Ông chủ trẻ đóng cửa homestay, rời vùng xanh lên Sài Gòn vác bình oxy xuyên đêm để cấp cứu F0
Hơn 2 tháng nay, anh Mai Văn Tân (30 tuổi, ngụ Cần Giờ) cùng nhiều tình nguyện viên đã len lỏi khắp các con hẻm, ngõ ngách để hỗ trợ thực phẩm, bình oxy cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Đóng cửa homestay, quyết lên Sài Gòn “chống dịch”
Những ngày giữa tháng 9/2021, chúng tôi gặp anh Mai Văn Tân khi đang tham gia vận chuyển gạo đi hỗ trợ những trường hợp khó khăn trên địa bàn thành phố. Công việc này đã được anh Tân thực hiện từ đầu tháng 7/2021 khi quyết định rời “vùng xanh” Cần Giờ để lên Sài Gòn hỗ trợ một nhóm tình nguyện chống dịch.
Hơn 2 tháng, ông chủ trẻ đã đi khắp các con hẻm, đường phố Sài Gòn để hỗ trợ lương thực, chuyển oxy để cấp cứu F0
Một ngày của anh Tân bắt đầu từ sáng sớm và có lúc kết thúc vào tận sáng hôm sau
“Anh thấy mọi người trên Sài Gòn nhiều việc quá, nào rau củ, thực phẩm cứu trợ bà con mà không đủ nhân lực để đi phân phát, thế là anh quyết bỏ hết để lên trên này hỗ trợ, lúc đó Cần Giờ chưa có ca nhiễm nào cả”, anh Tân nói.
Mặc dù lúc đó đang phải quản lý một homestay nhưng anh Tân vẫn không ngần ngại đóng cửa, chấp nhận thua lỗ để lên hỗ trợ mọi người. Bởi anh hiểu được lúc này không phải lúc để kiếm tiền hay toan tính thiệt hơn.
“Anh nghĩ công việc thì còn làm lâu dài, giờ mình làm được việc nhỏ đỡ việc nhỏ, nếu mà ai cũng sợ, lo ngại thì đâu có ai đến để hỗ trợ bà con. Mình cứ làm được tới đâu hay tới đó, hết dịch rồi tính tiếp”, anh Tân chia sẻ.
Những phần quà được trao đến tận tay cho bà con gặp khó khăn vì dịch bệnh
Sau khi lên Sài Gòn, thấy ở đâu cần tình nguyện viên hỗ trợ, anh Tân đều có mặt để đăng ký tham gia. Từ việc khuân vác thực phẩm, tiếp tế lương thực, gạo mì đến hỗ trợ thuốc men, chuyển bình oxy cho các F0, anh Tân đều không nề hà, sợ khó.
Suốt hơn 2 tháng ròng rã, bất kể trời mưa hay nắng, đêm hay ngày, anh Tân đều miệt mài với công tác thiện nguyện, hỗ trợ bà con. Có những ngày mưa tầm tã, nhận được điện thoại cầu cứu oxy của F0, anh Tân lại tức tốc lên đường, vác oxy xuyên đêm để giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Video đang HOT
Không ngại nắng mưa hay đêm ngày, anh Tân cùng nhiều thành viên khác hỗ trợ chuyển bình oxy để cấp cứu F0
Mệt mỏi, vất vả đều có nhưng chưa bao giờ anh Tân cảm thấy nản lòng. Bởi chỉ cần nhìn thấy nụ cười, cái cúi đầu cảm ơn hay nghe cuộc gọi của một F0 vừa thoát khỏi cửa tử là đủ để anh cảm thấy hạnh phúc.
“Có những ngày phải vác bình oxy đi xuyên đêm để cấp cứu F0, anh kiệt sức, tưởng rằng sẽ ngã gục. Nhưng rồi đến khi cứu được người ở thời khắc sinh tử, anh lại thấy vui, hạnh phúc vì điều mình đang làm.
Anh nhớ có 2 cụ già ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật, con cái ở bên Gò Vấp gọi điện cầu cứu oxy, sau khi qua được cơn nguy kịch, họ khóc gọi điện cảm ơn mình. Những khoảnh khắc như vậy khiến anh nhớ mãi”, anh Tân tâm sự.
