Ông bố ở Sài Gòn gửi đơn đến Chính phủ kiến nghị dẹp hội phụ huynh
Cho rằng lạm thu diễn ra trong trường học núp bóng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh, ông Võ Quốc Bình đã gửi đơn tới Văn phòng Chính phủ kiến nghị dẹp bỏ hội phụ huynh.
Ngày 21/9, chia sẻ với Zing.vn, ông Võ Quốc Bình có con đang theo học tại trường Tiểu học Hòa Bình, quận 1, TP.HCM, cho biết cách đây 5 ngày, phụ huynh này đã viết thư kiến nghị giải tán ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ngay sau đó, ông Bình đã nhận được email phản hồi từ Văn phòng Chính phủ về việc đã nhận được ý kiến, sẽ chuyển cho cơ quan giải quyết.
‘BOT’ học đường
Ông Võ Quốc Bình cho biết ông có hai người con đang học lớp 3 và lớp 8 tại TP.HCM. Trước đó, ông có nhận được thư ngỏ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 3/2 hỏi về xin ý kiến phụ huynh đóng góp khoản thu tự nguyện là tiền lót sàn gỗ cho lớp học.
Ông Bình đã thẳng thắn phản hồi: “Không đồng ý. Hội phụ huynh học sinh chứ không phải hội phụ thu học sinh hay hội họa sĩ. Tiền cơ sở vật chất hàng năm đâu?”.
Thư ngỏ của Ban đại diện cha mẹ học sinh và phúc đáp của ông Võ Quốc Bình. Ảnh: NVCC.
“Năm 2015, Hội cha mẹ học sinh yêu cầu tôi đóng hơn một triệu đồng mua máy lạnh. Năm 2016, tôi chuyển con sang lớp khác lại bị yêu cầu đóng tiền. Tôi mới đặt câu hỏi ngược lại tại sao máy lạnh dùng một năm đã hư”?”, ông Bình kể.
Theo phụ huynh này, nhiều năm nay, cứ mỗi dịp đầu năm học mới, ông lại bức xúc và mệt mỏi với các khoản thu tự nguyện vô lý từ ban đại diện cha mẹ học sinh. Năm thì đóng tiền máy lạnh, năm đóng tiền lót sàn gỗ. Ông bảo số tiền này với gia đình mình không lớn nhưng nhiều gia đình khác có bố mẹ làm công nhân, cuộc sống còn eo hẹp thì lại là vấn đề lớn.
Ông bố này cho rằng ban đại diện cha mẹ học sinh ở nhiều nơi đang bị biến tướng thành “Hội phụ thu học sinh” để thực hiện “BOT học đường”.
Video đang HOT
“Thời gian qua, các công trình BOT giao thông bị dư luận phản ứng rất dữ dội. Sự nghiệp trồng người cũng có biến tướng theo kiểu BOT như vậy. Nó làm ảnh hưởng công cuộc phát triển và cải cách của nền giáo dục nước nhà. Đó là muôn kiểu tận thu của nhà trường đối với học sinh và phụ huynh”, ông Bình nêu quan điểm.
Giáo dục ‘ngấm mùi tiền’ sẽ hỏng đạo đức con trẻ
Phụ huynh này khẳng định điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh (ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng GDĐT) đã quy định rõ nhiệm vụ.
Theo đó, Ban đại diện phối hợp giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật.
Ông Võ Quốc Bình: Ảnh: NVCC.
Như vậy, trên nguyên tắc “giấy trắng mực đen”, ban đại diện cha mẹ học sinh phải vì học sinh và không hề có nhiệm vụ, chức năng “thu tiền hộ” nhà trường.
Tuy nhiên thực tế, ban đại diện cha mẹ học sinh hiện tại gần như chỉ có chức năng thu tiền, nếu vậy nên dẹp bỏ.
Ông Võ Quốc Bình cho biết ngay sau khi đề xuất của mình được chia sẻ, nhiều người nhắn tin, gọi điện bày tỏ sự ủng hộ. Chỉ có một số nhỏ ý kiến cho rằng ông muốn nổi tiếng và có suy nghĩ “trẻ trâu”.
Nam phụ huynh cho biết ông viết thư kiến nghị lên Chính phủ như một người dân bình thường bày tỏ sự bức xúc.
“Nếu giáo dục ngấm mùi tiền sẽ ảnh hưởng đạo đức của học sinh. Trẻ em sẽ suy nghĩ có tiền là có tất cả. Trường học không phải là nơi của các thói hư tật xấu, không phải là nơi của các tệ nạn”, anh Bình nói.
Theo Zing
Lương hơn 3 triệu đồng, thầy giáo trẻ bỏ biên chế làm thợ xăm
Sau 10 năm dạy học, với lương hơn 3 triệu đồng/tháng, thầy giáo Nguyễn Quang Tuệ đã viết đơn xin ra khỏi biên chế.
