày 25-2, Sở GD-ĐT sẽ phối hợp với ngành y tế và các địa phương tổ chức 6 đoàn kiểm tra đợt 3 đối với các trường từ mầm non đến THPT trên địa bàn tỉnh.
Ông Lê Đình Thuần - phó giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết đến nay 540 trường học trên toàn tỉnh đã tổng vệ sinh toàn trường bằng xà phòng sát khuẩn hoặc chất khử trùng cloramin B do các trung tâm y tế địa phương cung cấp.
Sở GD-ĐT yêu cầu khi học sinh đi học trở lại, tạm thời không tổ chức ăn bán trú ở các trường tiểu học, THCS học 2 buổi/ngày. Các trường phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nước uống.
Trước mắt, các trường sẽ chỉ tổ chức sinh hoạt tại lớp học, không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm, không tổ chức chào cờ đầu tuần tại sân trường khi học sinh đi học trở lại, không tổ chức căngtin trong nhà trường.
Đồng thời, tiếp tục hướng dẫn học sinh phòng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, hướng dẫn một số biện pháp thực hiện tại nhà cho phụ huynh để tăng cường sức khỏe và theo dõi học sinh.
Tuy nhiên, một số địa phương khác vẫn chưa khẳng định sẽ cho học sinh trở lại nhập học vào ngày 2-3. Bà Nguyễn Thị Bạch Vân, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh, cho biết: "Lúc này vẫn phải theo dõi tình hình sắp tới như thế nào mới có quyết định chính thức cho học sinh trở lại trường. Tuy học sinh nghỉ học nhưng các trường đều phải phân công giáo viên đến từng nhà học sinh yếu kém để ôn tập cho các em, nên về chất lượng học tập của các em không bị ảnh hưởng".
Tương tự, ông Ninh Thành Viên, phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, cho biết trước đó tỉnh đã có công văn cho học sinh, sinh viên nghỉ đến ngày 2-3. "Không phải tự nhiên mà học sinh được nghỉ hè từ tháng 6 đến tháng 8, vì những tháng đó thường xuyên có mưa bão, nhất là học sinh ở vùng biển, hải đảo ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Cho nên nếu đã kiểm soát được dịch bệnh và đủ khả năng phòng chống thì nên cho học sinh trở lại trường để hoàn thành chương trình trước mùa bão lũ", ông Viên nói.
Ngoài ra, các sở GD-ĐT TP Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long và Bến Tre vẫn đang "chờ đợi" đến phút cuối mới có quyết định cho học sinh trở lại trường hay không. (ĐÌNH CƯƠNG - THÙY TRANG)
Theo tuoitre.vn
Quảng Nam hỏa tốc lấy ý kiến phụ huynh cho học sinh đi học lại từ ngày 2/3 Việc lấy ý kiến của phụ huynh nhằm tạo sự đồng thuận để Sở Giáo dục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho học sinh đi học lại từ đầu tháng 3. Ngày 22/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho hay, vừa gửi công văn hỏa tốc cho trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các...