Ông cụ bán vé số để làm khuyến học
TT – Bắt đầu làm khuyến học từ lúc vé số chỉ 2.000 đồng/tờ, từ đó đến nay cũng được hơn chục năm, càng làm ông càng cảm thấy say mê và xem khuyến học như là một sở thích không thể nào bỏ được.
Các em thiếu nhi ở xã Phú Hữu luôn quấn quýt quanh ông Một mỗi khi ông ghé thăm, phát kẹo cho các em – Ảnh: Hải Quân
Với mái tóc và bộ râu dài bạc trắng, hình ảnh ông Lê Văn Một (79 tuổi, ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) hằng ngày đạp xe bán báo, bán vé số dạo đã trở nên quen thuộc với người dân xung quanh khu vực phà Cát Lái.
Ông Một là một trong những người đầu tiên nuôi heo đất làm khuyến học ở xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch.
“Ông Một hết sức nhiệt tình, tận tụy với học sinh nghèo. Ông đi bán vé số đến đâu gặp con nít nào cũng hỏi han, phát kẹo. Giờ tụi nhỏ trong xã cứ thấy ông là khoanh tay chào, ríu rít gọi ông cố” – thầy Lê Văn Chiện, phó chủ tịch Hội Khuyến học xã Phú Hữu, chia sẻ.
Xuất phát từ tình cảm với trẻ em nghèo, ông Một đã gắn bó với công tác khuyến học hơn 10 năm qua và luôn là gương điển hình tiêu biểu ở địa phương.
Sở thích làm khuyến học
Nhà ông Một nằm trong một hẻm nhỏ, ngoằn ngoèo sát bên hông bến phà Cát Lái. Trong nhà ông có rất nhiều giấy khen, bài báo viết về hoạt động, thành tích của ông suốt thời gian làm khuyến học.
“Năm nay cho Cẩm Tiên 500.000 đồng vì cháu nó học trung học rồi, sắp tới dành một suất cho Công Minh đang học lớp 7. Tới đây có ông Mười Thành, chủ nhà trọ, hứa ủng hộ 3 triệu, còn cô Liên ở trạm y tế nói cho 1 triệu, rồi cổ bỏ ống heo riêng cũng được thêm 700.000 – 800.000 đồng nữa…” – ông Một lẩm nhẩm, cẩn thận ghi chép lại vào cuốn sổ tay danh sách những học sinh nghèo và các nhà hảo tâm ủng hộ cho dịp phát học bổng sắp tới.
“Hồi xưa chiến tranh loạn lạc nên tui chỉ học đến lớp 5 rồi nghỉ. Sau này con tui đứa nào giỏi lắm thì tới lớp 6, lớp 7 là nghỉ học hết. Thành ra khi vào trường học bán vé số cho các thầy, nghe kể về mấy đứa nhỏ học giỏi nhưng nhà nghèo đành bỏ học tui thấy uổng quá!” – ông Một chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Một bắt đầu làm khuyến học từ lúc vé số chỉ 2.000 đồng/tờ. Từ đó đến nay cũng được hơn chục năm, càng làm ông càng cảm thấy say mê và xem khuyến học như là một sở thích không thể nào bỏ được.
“Hồi ấy còn dẻo dai, mỗi ngày tui bán được 100 – 200 tờ vé số. Ngày nào bán hết thì tui bỏ heo 15.000 đồng. Hôm nào ế quá thì tôi bỏ heo 5.000 – 10.000 đồng. Tuổi già người ta có nhiều sở thích như chơi cây cảnh, làm thơ, diễn văn nghệ… Riêng tui có hai cái thú là ca vọng cổ và bỏ ống heo làm khuyến học” – ông Một nói.
Mỗi năm ông cố gắng dành ra 10 suất học bổng, mỗi suất 300.000 – 500.000 đồng cho học sinh nghèo. Bên cạnh đó, ông còn vận động các nhà hảo tâm được thêm 100 – 150 phần quà nhân dịp khai giảng, tổng kết, Trung thu, tết thiếu nhi…
“Nhà người ta nuôi cả đàn heo, còn tui chỉ nuôi hai con thôi. Một con dành cho quỹ khuyến học gia đình, cháu chắt trong nhà đạt điểm cao tui thưởng; con còn lại tui dành tiền để tặng học bổng cho các cháu học sinh nghèo” – ông Một hóm hỉnh chia sẻ.
