Ông chủ Facebook gặp Tổng thống Donald Trump và các nghị sĩ Mỹ để ‘lắng nghe những quan ngại’
Ngày 19/9, Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg đã có các cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nghị sĩ Quốc hội tại Washington.
Nơi CEO Facebook phải đối mặt với những chất vấn của các nhà lập pháp về thất bại của trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh này trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Tổng thống Trump đã đăng tải trên tài khoản mạng xã hội Twitter một bức ảnh chụp ông bắt tay với ông chủ Facebook tại phòng Bầu dục kèm một dòng bình luận rằng đã có một “cuộc gặp tốt đẹp” với Zuckerberg.
Trong khi đó, thông báo của Facebook cho biết CEO Zuckerberg đã tới Washington và gặp gỡ các nhà lập pháp để lắng nghe những quan ngại của họ. Ông cũng có “một cuộc gặp tốt đẹp, mang tính xây dựng với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng”.
Mặc dù chi tiết các cuộc gặp chưa được công bố, song một người phát ngôn Facebook cho biết các cuộc thảo luận tập trung một phần vào những quy định đối với Internet trong tương lai.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) tiếp Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Josh Hawley thuộc đảng Cộng hòa, một trong những người chỉ trích mạnh mẽ Facebook, cho biết ông đã có cuộc “đối thoại thẳng thắn” với ông Zuckerberg song vẫn còn lo ngại.
Thượng nghị sĩ Hawley cho biết đã yêu cầu ông chủ Facebook hai việc để chứng tỏ trang mạng xã hội này không e ngại canh tranh và thực sự nghiêm túc về vấn đề quyền riêng tư của người dùng: một là bán ứng dụng nhắn tin đa nền tảng WhatsApp và phần mềm chia sẻ ảnh Instagram; và hai là cho phép bên thứ ba độc lập giám sát và kiểm duyệt. Theo ông, việc bán WhatsApp và Instagram sẽ chứng tỏ Facebook từ bỏ nỗ lực thu thập dữ liệu của người dùng trên tất cả các nền tảng này và lợi dụng chúng để kiếm tiền quảng cáo. Tuy nhiên, ông Zuckerberg đã từ chối cả 2 yêu cầu này.
Facebook đang đối mặt với những hoài nghi về mặt pháp lý xung quanh các vấn đề như cạnh tranh, quyền riêng tư, kiểm duyệt và sự minh bạch trong lĩnh vực quảng cáo chính trị. Cách đây 2 tháng, Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ đã quyết định phạt Facebook 5 tỷ USD do vi phạm các quyền riêng tư của ngời dùng. Facebook đã đồng ý nộp phạt và cam kết tăng cường giám sát các hoạt động liên quan tới dữ liệu riêng tư của người dùng.
Đây là dàn xếp giữa Facebook và Ủy ban Thương mại liên bang sau cuộc điều tra liên bang liên quan việc công ty phân tích dữ liệu của Anh Cambridge Analytica đã thu thập trái phép thông tin của 87 triệu người sử dụng Facebook hơn 1 năm trước đây.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Facebook gặp rắc rối pháp lý vì tính năng nhận diện khuôn mặt
Ngày 8/8, tòa án liên bang ở San Francisco, Mỹ đã ra phán quyết cho phép một nhóm người dùng Facebook tại bang Illinois thúc đẩy vụ kiện chống lại Facebook Inc.
Công ty chủ quản của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới cùng tên - liên quan đến cáo buộc thu thập dữ liệu sinh trắc học của hàng triệu người dùng thông qua tính năng nhận diện khuôn mặt mà chưa có sự đồng ý của khách hàng.
Biểu tượng Facebook (phải, hàng đầu) trên màn hình điện thoại.
Tòa phúc thẩm số 9 liên bang Mỹ đã bác bỏ kiến nghị của Facebook ngăn chặn vụ kiện của một nhóm người dùng Facebook tại Illinois. Phán quyết của tòa án khẳng định tính năng nhận diện khuôn mặt của Facebook đã vi phạm Đạo luật quyền bảo mật thông tin sinh trắc học của bang Illinois, và điều này đã gây hại đến lợi ích quyền riêng tư.
Với động thái này, tòa án trên đã "bật đèn xanh" cho phép nhóm người dùng tại Illinois thúc đẩy vụ kiện chống lại Facebook, và nếu thua kiện, hãng này phải hứng chịu thiệt hại hàng tỷ USD.
Vụ kiện này bắt đầu từ năm 2015 khi một nhóm người dùng tại Illinois khởi kiện Facebook liên quan đến tính năng gợi ý đánh dấu bạn bè trên ảnh của người dùng.
Phán quyết của tòa án được đưa ra trong bối cảnh Facebook hứng chịu loạt chỉ trích từ các nhà lập pháp và nhà quản lý liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật thông tin. Hồi tháng trước, Facebook đã đồng ý nộp phạt khoản tiền kỷ lục 5 tỷ USD cho Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) nhằm dàn xếp một vụ kiện liên quan đến cáo buộc chia sẻ bất hợp pháp thông tin cá nhân của người dùng cho công ty tư vấn chính trị Anh Cambridge Analytica hồi năm ngoái.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Đây là 9 scandal lớn nhất trong lịch sử mạng xã hội Facebook Cùng sự lớn mạnh và quyền lực của mình, Facebook cũng phải hứng chịu rất nhiều rắc rối và gây ra nhiều tranh cãi. 2004: Mark Zuckerberg gọi những người dùng đầu tiên của Facebook là "ngu" khi gửi cho anh thông tin cá nhân. Năm 2010, Business Insider phát hiện một đoạn tin nhắn trao đổi thông tin giữa Mark Zuckerberg và...