Những câu chuyện đã qua, điều đã gặp phải khiến anh Tân cảm thấy bản thân mình học hỏi được rất nhiều điều
Dịch bệnh dạy anh phải biết trưởng thành hơn!
Loay hoay tìm địa chỉ của một trường hợp tại quận 11, phải mất 15 phút, anh Tân mới đến được nhà của người cần hỗ trợ vì cụ ông lớn tuổi không biết cách chỉ đường.
Nếu như trước kia, anh Tân sẽ tỏ ra khó chịu, bực mình khi người cần giúp lại đòi hỏi phải đến tận nhà để tặng. Nhưng rồi mấy tháng làm công tác thiện nguyện, anh phần nào hiểu được mục đích cuối cùng mà anh cũng như mọi người đang làm là giúp đỡ được cho người dân. Dù gặp phải bất cứ tình huống nào, anh cũng phải kiên nhẫn.
Công việc tuy vất vả, cần nhiều sức lực nhưng anh Tân vẫn kiên trì, nỗ lực để góp chút sức lực giúp đỡ thêm nhiều người
Có lần vì không kiềm chế được cảm xúc, anh đã nổi nóng với người dân, điều đó khiến anh cảm thấy hối hận vì bản thân đã chưa thật sự đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của người đối diện để cảm nhận.
“Đợt này lên Sài Gòn, anh học hỏi, nhận được rất nhiều thứ, được nhiều bài học, trải nghiệm.
Có thể với nhiều người sẽ nhìn nhận anh là một thằng điên khùng khi bỏ công việc, chấp nhận thua lỗ để lên Sài Gòn, lao vào chỗ nguy hiểm để đi vác bình oxy, hỗ trợ thực phẩm cho người dân. Nhưng anh có suy nghĩ là mình cứ làm đi thôi, làm được gì cứ làm, kiếm tiền thì phải vui vẻ chứ không phải làm mọi thứ vì tiền. Trước mắt, anh cảm thấy những việc mình đang làm giúp ích cho người khác. Tiền thì sau dịch mình vẫn kiếm được mà, còn sức khỏe là được”, anh Tân vui vẻ nói.
Với mỗi người dân, anh Tân đều kiên nhẫn để nói chuyện, động viên họ vượt qua khó khăn của dịch bệnh
Một chú bảo vệ xúc động khi nhận được gạo hỗ trợ từ nhóm thiện nguyện của anh Tân
Có lẽ những ngày ở Sài Gòn, điều anh Tân cảm thấy có lỗi nhất là với gia đình, khi bản thân anh không chịu nghe lời khuyên của bố mẹ, xông pha vào chỗ nguy hiểm, rủi ro. Nhưng anh vẫn luôn nghĩ rằng, khi anh có sức khỏe, dù là việc nhỏ nhặt, anh còn san sẻ được thì anh vẫn tiếp tục làm.
“Có nhiều người sẽ cảm thấy e dè, ngại việc đi tình nguyện như thế này vì nguy hiểm. Anh cũng sợ chứ, nhưng đã đi là xác định rồi, chỉ biết cố gắng giữ an toàn để hỗ trợ nhiều nhất có thể cho các nhóm thiện nguyện, nơi nào cần nhân lực thì anh đến để hỗ trợ.
Riêng công việc ở Cần Giờ, khi nào dịch bệnh ổn định thì anh xuống dưới đó để mở lại homestay”, anh Tân tâm sự.
Công việc liên tục khiến anh Tân không có thời gian để nghỉ ngơi, hết chỗ này cầu cứu đến chỗ kia cần hỗ trợ lương thực…
Cũng giống như rất nhiều người, điều anh Tân mong muốn lớn nhất lúc này là mọi thứ quay trở lại cuộc sống thường nhật, mọi người được bình an.
“Anh mong một ngày các nhóm tình nguyện sẽ không cần đi hỗ trợ người khác nữa vì mọi người có thể tự lo được cho bản thân mình, rồi ai cũng có công ăn việc làm trở lại.