Ông Lê Văn Một Tuổi già người ta có nhiều sở thích như chơi cây cảnh, làm thơ, diễn văn nghệ… Riêng tui có hai cái thú là ca vọng cổ và bỏ ống heo làm khuyến học
“Còn sức là còn làm hoài”
Từ sáng sớm, ông Một bắt đầu rong ruổi khắp các con đường ở xã Phú Hữu và xã Đại Phước bán vé số, báo dạo. Vừa rảo bước ông vừa chỉ vào chiếc xe đạp, nói: “Chiếc xe này giờ ọp ẹp lắm rồi. Nó gắn bó với tui từ lúc tui bắt đầu làm khuyến học đến giờ. Mấy đứa con tui bảo mua xe mới cho tui nhưng tui vẫn giữ nó, coi như một kỷ vật thời làm khuyến học”.
Lúc ông bắt đầu bán vé số để nuôi heo đất, hàng xóm xung quanh tỏ ra dè bỉu, có người còn độc miệng nói: “Bộ ông này hâm hay sao, tiền còn không đủ ăn mà dám bỏ ra 3 – 4 triệu bạc làm chuyện bao đồng”. Ngay cả vợ con ông thời đó cũng không ủng hộ việc ông làm khuyến học.
“Nhà tui lúc đó cũng không dư dả gì, con cái toàn là lao động phổ thông, ổng lại nay đau mai ốm nên tui cũng phản đối dữ lắm vụ khuyến học. Nhưng mà ổng vẫn khăng khăng làm cho bằng được. Sau này thấy ổng tâm huyết làm và vui vẻ tui cũng xuống nước, ngày nào ổng bán ế tui còn bỏ ống heo phụ ổng” – bà Nguyễn Thị Đầm, vợ ông Một, tâm sự.
Khi nghe thầy cô kể có trường hợp học sinh vì nghèo túng mà bỏ học, ông liền đến từng nhà động viên những em đó quay lại trường học. Từ năm 2006 đến nay, nhiều năm liền ông Một được Hội Khuyến học tỉnh Đồng Nai tuyên dương.
Em Trần Thị Cẩm Tiên (Trường THCS Dương Văn Thì, huyện Nhơn Trạch) chia sẻ: “Năm lớp 6 em tính nghỉ học để đi chặt mía thuê kiếm tiền phụ mẹ. Ông Một biết chuyện liền đến nhà hỏi thăm, xin mấy thầy cho em vào học trước rồi thu xếp đóng học phí cho em. Đến khi em đạt học sinh tiên tiến, ông còn tặng quà cho em nữa”.
Thầy Lê Văn Chiện cho biết: “Khoảng năm 2005, Trường tiểu học Phú Hữu khi đó còn tổ chức khai giảng ở ngoài sân. Ông Một thấy các em học sinh chịu nắng nôi tội quá nên mới trích tiền cho nhà trường thuê 3 – 4 nhà vòm để các em tránh nắng. Rồi từ đó ông bắt đầu ủng hộ các suất học bổng cho nhà trường. Ông cũng là người đầu tiên nuôi heo đất làm khuyến học ở địa phương và tích cực tham gia các cuộc thi về khuyến học trên huyện, trên tỉnh”.
Sau này khi đã tạo được uy tín, ông Một tiếp tục huy động hỗ trợ từ các nhà hảo tâm trong xã để mở rộng nguồn tài trợ, vận động được nhiều suất học bổng cho các học sinh nghèo. “Thấy chú Một bán vé số mà còn làm khuyến học được, mình rất ngưỡng mộ. Nên sắp tới mình với nhiều bà con tiểu thương cũng muốn cùng chú ấy giúp đỡ các em nghèo học giỏi” – ông Nguyễn Hoàng Oanh, chủ nhà trọ Mười Thành, chia sẻ.
Ông Một tâm sự: “Còn sức là tui còn làm hoài. Nhiều hôm mệt muốn nghỉ bán, nhưng nghĩ tới mấy đứa nhỏ tui lại thấy thương, nên mưa gió gì cũng gắng đi để có tiền bỏ ống heo. Cứ mỗi lần tụi nhỏ vào nhà thăm tui, nghe mấy đứa nó cứ cảm ơn cố, chúc cố Một phát tài là tui khoái lắm!”.
Hội vé số Nghĩa Tình Hội vé số tự quản Nghĩa Tình được ông Một và anh Trương Văn Tài, chủ một đại lý vé số trong xã Phú Hữu, thành lập cách đây sáu năm với 30 người, nhằm hỗ trợ những trường hợp bị lừa, bị giật vé số, những người vô gia cư, lang thang cơ nhỡ bán vé số. Ông Lê Văn Hách (85 tuổi, quê Thanh Hóa) chia sẻ: “Tôi vào hội vé số được bốn năm rồi. Tôi bị lừa vé số giả hai lần, mỗi lần 1,6 triệu đồng. Ông Một đã động viên giúp đỡ, cho tui trả góp dần”. “Tui bán vé số được 10 năm rồi, tham gia hội từ ngày thành lập tới giờ. Hội vé số tự quản giúp tụi tui bán mà không cần đóng tiền thế chân. Hơn nữa, mỗi năm hội cho bốn lần gạo, tới tết còn có thưởng. Khi khó khăn thì mỗi người xuất ra vài ba chục ngàn đồng góp lại cho. Ông Một làm hội trưởng thường xuyên quan tâm tụi tui, ổng tiếu lâm hay pha trò lắm…” – ông Nguyễn Văn Dần (ấp Cát Lái, xã Phú Hữu) cho biết.
Theo TT
Giáo dục mầm non nhiều nơi bị "thả nổi"?
GiadinhNet - Hiện nay, theo đánh giá của nhiều phụ huynh và chuyên gia giáo dục, chất lượng giáo dục bậc mầm non vẫn chưa cao, thậm chí nhiều nơi đang bị "thả nổi". Thủ tục thành lập trường, nhóm trẻ tư khá đơn giản, chất lượng mỗi nơi một khác, còn xem nhẹ các hoạt động nuôi dạy trẻ.
Ảnh minh họa: Q.Anh
Có dịch vụ "từ A đến Z"
Trên thực tế, số trường mầm non công lập chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhận trẻ, hơn nữa có rất nhiều phụ huynh các tỉnh ngoài về thành phố làm ăn, do đó trường mầm non tư thục, nhóm trẻ tư nhân ngày càng được mọc lên "như nấm" với đa dạng từ cao cấp tới bình dân, thậm chí chỉ là "giữ trẻ". Chính vì vậy, chất lượng giáo dục mầm non nằm trong nhóm trên đang có phần bị "thả nổi" do số lượng nhiều, thủ tục có phần dễ dàng, quản lí lỏng...
Thực tế, thủ tục mở trường mầm non tư thục theo Thông tư 13/2015/TT-BGĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, Điều lệ trường mầm non (Bộ GD&ĐT ban hành năm 2014) có quy định thủ tục thành lập trường, đề án của trường phải được chuyển lên cấp thẩm quyền là Phòng GD&ĐT cấp quận, huyện phê duyệt. Trong đó, đảm bảo các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, giáo viên, trình độ giáo viên (gọi là điều kiện thành lập trường). Để mở nhóm mầm non tư thục lại có ít các yêu cầu hơn, như nhóm cần có 7 trẻ và diện tích 15m2 trở lên là hoàn toàn được mở.
Chia sẻ về chuyện mở trường mầm non, ông Nguyễn Văn Tuấn chủ đầu tư một trường mầm non tư thục ở nội thành Hà Nội cho biết: "Về điều kiện mở trường mầm non, nhóm trẻ tư thục đều cơ bản theo các quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, mỗi quận, huyện lại có một chút khác nhau về thủ tục. Theo đó, phải trực tiếp tới Phòng GD&ĐT để hỏi và được hướng dẫn. Để được mở trường, nhóm trẻ tư thục không khó, có cả dịch vụ lo "từ A tới Z" về mặt thủ tục. Còn đối với cơ sở vật chất, có cả những thông tin tiêu cực liên quan đến việc này".