Những ngày qua, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh lá đơn xin nghỉ việc vì lương thấp. Người viết đơn là Nguyễn Quang Tuệ (sinh năm 1987), dạy Mỹ thuật tại trường Tiểu học Thanh Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).
Thầy Tuệ nêu rõ lý do xin nghỉ việc là điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bản thân bị bệnh và mức thu nhập thấp không đảm bảo trang trải cuộc sống cho gia đình và chữa bệnh. Giáo viên trẻ muốn xin chuyển sang làm nghề khác để đảm bảo thu nhập hơn cho cá nhân cũng như gia đình.
Lá đơn xin nghỉ việc của thầy Nguyễn Quang Tuệ. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ với Zing.vn, thầy Nguyễn Quang Tuệ cho biết lý do xin ra khỏi ngành sư phạm vì mức lương 3,6 triệu đồng/tháng không thể đủ trang trải cho cuộc sống hiện tại.
Thầy giáo bày tỏ: "Mức lương đó tiết kiệm lắm mới đủ chi tiêu hàng ngày cho bản thân, ngoài ra mình còn phải lo cho bố mẹ và gia đình".
Để quyết định bỏ biên chế, thầy giáo trẻ đã phải suy nghĩ rất nhiều nhưng cuối cùng đã chọn lựa và được mọi người ủng hộ.
Thầy giáo trẻ cho biết cảm giác sau khi xin ra khỏi nghề là nhớ trường lớp, nhớ học sinh. Ảnh: NVCC.
Trước đó, thầy Nguyễn Quang Tuệ tốt nghiệp CĐ Sư phạm Mỹ thuật Quảng Bình từ năm 2008. Sáu năm sau khi ra trường, thầy Tuệ đi dạy hợp đồng tại các trường trong tỉnh.
Đến tháng 3/2014, thầy Tuệ được vào biên chế và làm việc tại trường Tiểu học Thanh Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).
Giáo viên này kể thời điểm khó khăn nhất trong nghề là 6 năm đầu tiên dạy hợp đồng khi lương thấp, nghỉ hè lại không có lương, phải đi làm thêm thợ xăm và chụp ảnh.
Trong 6 năm, thầy Tuệ dạy hợp đồng tại 8 trường học, trong đó 4 năm dạy học cách nhà 20 km. Lương hợp đồng thấp, tiết kiệm lắm thầy mới đủ tiền xăng xe, tiền sinh hoạt cá nhân mà không giúp được gì cho gia đình.
Vào biên chế, cuộc sống của giáo viên trẻ đỡ khó khăn hơn khi không phải lo chạy vạy đi tìm trường để xin dạy. Nhưng số tiền hơn 3 triệu mỗi tháng sau 4 năm vào biên chế khiến giáo viên trẻ không đủ trang trải cuộc sống.
Sau khi bỏ thôi làm giáo viên, thầy Tuệ làm thợ xăm nghệ thuật. Ảnh: NVCC.
"Khi quyết định gửi đơn xin nghỉ việc, mình đã suy nghĩ rất kỹ. Mình yêu nghề sư phạm và học sinh, nhưng cuộc sống bắt buộc mình phải chọn lựa. Cảm giác của mình sau đó là nhớ đồng nghiệp, nhớ học trò", thầy giáo kể.
Thầy Quang Tuệ cho hay sẽ tập trung công việc xăm nghệ thuật. Đây cũng là công việc làm thêm ngoài giờ lên lớp (thứ bảy, chủ nhật) và nghỉ hè trong thời gian qua của giáo viên này.
Ông Nguyễn Hải Dương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Thủy - xác nhận hình ảnh lá đơn xin nghỉ việc xuất hiện trên mạng xã hội là của thầy Nguyễn Quang Tuệ. Thầy hiệu trưởng cũng như một số giáo viên khác trong trường cảm thấy buồn vì điều này.
Theo vị hiệu trưởng, thầy giáo Tuệ được nhiều đồng nghiệp quý mến, không vi phạm kỷ luật trong quá trình kỷ luật. Tuy nhiên, hoàn cảnh của thầy cũng khá khó khăn khi còn bố mẹ già hơn 70 tuổi phải chăm sóc.
Theo Zing
Hiệu trưởng bị đình chỉ vì lạm thu sẽ khiếu nại huyện Ông Nguyễn Văn Phức (Chánh VP UBND huyện An Dương, Hải Phòng) cho biết từ ngày 20/9 sẽ đình chỉ công tác 15 ngày đối với bà Lê Thị Thu Thủy, hiệu trưởng trường tiểu học Đặng Cương. Cũng theo ông Phức, việc đình chỉ công tác bà Lê Thị Thu Thủy là để làm rõ những phản ánh về việc lạm thu...