Ông chủ Tesla kiếm tiền giỏi nhất từ đầu năm
Từ đầu năm 2020, cổ phiếu Tesla đã tăng 80% giá trị. Riêng phiên giao dịch ngày 4/2 tăng 20%, do đó tài sản của Elon Musk ngày càng lớn.
Nhờ giá cổ phiếu Tesla liên tục tăng mạnh thời gian qua, tài sản của CEO Elon Musk không ngừng tăng lên. Tính từ đầu năm 2020, ông là người có tài sản tăng nhiều nhất thế giới theo thống kê của Bloomberg Billionaires Index.
Cổ phiếu của hãng xe điện Mỹ đã tăng giá hơn 80% từ đầu năm 2020, giúp tài sản của Musk tăng thêm 13,5 tỷ USD. Riêng trong phiên giao dịch ngày 4/2, giá cổ phiếu Tesla tăng 20%, mức tăng một phiên lớn nhất kể từ năm 2013.
Elon Musk hiện sở hữu khoảng 20% cổ phần tại Tesla và nắm tỷ lệ sở hữu đa số tại SpaceX. Tài sản của ông đã tăng từ vị trí 35 lên 22 trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới của Bloomberg với tài sản trị giá 41 tỷ USD.
Tài sản của ông cũng vượt qua MacKenzie Bezos (vợ cũ của ông chủ Amazon Jeff Bezos), Phil Knight (người sáng lập hãng giày Nike) và ông trùm sòng bạc Sheldon Adelson.
Tài sản của Musk được dự báo sẽ còn tăng thêm nữa trong thời gian tới. Theo gói lương thưởng đã được hội đồng quản trị Tesla thông qua vào năm 2018, ông có thể nhận được tới 50 tỷ USD nếu giúp hãng xe điện này đạt được 12 mốc vốn hoá. Mới đây, vốn hoá của Tesla đã vượt 100 tỷ USD, mốc đầu tiên trong gói lương thưởng trên.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/2, vốn hoá Tesla đạt hơn 140 tỷ USD, cách không xa cột mốc thứ hai – 150 tỷ USD. Nếu vốn hoá của Tesla đạt được ít nhất 650 tỷ USD và giữ ở mốc này, đồng thời doanh thu và lợi nhuận đã điều chỉnh cả năm đạt lần lượt 175 tỷ USD và 14 tỷ USD, Musk sẽ nhận được toàn bộ gói lương thưởng trên.
Video đang HOT
Giá cổ phiếu Tesla bắt đầu tăng kể từ tháng 10/2019 khi hãng này đưa nhà máy ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào hoạt động và công bố lượng xe giao hàng quý IV/2019 vượt kỳ vọng của giới phân tích. Cổ phiếu này tiếp tục tăng mạnh vào tuần trước khi công bố lợi nhuận quý IV/2019 với khoản lãi 105 triệu USD. Mức tăng trong tháng 1 của cổ phiếu Tesla là lớn nhất kể từ tháng 5/2013, khi công ty này lần đầu báo lãi.
Trong tháng 1, người giàu nhất thế giới Jeff Bezos “bỏ túi” thêm 9 tỷ USD nhờ cổ phiếu Amazon tăng mạnh. Còn Bernard Arnault, Chủ tịch LVMH lại khởi động năm 2020 không mấy suôn sẻ khi tài sản giảm 7,8 tỷ USD. Dù vậy, ông trùm thời trang Pháp vẫn là người giàu thứ ba thế giới với tài sản 97,4 tỷ USD.
Theo Zing.vn
Đại dịch do virus corona khiến Dow Jones giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2019
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc trong phiên 31/1 do tâm lý lo ngại về khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế của virus corona Trung Quốc đang lan rộng.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên 31/1, xóa sạch đà leo dốc của Dow Jones trong tháng 1 này trong bối cảnh giới đầu tư ngày càng lo lắng về khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế của virus corona Trung Quốc đang lây lan rất nhanh.
Cả Dow Jones và S&P 500 đều có tuần tệ nhất kể từ đầu tháng 8/2019, với mức giảm hơn 2% trong phiên cuối tuần.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/1, chỉ số Dow Jones giảm 603,41 điểm (tương đương 2,1%) xuống 28.256,03 điểm, ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 8/2019. Chỉ số S&P 500 chứng kiến phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2019, sụt 1,8% còn 3.225,52 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite hạ 1,6% còn 9.150,94 điểm.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên 31/1.