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn: "Dù thủ tục có thể làm không quá phức tạp, tuy nhiên vì mục đích làm ăn có lãi, nên cũng phải hướng tới đầu tư, cạnh tranh. Nếu trường có cơ sở tốt thì sẽ thu hút phụ huynh tới gửi trẻ. Kinh phí ban đầu để đầu tư cho trường cũng khá lớn. Tính cạnh tranh của các trường mầm non bây giờ đang ở giai đoạn quyết liệt. Để trường hoạt động, trường nhỏ thì mỗi tháng cũng chi phí hết khoảng 50 triệu đồng, nếu như mức học phí mặt bằng ở Hà Nội hiện nay là 1,2 - 1,6 triệu/trẻ, phải từ 50 trẻ trở lên mới bắt đầu gọi là có lãi".
Không bằng cấp cũng OK?
Trước hết, từ nhu cầu của phụ huynh mà trường mầm non tư thụcđang được rất nhiều những giáo viên đã từng có kinh nghiệm công tác, giảng dạy tại trường mầm non hoặc đã về hưu quan tâm. Bên cạnh đó còn có cả những người đang công tác tại các ngành nghề khác đều có thể tự đứng ra mở trường. Tuy trong số họ có nhiều người yêu mến trẻ, có tâm huyết với nghề "cô nuôi dạy trẻ" nhưng mở trường, nhóm trẻ tư cũng dần trở thành một xu thế, là công việc kinh doanh mang lại lợi nhuận béo bở.
Không chỉ riêng các giáo viên, người về hưu có "sở thích" mở trường, nhóm trẻ tư nhân, mà ngay cả người không bằng cấp cũng có thể được cấp phép hoạt động. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhà đầu tư nếu đáp ứng được yêu cầu đề án là có thể được phép mở trường. Bên cạnh đó, có nhà đầu tư thậm chí làm luôn Hiệu trưởng, trong khi theo quy định, Hiệu trưởng nhà trường phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có khoảng 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non.
Đối với lớp, nhóm trẻ tư nhân, người quản lí chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Thực tế, đã có những trường hợp người quản lý chỉ là bán nước chè, bán hàng quán, thậm chí là người lao động "bỗng dưng" trở thành bà chủ trường, nhóm trẻ tư. Điều này cũng là bất cập trong cấp phép thành lập trường, nhóm trẻ tư nhân. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ ở một số trường, nhóm trẻ tư chưa tốt, đã xảy nhiều câu chuyện ngược đãi trẻ trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, không ít giáo viên mặc dù có kinh nghiệm giảng dạy, nhưng chưa có bằng Sư phạm Mầm non hoặc chưa có chứng chỉ Quản lý Mầm non hay những người đang công tác tại những ngành nghề khác, muốn mở trường mầm non đều "lách" bằng cách đăng ký tham gia các khóa học chuyển đổi văn bằng 2 Sư phạm Mầm non, dành cho những người có bằng từ Trung cấp nghề trở lên và lớp chứng chỉ Quản lý Mầm non để mở trường tư thục. Thậm chí, không ít nơi còn đi thuê bằng để đáp ứng thủ tục thành lập trường.
Chỉ ra bất cập này, ông Đinh Trọng Sơn - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: "Tuy quy mô của những nhóm trẻ tư nhân là khá nhỏ, song thực tế hoạt động của nó lại không khác gì một trường mầm non. Không có quy định người quản lý nhóm lớp phải là người có chuyên môn sâu, quản lý toàn diện các mặt hoạt động của lớp mầm non, đã dẫn đến nhiều chủ lớp kiêm luôn vai trò của người quản lý chung hoạt động nuôi, dạy tại các nhóm lớp tư thục. Nên đã ảnh hưởng tới chất lượng nuôi dạy trẻ tại các cơ sở nhỏ đó".
Theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/ 06/ 2015 của Bộ GD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục: Nhà trường, nhà trẻ tư thục có cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm: Hội đồng quản trị (nếu có); Ban kiểm soát; Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng; Tổ chuyên môn; Tổ văn phòng; Tổ chức đoàn thể; Các nhóm, lớp.
Theo Báo Gia đình & Xã hội
Lên Facebook xin... trường học cho trẻ em nghèo TT - Xót thương những em học trò chân đất, cô gái trẻ Trần Thị Bích Thoa (25 tuổi, giáo viên Trường mẫu giáo xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã "đi xin" trên mạng. Ngôi trường mới vừa khánh thành ngày 6-9 ở thôn 3 Đèn Pin (xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) do...