Qua đợt dịch này, anh thấy mọi người cần phải trang bị những kiến thức cơ bản nhất về y tế, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của bản thân. Đặc biệt, là dịch bệnh dạy anh biết cách phải trưởng thành hơn, biết được tình người lạnh ở đâu, ấm ở đâu. Hi vọng và chờ mong, Sài Gòn sẽ đẩy lùi được đại dịch”, anh Tân chia sẻ.
Trở thành “người vận chuyển” bất đắc dĩ trong những ngày Sài Gòn giãn cách, anh Tân đã có cho mình những trải nghiệm đáng quý khi được tham gia vào việc hỗ trợ, giúp đỡ mọi người. Mong một ngày gần nhất, Sài Gòn sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh, mọi gia đình đều bình an…
Nỗi lòng của “bác sĩ 91″ đi chống dịch từ Đà Nẵng, Bắc Giang đến TP.HCM: “2 cái sinh nhật của con qua rồi, tôi đều thất hứa với nó…”
19 F1 của ca Covid-19 ở Sài Gòn lưu trú Hải Phòng có kết quả âm tính
Qua truy vết, ngành Y tế Hải Phòng ghi nhận 19 F1, 32 F2 của ca mắc Covid-19 được phát hiện tại TP Hồ Chí Minh nhưng có thời gian lưu trú tại Hải Phòng. Hiện toàn bộ F1 đã có kết quả âm tính.
Thành phố ghi nhận 19 F1 của ca mắc Covid-19 ở Sài Gòn từng lưu trú tại Hải Phòng, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế (ảnh minh họa).
Theo TP Hải Phòng sáng nay, 20/5, ngay sau khi tiếp nhận thông tin về ca bệnh trên, lực lượng chức năng thành phố đã vào cuộc, ban hành thông báo khẩn đề nghị những người hiện có liên quan thực hiện các quy định về y tế.
Cụ thể, thành phố đề nghị những người đang cư trú, lưu trú tại Hải Phòng, có mặt trên chuyến bay VN1180, ngày 24/4/2021, từ Tân Sơn Nhất - TP Hồ Chí Minh ra sân bay Cát Bi - Hải Phòng; trên chuyến bay VN1179, lúc 16h30 ngày 5/5/2021, từ Cát Bi - Hải Phòng đến sân bay Tân Sơn Nhất - TP Hồ Chí Minh. Những người có lịch sử tiếp xúc với bệnh nhân tại Khu tập thể 5 tầng, 75 Lý Thánh Tông, Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng; tại thôn 2, Thái Lai, xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng; và các lái xe Grab đã vận chuyển bệnh nhân trong khoảng thời gian từ ngày 24/4 đến 5/5/2021 tại Hải Phòng cần liên hệ ngay với Trạm Y tế nơi cư trú, lưu trú để Khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Phong tỏa, phun khử khuẩn các điểm liên quan (ảnh minh họa)
Kết quả đến 17h ngày 19/5/2021, thành phố đã quản lý, truy vết được 19 trường hợp F1 (trong đó 3 trường hợp tại quận Đồ Sơn, 16 trường hợp tại huyện Thủy Nguyên) đã cho đi cách ly y tế tập trung, lấy mẫu xét nghiệm, kết quả đều âm tính. Đồng thời đã xác định được 32 trường hợp F2, 2 lái xe Grab (tại quận Hải An và quận Ngô Quyền) đã được cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm, đang chờ kết quả.
Lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa, phun khử khuẩn 2 điểm tại quận Đồ Sơn, 1 điểm tại huyện Thủy Nguyên nơi bệnh nhân đã đến.
Đường sắt Bắc - Nam chỉ chạy 3 đôi tàu khách Thống nhất vì Covid-19 Ngành đường sắt cho biết, tuyến đường sắt Bắc - Nam chỉ còn chạy 3 đôi tàu khách Thống nhất sau khi tạm dừng hàng loạt tàu do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: TL. Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên tiếp tục dừng chạy các mác tàu khu đoạn còn lại trên...