Chính quyền Tổng thống Donand Trump hôm 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại Mỹ để đối phó với sự bùng phát của virus corona toàn cầu.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng - sẽ có hiệu lực vào ngày 2/1- cho phép chính phủ Mỹ thực hiện các biện pháp tạm thời để ngăn chặn sự lây lan của virus. Đến nay, Mỹ xác nhận 7 ca nhiễm bệnh.
Ngoài ra, Mỹ đang tạm thời đình chỉ nhập cảnh của hầu hết khách du lịch đến từ Trung Quốc hoặc gần đây đã ở Trung Quốc, nếu họ không phải là công dân Mỹ.
Peter Berezin - chiến lược gia toàn cầu tại BCA Research, nhận xét: "Sự hoành hành của virus corona tại Trung Quốc và lây lan sang nhiều nước đã tác động mạnh đến triển vọng ngắn hạn của thị trường chứng khoán Mỹ".
Virus corona, được phát hiện đầu tiên ở TP Vũ Hán của Trung Quốc cuối năm ngoái, hiện đã lan sang ít nhất 18 nước khác và làm ảnh hưởng xấu tâm lý thị trường về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã xác nhận hôm 31/1 rằng có 9,692 trường hợp xác nhận nhiễm virus corona, với 213 người tử vong.
Las Vegas Sands, một cổ phiếu mang tính đại diện cho virus corona do sự tiếp xúc của công ty này với thị trường Trung Quốc, đã giảm hơn 1%. Các cổ phiếu hàng không như American và United đều giảm hơn 3%, còn cổ phiếu Delta sụt 2,4%. Nhóm cổ phiếu du lịch cũng bị ảnh hưởng khi Nhà Trắng áp đặt các lệnh hạn chế đi lại đến Trung Quốc chặt chẽ hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 30/1 đã công nhận virus gây ra bệnh viêm phổi chết người là một trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu, với lý do lo ngại rằng dịch bệnh sẽ tiếp tục lan đến các nước khác với hệ thống y tế yếu kém hơn. Sự chỉ định của WHO được đưa ra để giúp cơ quan y tế Liên Hợp quốc (UN) huy động sự hỗ trợ tài chính và chính trị để ngăn chặn sự bùng phát.
Cổ phiếu Caterpillar sụt 3% sau khi CEO của gã khổng lồ ngành công nghiệp cảnh báo về "sự bất ổn kinh tế toàn cầu" trong báo cáo lợi nhuận hàng quý mới nhất của công ty, một phần liên quan đến virus corona. Caterpillar cũng đưa ra dự báo lợi nhuận đáng thất vọng trong năm 2020.
Ở phía ngược lại, cổ phiếu Amazon lại tăng vọt 7,4% sau khi công bố lợi nhuận và doanh thu quý 4/2019 dễ dàng vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích.
Mùa báo cáo lợi nhuận đã qua hơn nửa chặng đường. Hơn 70% trong số 226 công ty thuộc S&P 500 có lợi nhuận cao hơn dự báo từ các nhà phân tích, theo dữ liệu từ FactSet.
Các chỉ số chính trên sàn Phố Wall đã chứng kiến đợ biến động gia tăng trong tháng này khi nhà đầu tư đối mặt với căng thẳng leo thang giữa Iran và Mỹ, nỗi lo thương mại với Trung Quốc và sự lo ngại với virus corona gần đây.
S&P 500 giảm nhẹ trong tháng 1, chấm dứt chuỗi 4 tháng leo dốc liên tiếp. Dow Jones cũng ghi nhận tháng sụt giảm đầu tiên kể từ tháng 8/2019. So với đỉnh hồi tháng 1, S&P 500 đã giảm hơn 3%, do các doanh nghiệp lo ngại vấn đề nguồn cung khi dịch viêm phổi Vũ Hán ngày càng lây lan nhanh trên toàn cầu. Trong khi, Nasdaq Composite tăng 2% trong tháng 1, ghi nhận 5 tháng leo dốc liên tiếp.
Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, tiến từ 13.78 lên 19 trong tháng này, vọt hơn 37%.
Số liệu mới nhất cho thấy tiêu dùng Mỹ vẫn tăng ổn định trong tháng 12/2019. Trong khi đó, đầu tư của doanh nghiệp lại giảm vì lo tăng trưởng kinh tế chậm lại./.
Theo kinhtedothi.vn
Cao su Phước Hòa (PHR): Lần đầu tiên báo lỗ kể từ khi lên sàn Kết thúc năm 2019, CTCP Cao su Phước Hòa (PHR - sàn HOSE) đạt gần 1.635 tỷ đồng doanh thu, tăng 4,74% so với năm 2018; lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 644,78 tỷ đồng và 522,25 tỷ đồng, tương ứng giảm 16,26% và 18,85% so với năm trước. Năm 2019, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh...