Ông chủ của Huawei: Tôi chỉ là một lãnh đạo “bù nhìn”!
Người sáng lập và cũng là CEO Huawei Nhậm Chính Phi hy vọng trong thời gian tới, ông sẽ nhanh chóng bị lãng quên.
“Tôi chỉ là một ông già. Có gì mà phải nhớ đến tôi? Mọi người nên suy nghĩ nhiều hơn về tương lai và thế giới”, ông Nhậm Chính Phi nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ South China Morning Post.
“Mong muốn lớn nhất của tôi là được ngồi uống cà phê trong quán mà không bị chú ý”, ông nói thêm.
Uống cà phê trong một quán nhỏ là một mong muốn đơn giản nhưng dường như nằm ngoài tầm với với một giám đốc điều hành của một tập đoàn cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Huawei từ năm ngoái đã trở thành trung tâm của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Huawei được xem là tâm điểm trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Tháng 5 năm ngoái, chính phủ Mỹ đã đưa Huawei vào “ danh sách đen”, cấm thực hiện các giao dịch và mua bán với các hãng công nghệ của Mỹ mà không được phép, với những cáo buộc sản phẩm của Huawei được lợi dụng để thu thập thông tin tình báo và gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
Sau lệnh cấm, hàng loạt hãng công nghệ lớn của Mỹ đã ngừng hợp tác với Huawei vì lo ngại sẽ bị chính quyền Washington trừng phạt. Google sau đó còn ngừng cấp phép để Huawei tiếp tục sử dụng các dịch vụ và ứng dụng của mình trên smartphone sử dụng nền tảng Android.
Video đang HOT
Bên cạnh các biện pháp trừng phạt của Mỹ, thêm một vấn đề chưa được giải quyết với Huawei chính là bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei, con gái của ông Nhậm Chính Phi vẫn bị giam lỏng ở Canada, chờ xét xử và có thể bị dẫn độ về Mỹ, nơi bà đối mặt với nhiều cáo buộc tài chính.
Trước khi con gái bị bắt, ông Nhận Chính Phi chưa bao giờ trả lời phỏng vấn trên truyền hình và hiếm khi trò chuyện với các nhà báo. Nhiều nhân viên của Huawei, thậm chí cả những người làm việc tại trụ sở chính, khi trả lời phỏng vấn của tờ Post đều cho biết, họ chưa bao giờ gặp trực tiếp giám đốc điều hành.
Ông Nhậm Chính Phi phủ nhận vai trò là lãnh đạo tinh thần của Huawei
Tuy vậy, ông Nhậm luôn có ảnh hưởng rất lớn với Huawei. Tại diễn đàn nội bộ của công ty, các bài viết về ông, những cuộc đối thoại của ông với các giám đốc bộ phận luôn được đặt ở tiêu điểm.
Ông Nhậm cũng có tiếng là người thẳng tính. Một nhân viên lâu năm cho biết, ông Nhậm đã công khai mắng mình tại một cuộc triển lãm sau khi không trả lời một cách thỏa đáng các câu hỏi về sản phẩm và quan hệ đối tác.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post, ông Nhậm cho hay, ông thường nói những điều mình nghĩ một cách tự do và nhân viên thường không ngăn cản ông dù đôi khi một số câu trả lời không phải là hay nhất từ góc độ quan hệ công chúng, thậm chí có tác động bất lợi.
“Ông Nhậm Chính Phi chắc chắn là một lãnh đạo tinh thần của Huawei”, một nhân viên làm việc tại Huawei hơn 10 năm nhấn mạnh.
Ông Nhậm Chính Phi ví mình giống như bức tượng đất sét trong một ngôi đền
Tuy nhiên, đó là cách miêu tả mà ông Nhậm không đồng ý. “Tôi không phải là lãnh đạo tinh thần của Huawei. Tôi chỉ là một lãnh đạo “ bù nhìn”, ông Nhậm nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Post. Ông Nhậm nói, công ty được điều hành bởi 3 chủ tịch luân phiên.
“Tôi chỉ đóng vai trò tượng trưng, giống như bức tượng đất sét trong một ngôi đền. Nếu không có nó, ngôi đền sẽ trống không nhưng thật ra, bức tượng thực sự không làm gì cả. Dù tôi có ở Huawei hay không, những tác động là không đáng kể”, ông Nhậm khẳng định.
Thúy An
CEO Huawei: 'Mỹ sẽ còn tấn công trong năm 2020'
Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới hôm 21/1, ông Nhậm Chính Phi nói, Mỹ sẽ còn gây áp lực nhưng ông tin Huawei sẽ "vượt qua mọi cuộc tấn công".
"Nhưng tôi cảm giác rằng ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh của Huawei sẽ không quá lớn", CEO Huawei Nhậm Chính Phi nói trong một phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm nay ở Davos (Thụy Sĩ).
Cho rằng Huawei "đã có kinh nghiệm từ năm ngoái và đội ngũ cũng mạnh hơn", nhà sáng lập kiêm CEO Huawei tự tin, năm 2020 "có thể vượt qua những cuộc tấn công lớn hơn nữa".
Đại gia viễn thông Trung Quốc từ lâu vẫn là mục tiêu lo ngại của Mỹ quanh mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc. Washington coi Huawei là rủi ro với an ninh quốc gia, cáo buộc các thiết bị mạng của hãng này có thể được dùng vào mục đích do thám. Huawei đến nay vẫn phủ nhận các cáo buộc trên.
CEO Huawei Nhậm Chính Phi tại Davos hôm 21/1. Ảnh: Reuters
Năm ngoái, Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen, hạn chế tiếp cận công nghệ Mỹ. Washington cũng đang gây sức ép lên các đồng minh, gần nhất là Anh, để cấm Huawei tham gia mạng 5G tại các nước này. Reuters tháng trước trích một nguồn tin thân cận cho biết Mỹ còn tìm cách ban hành một quy định nhằm chặn việc bán hàng hóa nước ngoài cho Huawei.
Việc bị đưa vào danh sách đen khiến Huawei phải đẩy nhanh quá trình ra mắt công nghệ riêng. Từ nhiều năm qua, họ đã đổ tiền mạnh tay vào các công nghệ cốt lõi, như chip và phần mềm. Năm ngoái, hãng ra mắt hệ điều hành riêng có tên Harmony, nhưng chưa được cài đặt vào smartphone nào cả. Ông Nhậm cho biết Huawei đã phải chi cả núi tiền để chuẩn bị cho kế hoạch B, giúp công ty tồn tại và vượt qua vòng tấn công đầu tiên.
Nhà sáng lập Huawei cũng cho rằng Mỹ đã "lo ngại quá đà" với công ty của ông. Lấy ví dụ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, ông cho biết "Trung Quốc mới đang bắt đầu" và còn kém xa Mỹ, vì thiếu các nhà toán học giỏi, siêu máy tính, năng lực lưu trữ và nhiều điều kiện cần thiết khác để phát triển công nghệ này.
Theo vnexpress
CEO Huawei Nhậm Chính Phi: Con gái tôi nên cảm thấy tự hào vì trở thành 'con bài ngã giá' trong thương chiến Mỹ-Trung Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei, bấy lâu nay được xem như 'gương mặt' của thương chiến Mỹ-Trung. Nhưng đối với người sáng lập kiêm CEO của tập đoàn này, ông Nhậm Chính Phi, con gái của ông nên được tuyên dương vì sự 'chịu đựng' này. CEO Huawei Nhậm Chính Phi và...